VẬN HÀNH BẰNG TAY VÀ TỰ ĐỘNG

Một phần của tài liệu Giáo trình vận hành tổ máy phát (Trang 43 - 44)

BÀI 2 : TURBINE THỦY LỰC

2.5 VẬN HÀNH BẰNG TAY VÀ TỰ ĐỘNG

Tuabin thuỷ lực phải làm việc ở chế độ điều chỉnh tự động. Việc chuyển điều tốc sang chế độ bằng tay chỉ thực hiện khi thử nghiệm lần đầu , xử lý sự cố tổ máy hoặc khi thử nghiệm theo chương trình.

Khởi động thử nghiệm không tải lần đầu sau sửa chữa lớn tổ máy được thực hiện bằng tay tại tủ điều tốc MEX20.

Đối với các ổ đỡ và ổ hướng tua bin khơng cho phép có sự thay đổi đột ngột nhiệt độ của các ổ. Ngay khi tốc độ tổ máy đạt được tốc độ định mức, nhiệt độ của các ổ phải được ghi lại mỗi 15 phút trong nửa giờ đầu tiên và mỗi 30 phút sau một giờ đầu tiên cho đến khi nhiệt độ các ổ ổn định.

Nhiệt độ của các ổ phải được giám sát kỹ lưỡng khi nhiệt độ secmăng và nhiệt độ dầu tiến đến gần mức báo tín hiệu. Nếu có sự tăng đột ngột nhiệt độ trong các ổ hoặc có một secmăng nóng cục bộ, hoặc có sự biến động khơng bình thường của mức dầu trong các ổ thì phải dừng máy và tiến hành kiểm tra, tìm nguyên nhân để xử lý.

Phải điều chỉnh lưu lượng nước làm mát kịp thời khi có hiện tượng giảm đột ngột lưu lượng, tắc nghẽn bộ làm mát hoặc nhiệt độ dầu tăng cao hơn một cách khơng bình thường.

Ở tần số quay định mức khi nhiệt độ các ổ đỡ ổn định (khoảng 3 giờ sau khi khởi động), mỗi giờ một lần phải quan sát bằng mắt thường các thiết bị và đo đạc các thông số sau:

1. Nhiệt độ dầu và sec-măng các ổ; 2. Độ đảo trục trong phạm vi cho phép;

3. Độ rung ngang dọc vỏ ổ hướng trong phạm vi cho phép; 4. Áp suất dưới nắp tua bin, chèn trục, buồng xoắn, ống xả. 5. Sự làm việc tốt của các bộ phận chèn trục;

6. Tình trạng làm việc của bơm hút nước nắp tua bin; 7. Tình trạng thốt nước phần tự chảy trên nắp tua bin.

Tổ máy phải được dừng khẩn cấp do bảo vệ tác động hoặc do nhân viên vận hành thao tác trong các trường hợp sau:

1. Các mức dầu trong ổ đỡ, các ổ hướng và bình MHY thấp hơn mức cho phép;

2. Khi có khói, ngọn lửa, tia lửa trong máy phát điện;

3. Nhiệt độ các sec-măng ổ đỡ, các ổ hướng của tổ máy tăng cao quá mức quy định;

4. Tốc độ quay tổ máy vượt quá trị số lồng tốc cho phép; 5. Khi xảy ra tai nạn lao động mà cần phải dừng máy. Sau khi dừng tuabin, kiểm tra

1. Tình trạng hệ thống nước chèn trục tự động lấy từ nước chữa cháy;

2. Tình trạng bình thường của các cơ cấu quay cánh hướng và các thiết bị phụ trợ trong buồng tuabin;

Khi tổ máy dừng sự cố, cần kiểm tra

1. Tốc độ tổ máy không vượt quá giá trị cho phép;

2. Khơng có rị gỉ nước bất thường ở các cơ cấu nắp tuabin, chèn trục, các đường ống nước, khí nối vào nắp tua bin;

3. Việc khởi động lại chỉ được phép khi đã xác định và xử lý nguyên nhân sự cố;

4. Nếu sự cố có sa thải phụ tải khi khởi động lại tuabin phải tiến hành đo độ rung độ đảo và theo dõi nhiệt độ séc măng các ổ như khi khởi động lần đầu.

Câu hỏi và bài tập bài 2:

1. Anh (Chị) hãy nêu các điều kiện vận hành tuabin.

2. Anh (Chị) hãy trình bày quy trình vận hành tuabin ở chế độ bằng tay và tự động.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]. TS. Trần Quang Khánh (1990), Vận hành Tuabin thủy lực, NXB khoa học kỹ thuật

[2]. Vận hành máy phát điện thủy lực (1999), Quy trình vận hành , NXB khoa học kỹ thuật.

Một phần của tài liệu Giáo trình vận hành tổ máy phát (Trang 43 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(44 trang)