CHƢƠNG 3 : CÁC NGUYÊN LÝ TỔ CHỨC THƢ VIỆN
2. Cơ sở lý luận và cơ sở pháp lý tổ chức sự nghiệp thƣ viện Việt Nam
2.1. Cơ sở lý luận tổ chức sự nghiệp thư viện Việt Nam
Nghiên cứu triết lý phát triển thư viện, là nghiên cứu cái gốc để xây dựng một sự nghiệp thư viện bền vững, tiếp cận từ quyền tiếp cận thơng tin, có thể nhận diện thư viện được tồn tại với ba nhóm triết lý cơ bản đó là triết lý mục tiêu, triết lý phương tiện, và triết lý về mối quan hệ giữa phát triển thư viện với nhu cầu và phương thức tiếp cận thông tin của cộng đồng. Luận bàn về ba triết lý này, có thể nhận diện ngành Thư viện Việt Nam đang nằm ở kịch bản phát triển nào, từ đó đưa ra khuyến nghị để ngành Thư viện phát triển đúng hướng. Đó cũng là quan điểm xây dựng Luật thư viện.
Tiếp tục thể chế hóa quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước trên tinh thần hoàn thiện thể chế về thư viện, cụ thể hóa Hiến pháp năm 2013 về quyền con người, quyền, nghĩa vụ cơ bản của công dân trong lĩnh vực văn hóa, kinh tế, xã hội, bảo đảm tính đồng bộ với hệ thống pháp luật hiện hành và tính khả thi trong thực tiễn.
Khẳng định vai trị của thư viện trong phát triển văn hố, khoa học, giáo dục của đất nước, góp phần nâng cao dân trí, xây dựng xã hội học tập ở Việt Nam; mở rộng chức năng và hoạt động của thư viện nhằm tăng cường năng lực cung ứng dịch vụ cơng song hành với tăng cường tính tự chủ của thư viện.
Việc xây dựng Luật Thư viện phải trên cơ sở luận cứ khoa học và tổng kết thực tiễn thi hành; tham khảo có chọn lọc kinh nghiệm của một số nước trong khu vực và trên thế giới, vận dụng phù hợp với thông lệ và cam kết quốc tế mà Việt Nam đã ký kết hoặc tham gia; kế thừa các quy định còn phù hợp với Pháp lệnh Thư viện và các văn bản hướng dẫn thi hành đã được kiểm nghiệm qua thực tiễn, đồng thời bảo đảm điều chỉnh kịp thời các quan hệ mới phát sinh trong hoạt động thư viện; đơn giản hóa các thủ tục hành chính về điều kiện, thủ tục thành lập thư viện, tạo sự thơng thống nhằm thúc đẩy sự nghiệp thư viện phát triển.
Thúc đẩy việc đa dạng hóa các loại hình thư viện, khuyến khích các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động thư viện, đẩy mạnh xã hội hóa để phát huy các nguồn lực trong xã hội, tạo điều kiện cho người dân có thêm cơ hội tiếp cận thông tin, tri thức phục vụ học tập suốt đời.
Hoạt động thư viện ở Việt Nam trong thời gian qua, mặc dù có sự phát triển, tăng cường về số lượng, cải thiện về chất lượng nhưng vẫn còn nhiều hạn chế và chưa thoả mãn được nhu cầu đọc, sử dụng thông tin và khai thác tri thức của nhân dân. Các thư viện ở Việt Nam luôn phải đối mặt với nguy cơ và thách thức do nhiều vấn đề nảy sinh từ thực tiễn, trong đó có sự chưa hồn thiện của pháp luật về thư viện và những bất cập trong hoạt động quản lý nhà nước (QLNN) về thư viện. Do đó, việc nhận thức sâu sắc, nhận xét và đánh giá đúng về thực trạng của văn bản quy phạm pháp luật và hoạt động QLNN về thư viện là một bước quan trọng trong quá trình hồn thiện pháp luật nhà nước về thư viện ở Việt Nam, góp phần cải cách QLNN về văn hố, một trong những nhiệm vụ quan trọng của nhà nước Việt Nam trong giai đoạn đổi mới đất nước.
Theo Hiến pháp năm 1992, Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật, không ngừng tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa. Trên cơ sở của Hiến pháp, năm 2000, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đã ban hành Pháp lệnh Thư viện, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 72/2002NĐ-CP ngày 6/8/2002 quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh Thư viện. Để tạo thành hệ thống văn bản quy phạm pháp luật trong phát triển thư viện, các Bộ, Ngành và Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân (UBND) các cấp cũng đã ban hành nhiều văn bản quy định những vấn đề liên quan đến lĩnh vực thư viện.
Hoạt động thư viện ở nước ta đã có bước phát triển đáng kể sau gần 15 năm thực hiện Pháp lệnh Thư viện và các văn bản quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh thư viện. Mạng lưới thư viện đã được hình thành bao gồm: Thư viện Quốc gia Việt Nam (TVQG), thư viện do UBND các cấp thành lập gồm 63 thư viện tỉnh/ thành, 626 thư viện cấp huyện, gần 4.000 thư viện cấp xã và hàng nghìn phịng đọc sách cấp xã và cơ sở; gần 400 thư viện trực thuộc các trường đại học hoặc tương đương; khoảng 26.000 thư viện trường phổ thông các cấp; trên 100 thư viện trực thuộc các cơ quan nhà nước, các viện nghiên cứu… và gần 50 thư viện tư nhân có phục vụ cộng đồng. Song song đó, tổng số sách có trong các thư viện cơng cộng vào khoảng 27.404.060 bản (bình quân 180.000 bản sách/ thư viện cấp tỉnh, 8.000 bản sách/ thư viện cấp huyện); số lượt sách luân chuyển hàng năm trong các thư viện cơng cộng ước tính gần 50 triệu lượt/ năm. Trong thập niên vừa qua, việc ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động thư viện đã từng bước được đẩy mạnh, thư viện điện tử được xây dựng
nhằm cung cấp thông tin cho người sử dụng được dễ dàng. Nhờ vào hệ thống thư viện, việc nâng cao nhận thức, tri thức của các tầng lớp nhân dân đã được cải thiện, góp phần duy trì truyền thống đạo đức, thuần phong mỹ tục của dân tộc, ổn định và phát triển kinh tế - xã hội.
Tuy vậy, nhìn một cách khách quan, hoạt động thư viện ở Việt Nam vẫn còn nhiều hạn chế và chưa đáp ứng được nhu cầu đọc, sử dụng và khai thác thông tin của các tầng lớp nhân dân. Nhiều thư viện ở Việt Nam luôn phải đối mặt với nguy cơ tụt hậu do ngân sách đầu tư cho thư viện hạn hẹp. Khó khăn lớn nhất hiện nay của các thư viện là thiếu nguồn lực để phát triển theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa; người làm cơng tác thư viện thụ động trong thực hiện nhiệm vụ, chưa thực sự được quan tâm, tạo điều kiện để phát huy hết sự chủ động và sáng tạo. Nâng cao năng lực hội nhập quốc tế và tham gia Cách mạng Công nghiệp 4.0, cải thiện đời sống của đội ngũ nhân lực thư viện, tạo sức hút của thư viện đối với người sử dụng là những vấn đề cấp bách phải giải quyết ngay trong thời gian tới.
Chính vì những lý do đó, Nhà nước đã giao cho Bộ VHTTDL soạn thảo Dự thảo Luật Thư viện, trình ra Quốc hội khóa XIV, nhằm góp phần tạo hành lang pháp lý cao nhất, tạo điều kiện phát triển sự nghiệp thư viện một cách đồng bộ và hiệu quả (trong đó có việc: thiết lập cơ chế pháp lý bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài hoạt động thư viện; nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về thư viện; tạo hành lang pháp lý phát huy tốt nhất các chức năng của thư viện trong bảo đảm quyền tiếp cận thơng tin, hưởng thụ văn hóa và học tập suốt đời của mọi cơng dân, góp phần truyền bá tri thức nhân loại, giữ gìn bản sắc văn hóa của dân tộc ...)
Chiều ngày 21/11/ 2019, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Tịng Thị Phóng, tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội hóa XIV, đã thơng qua Luật Thư viện (với tỷ lệ 91,51% số đại biểu Quốc hội tham dự tán thành). Theo đó, Luật Thư viện gồm 6 chương, 52 điều; quy định về thành lập, hoạt động thư viện; quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong hoạt động thư viện; quản lý nhà nước về thư viện v.v.., có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2020. (Bố cục của Luật Thư viện gồm có: Chương I: Những quy
định chung; Chương II: Thành lập thư viện; Chương III: Hoạt động thư viện; Chương IV: Quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của tổ chức, cá nhân trong hoạt
động thư viện; Chương V: Trách nhiệm quản lý nhà nước về thư viện và Chương VI: Điều khoản thi hành).