Thành phần hĩa học

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tác dụng cải thiện suy giảm trí nhớ và chống trầm cảm của Hương nhu tía (Ocimum sanctum L.) trên thực nghiệm (Trang 35 - 36)

1.4. Hương nhu tía

1.4.4. Thành phần hĩa học

Các đặc tính dinh dưỡng và dược lý của hương nhu tía ở dạng tự nhiên, như đã được sử dụng theo truyền thống, là kết quả của sự tương tác hiệp đồng nhiều hoạt chất khác nhau. Do thành phần hĩa học, đặc điểm thực vật và sinh hĩa phức tạp, cho đến

nay, khoa học hiện đại vẫn chưa tiêu chuẩn hĩa được hương nhu tía [129].

Tinh dầu dễ bay hơi, chủ yếu tập trung ở lá là thành phần đáng chú ý và cĩ giá trị cao trong cây hương nhu tía. Phần trên mặt đất chứa tinh dầu, hàm lượng tinh dầu khi cây bắt đầu cĩ hoa đến lúc ra hoa là 1,08 – 1,62%. Dược điển Việt Nam V quy định hàm lượng tinh dầu khơng dưới 0,5% (tính theo dược liệu khơ tuyệt đối) [130]. Thành phần tinh dầu trong hương nhu tía ở Việt Nam chủ yếu là phenol, terpen và aldehyd, trong đĩ chiếm tới 71% là eugenol, euginal (cịn gọi là acid eugenic), ngồi ra cịn cĩ methyleugenol (khoảng 20%), carvacrol, linalool, limatrol, caryophyllen, methyl carvicol, α-pinen, sabinen, β-pinen, mycren, camphor, borneol, citral, terpinen,…

Các hoạt chất phenolic sau đây đã được xác định, thể hiện hoạt động chống oxy hĩa và chống viêm, là acid rosmarinic, apigenin, luteolin, apigenin-7-glucoronid, luteolin-7-glucoronid, cirsimaritin và isothymonin, acid gallic, acid gallic methylester, acid gallic ethylester, acid protocatechic [129, 131].

Hương nhu tía được biết đến là một dược liệu làm tăng sức chịu đựng về thể chất nhưng lại khơng chứa caffein hoặc các chất kích thích khác. Thân và lá của hương nhu tía cĩ chứa nhiều saponin, flavonoid, triterpenoids, alcaloid, glycosid và tannin.

Hai flavonoid tan trong nước: orientin và vicenin, đã được chứng minh cĩ tác dụng chống tổn thương nhiễm sắc thể do bức xạ trong tế bào lympho máu người [132]. Acid ursolic và đồng phân cấu tạo của nĩ, acid oleanolic là thành phần chính và quan trọng chiếm hàm lượng cao trong hương nhu tía thuộc nhĩm saponin triterpenoid. Theo USP 36, lá hương nhu tía cĩ ≥ 0,5% triterpen (acid ursolic và acid oleanolic); sản phẩm từ hương nhu tía cĩ ≥ 2% triterpen [133].

Năm 2008, Silva và cộng sự đã tiến hành định lượng acid ursolic trong lá của 8 lồi thuộc chi Ocimum L. gồm: O.americanum, O. basilicum, O. basilicum var purpurascens, O. basilicum var minimum, O. grastissimum, O. micranthum, O. selloi, và O. sanctum bằng phương pháp phân tích sắc ký lỏng hiệu năng cao (high

performance liquid chromatography – HPLC). Kết quả cho thấy hương nhu tía O. sanctum cĩ hàm lượng acid ursolic trong lá cao nhất (lên tới 2,02%) [134].

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tác dụng cải thiện suy giảm trí nhớ và chống trầm cảm của Hương nhu tía (Ocimum sanctum L.) trên thực nghiệm (Trang 35 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(176 trang)