CHƢƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN THƢ VIỆN HỌC
4. Sự nghiệp thƣ viện thế giới và Việt Nam
Trong quá trình phát triển của nhân loại, thư viện đã tồn tại và được xây dựng trong mọi hình thái kinh tế xã hội. Ngay từ thời kỳ cổ đại, thư viện đã được những người đứng đầu nhà nước quan tâm chú ý. Sách vốn được coi là một trong những di sản văn hoá của nhân loại, đáng được trân trọng. Ở một số nước phát triển, các đạo luật về thư viện đã được ban hành. Qua các đạo luật này, người ta có thể thấy được sự quan tâm và chính sách phát triển sự nghiệp thư viện của những nước đó. Những đạo luật đó thường là những văn kiện lập pháp tổng hợp trong đó quy định những nguyên tác xây dựng hệ thống thư viện, thủ tục thành lập và hoạt động của thư viện, những hình thức phục vụ của thư viện, các nguồn kinh phí cấp cho thư viện, tổ chức lãnh đạo sự nghiệp thư viện... Trên thế giới đạo luật thư viện xuất hiện vào khoảng nửa cuối thế kỷ XIX gắn liền với sự phát triển thư viện đại chúng và với sự cần thiết quy định những điều kiện hoạt động của chúng.
Ví dụ; Đạo luật Thư viện Hoa Kỳ (1845), Luật Thư viện Ba Lan (1968), Luật Thư viện Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Hunggari (1956), Luật về hệ thống thư viện thống nhất của nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Tiệp Khắc(1959), Luật thư viện của Cộng hoà Liên bang Nga...
Nền Thư viện học Xơ viết đã có những bước phát triển vững chắc gắn liền với việc thực hiện cương lĩnh của Lênin về tổ chức công tác thư viện trong xã hội xã hội chủ nghĩa. Con đưòng phát triển của sự nghiệp thư viện Liên Xô là quá trình phấn đấu liên tục nhằm thực hiện các quan điểm của Lênin về phục vụ sách báo cho nhân dân.
Ở Anh, luật Thư viện công cộng năm 1919 cho phép các tỉnh được thành lập và nhà nước cấp tiền cho thư viện công cộng. Luật này tạo điều kiện cho việc thành lập thư viện ở các vùng nông thôn và các thành phố nhỏ, nơi khơng có tiền để xây dựng thư viện.
Ở các nước châu Mỹ Latinh, người ta đã lập kế hoạch quốc gia cho dịch vụ thư viện và thông tin. Muốn thực thi điều này họ đã đưa ra một số chủ trương sau:
Tổ chức một nhóm đặc biệt liên ngành để chuẩn bị cơ sở cho một chính sách quốc gia về dịch vụ thư viện và thông tin và đệ trình kế hoạch cho các nhà chức trách chính phủ xem xét và phê chuẩn. Lập mối liên hệ với các giới chính
trị trong nước, với các tầng lớp trung gian và với các nhóm dân cư khác để tạo dư luận chung và đồng thời cũng tạo sức ép với các nhà chức trách để tranh thủ sự ủng hộ của họ đối với các dự án thư viện. Trang bị cho cán bộ thư viện và cán bộ tư liệu những nhận thức về vai trò của việc tự động hoá và những thay đổi kỹ thuật trong việc cải tiến các dịch vụ thư viện và thông tin.
Các nước trong khu vực, đặc biệt là các nước trong khối ASEAN cũng có những quan tâm thích đáng đối với sự phát triển của các cơ quan thông tin - thư viện. Ở Indônêxia, ở Thái Lan chính phủ các nước này hết sức quan tâm đến công tác thư viện. Hầu hết các thư viện đều thuộc về nhà nước và được Chính phủ cấp ngân sách hoạt động. Ở Philipin, nghề thư viện cũng là một nghề được chú trọng. Ngay từ năm 1914, khoá học về khoa học thư viện đầu tiên đã được tổ chức tại trường đại học tổng hợp Philipin. Chính phủ cũng có quan tâm đúng mức đến sự phát triển của sự nghiệp thư viện. Hoạt động của thư viện và trung tâm lưu trữ quốc gia đã vươn tới hầu hết các thành phố và thị trấn với 493 chi nhánh.
Ở các nước ngoài, hoạt động của các thư viện chịu sự chỉ đạo của các hội thư viện. Các hội ngành nghề này có vai trị quan trọng trong việc hoạch định các chính sách và đề ra các kế hoạch và dự án nhằm phát triển các dịch vụ thư viện và thông tin.
4.2. Sự nghiệp thư viện ở Việt Nam
Cũng như những quốc gia tiến bộ trên thế giới, Đảng và Nhà nước ta cũng rất quan tâm đến việc phát triển sự nghiệp thư viện ở Việt Nam. Sự quan tâm đó đã được đặt ra ngay từ khi Đảng chưa giành được chính quyền. Trong suốt thời gian qua, Đảng và Nhà nước đã thể hiện sự quan tâm đến công tác thư viện bằng các văn bản quản lý nhà nước: các thông tư, các chỉ thị, các văn bản.
Nhìn chung, Nhà nước đã thể hiện sự quan tâm của mình đối với sự nghiệp thư viện trên một số bình diện như:
- Nhà nước quy định những nguyên tắc sử dụng tổ chức sách báo mang tính chất xã hội cả trong nước, ban hành những chỉ thị, nghị quyết, quy chế về chức năng, nhiệm vụ, nội dung hình thức hoạt động của từng loại hình cơ quan thơng tin thư viện, kế hoạch phát triển sự nghiệp thông tin - thư viện trong cả nước.
- Nhà nước cung cấp kinh phí và tổ chức ưu tiên cung cấp sách và các thiết bị cho cơ quan thông tin - thư viện quốc lập, đồng thời khuyến khích, ủng hộ hướng dẫn các lực lượng xã hội xây dựng thư viện dân lập, tạo điểu kiện cho họ tổ chức phục vụ sách báo cho nhân dân.
- Nhà nước tổ chức thành lập những cơ quan chuyên trách để lãnh đạo sự nghiệp thồng tin - thư viện, thu hút các cơ quan chính quyền từ trung ương đến địa phương vào công tác lãnh đạo sự nghiệp thông tin - thư viện và tổ chức sử dụng rộng rãi sách báo trọng nhân dân.
- Nhà nước hết sức quan tâm đến công tác đào tạo giáo dục cán bộ thông tin - thư viện, xây dựng hệ thống các trường để đào tạo cán bộ có trình độ đại học, trung học chuyên nghiệp, đào tạo cán bộ khoa học cho ngành thông tin - thư viện sau đại học, tổ chức nâng cao trình độ lý luận nghiệp vụ cho cán bộ thông tin - thư viện một cách có hệ thống.
Nhờ có sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, sự nghiệp thư viện. Việt Nam đã phát triển về mọi mặt. Hiện nay cả nước có khoảng 27.000 thư viện. Mạng lưới thư viện phát triển và được xây dựng rộng khắp cả nước với các quy mô khác nhau bao gồm hệ thống thư viện công cộng và các thư viện đa ngành, chuyên ngành.
Luật Thư viện được Quốc hội thông qua ngày 21-11-2019 mong đợi là “tấm hộ chiếu” để ngành thư viện Việt Nam vững bước đồng hành cùng đất nước trong những thập niên của thế kỷ 21, phục vụ hiệu quả cho tiến trình cơng nghiệp hóa-hiện đại hóa đất nước; vì một “Tổ quốc Việt Nam hùng cường, giàu mạnh và giàu bản sắc văn hóa”.
Chiều 21-11-2019, tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội hóa XIV đã thơng qua Luật Thư viện (với tỷ lệ 91,51% số đại biểu Quốc hội tham dự tán thành). Theo đó, Luật Thư viện gồm 6 chương, 52 điều; quy định về thành lập, hoạt động thư viện; quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong hoạt động thư viện; quản lý nhà nước về thư viện… và có hiệu lực thi hành từ ngày 1-7-2020.
Pháp lệnh Thư viện đã tạo ra sự chuyển biến quan trọng trong nhận thức về quản lý và phát triển thư viện. Từ chỗ chỉ là nơi giữ gìn di sản thư tịch của dân tộc, thu thập, tổ chức khai thác và sử dụng vốn tài liệu dùng chung, đến nay
thư viện đã trở thành nơi sinh hoạt văn hóa, khơng gian học tập sáng tạo của cộng đồng, góp phần khơng nhỏ vào công cuộc xây dựng và phát triển đất nước. Đặc biệt, khoảng 15 năm trở lại đây, các thư viện đã từng bước hiện đại hóa, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, từng bước xây dựng thư viện điện tử, thư viện số, nhằm cung cấp thông tin cho người sử dụng được dễ dàng, thuận tiện hơn.
Việt Nam đang xây dựng và phát triển đất nước theo hướng cơng nghiệp hóa - hiện đại hóa, trong bối cảnh cả thế giới đang bước vào kinh tế tri thức. Tri thức và thơng tin đóng vai trị cực kỳ quan trọng. Sách báo và thư viện là một trong những kênh cung cấp thông tin và tri thức được Đảng và Nhà nước đánh giá cao. Từ nhận thức đó, trong 20 năm qua việc đầu tư để phát triển sự nghiệp thư viện nói chung, đặc biệt là đối với hệ thống thư viện công cộng được Nhà nước hết sức quan tâm.
Đến nay, Việt Nam đã hình thành mạng lưới thư viện rộng khắp với hai loại hình thư viện cơ bản là thư viện công cộng và thư viện đa ngành, chuyên ngành, trong đó:
- Mạng lưới thư viện công cộng bao gồm: Thư viện Quốc gia Việt Nam, 64 thư viện cấp tỉnh, 587 thư viện cấp huyện, gần 10.000 thư viện, tủ sách, phòng đọc sách ở cơ sở do ngành Văn hố - Thơng tin (VHTT) xây dựng. Ngồi ra cịn có 10.000 tủ sách pháp luật xã, trên 7.000 phòng đọc sách trong các điểm Bưu điện - Văn hoá xã, trên 400 thư viện, tủ sách đồn biên phòng…
- Mạng lưới thư viện nhà trường (thuộc Bộ Giáo dục - Đào tạo) với trên 230 thư viện trong các trường đại học, cao đẳng; trên 19.000 thư viện trong trường phổ thông các cấp.
- Mạng lưới thư viện trong các viện nghiên cứu, các cơ quan nhà nước (do các Bộ, ban, ngành thành lập) với hơn 60 thư viện các viện nghiên cứu khoa học, trên 200 trung tâm thông tin - thư viện các Bộ, ngành.
- Mạng lưới thư viện, phòng đọc sách trong quân đội gồm thư viện Quân đội và hàng nghìn thư viện, phịng đọc sách ở đơn vị cơ sở.