Ngừng máy phát điện

Một phần của tài liệu Giáo trình vận hành tổ máy phát (Trang 25 - 27)

1.3.2 .Làm mát gián tiếp bề mặt

1.4. KHỞI ĐỘNG, HÒA ĐỒNG BỘ VÀ NGỪNG MÁY PHÁT ĐIỆN

1.4.5 Ngừng máy phát điện

Việc dừng tổ máy có thể là do sự cố hoặc theo quy trình vận hành (sửa chữa trung, đại tu vv.) Việc dừng bình thường được tiến hành theo lệnh của người điều độ hệ thống hoặc theo lệnh của kỹ sư trực. Dừng sự cố được thực hiện khi có hỏng hóc hoặc khi thiết bị bảo vệ tác động.

Trong điều kiện vận hành có thể có trường hợp sự tháo tải xảy ra do các ngun nhân khơng có liên quan gì đến tổ máy hoặc khối cả, ví dụ như sự cố hư hỏng ở mạng điện bên ngồi. Để máy khơng bị ngắt trong trường hợp này, cần phải có khố liên động giữ cho máy phát làm việc ở chế độ khơng tải, điều đó cho phép đóng lại tải nhanh chóng sau khi sự cố được khắc phục.

Việc dừng tổ máy phát vì lý do bảo dưỡng định kỳ được thực hiện theo kế hoạch đã định trước. ở các nhà máy nhiệt điện quá trình làm việc và dừng các tổ máy phải được thực hiện theo chỉ thị của hệ thống điều độ quốc gia, vào mùa khô do sự giảm công suất phát ở các nhà máy thuỷ điện, nhà máy nhiệt điện phải làm việc đầy tải, vì vậy mà hầu như tất cả tổ máy đều đưa vào vận hành, còn khi sang mùa mưa việc cung cấp điện lại ưu tiên nhà máy thuỷ điện, nên trong thời gian này ở nhà máy nhiệt điện có thể dừng một số tổ máy để tiến hành các công việc sửa chữa trung và đại tu. Lịch sửa chữa đại tu tổ máy là 4 năm 1 lần và thời gian thực hiện là 3 tháng, còn sửa chữa trung tu thì 2 năm 1 lần với thời gian thực hiện là 1 tháng. Như vậy cứ 2 lần trung tu thì sẽ có một lần đại tu.

Trình tự ngừng máy phát điện :

Sau khi nhận được lệnh của trưởng ca, trưởng kíp điện báo cho các nhân viên trong kíp biết và các phân xưởng hữu quan, đồng thời phân công việc chuẩn bị ngừng máy phát điện. Quá trình ngừng máy phát được tiến hành theo các bước sau:

- Từ từ chuyển hoặc giảm phụ tải tác dụng và phản kháng của máy sắp ngừng về gần không, chú ý giữ cho cos ở phạm vi quy định. Tốc độ giảm tải của máy phát điện theo yêu cầu của tuabin.

- Cắt bộ tự động điều chỉnh điện áp (theo quy trình) dùng biến trở điều chỉnh

Rđc để điều chỉnh điện áp máy phát UF.

- Cắt máy cắt đầu cực máy phát điện.

- Đưa Rđc về trị số cực đại, cắt máy cắt kích thích. - Phát tín hiệu sang tuabin “máy phátđã cắt”. Sau khi máy phát điện ngừng hẳn phải tiến hành:

- Đo điện trở cách điện của stator và rotorr máy phát điện và máy kích từ. - Áp dụng các biện pháp an toàn theo yêu cầu của phiếu công tác.

- Nếu ngừng máy và khơng sửa chữa gì thì tiến hành sấy máy phát điện sẵn sàng vận hành khi cần thiết.

Câu hỏi và bài tập bài 1:

1. Anh(Chị) hãy nêu các điều kiện hòa đồng bộ 02 máy phát

Một phần của tài liệu Giáo trình vận hành tổ máy phát (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(44 trang)