Các quy luật phát triển sự nghiệp thƣ viện

Một phần của tài liệu Giáo trình thư viện học đại cương (Trang 50 - 53)

CHƢƠNG 3 : CÁC NGUYÊN LÝ TỔ CHỨC THƢ VIỆN

1. Các quy luật phát triển sự nghiệp thƣ viện

1.1. Sự phát triển của kinh tế - xã hội quyết định sự phát triển của sự nghiệp thư viện nghiệp thư viện

Kinh tế là lĩnh vực chứa đựng nội dung rộng lớn, phong phú và có nhiều cách tiếp cận, quan niệm khác nhau. Từ góc độ tổng quát, kinh tế được hiểu là toàn bộ hoạt động sản xuất vật chất, trao đổi, phân phối, tiêu dùng của con người. Sản xuất vật chất là cơ sở cho sự tồn tại, phát triển của con người và xã hội loài người. Yếu tố kinh tế có sự tác động rất lớn đến bất cứ một hệ thống quản lý nào trong xã hội, trong đó có quản lý thư viện nói chung và thư viện hiện đại nói riêng.

Thư viện hiện đại nơi ứng dụng các thành tựu khoa học và cơng nghệ vào các hoạt động vì vậy cần sự đầu tư về lớn về kinh phí. Điều đó thể hiện ở khả năng kinh phí đầu tư cho các hoạt động của thư viện hiện đại. Bên cạnh đó, việc am hiểu các quy định về tài chính cũng là một vấn đề lớn ảnh hưởng tới việc

quản lý thư viện. Việc đầu tư vào thư viện ngày càng lớn địi hỏi nhà quản lý thư viện phải có những am hiểu về luật đầu tư, về các thông tư, nghị định trong lĩnh vực tài chính... Nếu thiếu những hiểu biết cơ bản này sẽ gây trở ngại cho việc quản lý thư viện. Yếu tố kinh tế cũng tác động trực tiếp đến mối quan hệ giữa chủ thể quản lý và đối tượng quản lý, đến năng xuất và chất lượng công việc thực hiện công việc. Yếu tố kinh tế là điều kiện để người quản lý có thể thực hiện tốt các phương pháp quản lý nhằm tạo động lực cho người lao động trong thư viện.

Ví dụ: Tại Việt Nam hiện nay, một số trung tâm thông tin thư viện tại các cơ sở đào tạo quốc tế sẵn sàng trả mức lương khá cao cho cán bộ làm công tác thư viện của họ, tuy nhiên sự yêu cầu về trình độ, năng xuất và chất lượng, khả năng xử lý công việc cũng tỷ lệ thuận. Cán bộ quản lý có thể sa thải nhân viên của mình khi họ khơng đáp ứng được u cầu của cơng việc. Điều này là tương đối khó đối với người quản lý trong các thư viện có mức lương thấp.

1.2. Sự phát triển của nền văn hoá nhân loại, quy định sự phát triển của sự nghiệp thư viện sự nghiệp thư viện

Văn hoá là một khái niệm rộng, có nhiều cánh tiếp cận khác nhau. Khi xem xét yếu tố văn hóa tác động đến quản lý có thể xem xét bao gồm các nội dung cơ bản.

- Trình độ dân trí.

- Chuẩn mực giá trị trong quan hệ ứng xử. - Giá trị văn hoá truyền thống của dân tộc.

Tương tự như vậy với yếu tố xã hội có thể xem xét các nội dung như: - Cơ cấu dân cư.

- Sự hình thành và biến động của các tầng lớp xã hội. - Cơ cấu quyền lực xã hội.

- Phương thức sinh hoạt của xã hội.

Nếu xem xét từ các nội dung trên của yếu tố văn hóa xã hội, có thể thấy văn hóa và xã hội có sự tác động lớn đến quản lý thư viện hiện đại. Những yếu tố như trình độ dân trí, cơ cấu mật độ dân cư… sẽ có ảnh hưởng rất lớn đến việc qui hoạch mạng lưới, qui mơ đầu tư kinh phí để phát triển thư viện hiện đại.

Những yếu tố như giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc, sự hình thành và biến động của các tầng lớp xã hội, phương thức sinh hoạt xã hội… có sự ảnh hưởng rất lớn đối với các hoạt động quản lý các dịch vụ của thư viện hiện đại.

1.3. Chính sách phát triển giáo dục ảnh hưởng đến sự phát triển của sự nghiệp thư viện

Trong thời đại ngày nay, công tác thơng tin nói chung và thơng tin thư viện nói riêng có một tầm quan trọng đặc biệt và ảnh hưởng sâu sắc tới mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, trong đó có lĩnh vực giáo dục và đào tạo. Việc khai thác hiệu quả thông tin đã trở thành một trong những nhân tố hàng đầu trong chiến lược phát triển kinh tế – xã hội của bất kỳ một quốc gia nào. Thư viện là cầu nối giữa thông tin và người sử dụng. Thư viện là một yếu tố căn bản và quan trọng, là thước đo đánh giá vai trò, chức năng, nhiệm vụ, hiệu quả đào tạo và không thể tách rời giáo dục với thư viện.

Thư viện trường học được quy định là một bộ phận cơ sở vật chất thiết yếu, trung tâm sinh hoạt văn hóa và khoa học của nhà trường; góp phần nâng cao chất lượng dạy - học và xây dựng thói quen tự học, tự nghiên cứu cho học sinh, tạo cơ sở từng bước thay đổi phương pháp dạy và học, hình thành văn hóa đọc, văn hóa cộng đồng trong trường phổ thơng. Trong hệ thống giáo dục quốc dân, các trường học, cơ sở giáo dục phổ thông được Nhà nước đầu tư, xây dựng hạng mục thư viện và các hoạt động khá đồng bộ cùng với phịng học bộ mơn, chức năng trong nhà trường.

Từ trước đến nay, ngành Giáo dục rất chú trọng đến hoạt động thư viện trường học và xây dựng thói quen đọc sách, văn hóa đọc trong trường phổ thông; coi đây là giải pháp quan trọng để học sinh tự học, nghiên cứu, hình thành kiến thức kỹ năng, thay đổi phương pháp dạy - học, góp phần hình thành và phát triển nhân cách cho học sinh phổ thông đáp ứng yêu cầu của công cuộc đổi mới giáo dục.

Năm 2003, tại Quyết định số 01/2003/QĐ-BGD&ĐT Bộ đã ban hành quy định tiêu chuẩn thư viện trường phổ thông; sửa đổi, bổ sung tại Quyết định số 01/2004/QĐ-BGDĐT ngày 29/1/2004 về danh hiệu và quy trình cơng nhận “Thư viện trường học xuất sắc”.

Theo đó, thư viện phải có đầy đủ sách phục vụ cho việc học tập của học sinh và nâng cao nghiệp vụ chuyên môn của giáo viên. Thư viện nhà trường phải có đủ các loại sách: sách giao khoa, sách tham khảo đọc thêm, sách nghiệp vụ, sách chun mơn, các loại báo, tạp chí cần thiết.

Thư viện còn là nơi tổ chức cho giáo viên, học sinh sử dụng một cách có hiệu quả các loại sách báo nhằm phục vụ tốt công tác giảng dạy và học tập, thu hút giáo viên và học sinh đọc sách báo, tạo nên thói quen tự học, tự bồi dường nâng cao chuyên môn nghiệp vụ...

Mục tiêu quan trọng nhất đối với giáo dục trong kỷ nguyên thông tin là tạo ra những con người có khả năng tự định hướng học tập, tự học thường xuyên, biết chọn lọc, xử lý thơng tin và có khả năng sáng tạo tri thức, tự tin hội nhập vào thị trường lao động “chất xám” quốc tế đầy tính cạnh tranh. Đây là xu thế tất yếu trong xã hội thông tin.

Hoạt động giảng dạy, học tập thực chất là một quá trình truyền đạt và tiếp nhận thông tin. Nếu giáo viên nắm bắt, cập nhật được những thông tin mới thường xuyên và vận dụng phù hợp với quá trình giảng dạy thì bài giảng sẽ sinh động, phong phú và đi sát với thực tế hơn. Nếu người học tìm tài liệu, khai thác thơng tin - tư liệu hiệu quả thì chất lượng học tập và khả năng nghiên cứu khoa học sẽ được nâng cao rõ rệt. Trong trường đại học, hoạt động khai thác thơng tin đóng vai trị tích cực vào việc nâng cao chất lượng đào tạo, đổi mới phương pháp dạy -học.

Phương pháp dạy và học mới đòi hỏi một số điều kiện tiên quyết cho phép người học “phát huy nội lực” và người dạy “dạy cách phát huy nội lực”. Phương pháp dạy - học mới sẽ rút ngắn thời gian giảng dạy lý thuyết trên cơ sở sinh viên được cung cấp nguồn thông tin dồi dào trước khi lên lớp, tăng thời gian tự học của sinh viên với sự trợ giúp của thư viện. Và cùng với học trò, người thầy lại tiếp thu những kiến thức mà chính mình đang giảng dạy, nhìn nhận chúng qua lăng kính của người học. Có thể nói đó là q trình truyền thụ – tiếp thu kiến thức một cách chủ động và có tính sáng tạo. Chính vì vậy, để thực hiện tốt sứ mệnh của mình, người thầy khơng thể khơng đọc tài liệu, cập nhật và sử dụng thơng tin. Cũng có thể nói rằng, trường đại học sẽ khơng thể làm tốt nhiệm vụ đào tạo của mình nếu khơng có vai trị đóng góp của thư viện.

Một phần của tài liệu Giáo trình thư viện học đại cương (Trang 50 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)