Một số chỉ tiêu tài chính chủ yếu của cơng ty

Một phần của tài liệu Hoàn thiện chính sách tài chính tại công ty cổ phần (Trang 52)

Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Trung bình

I.Nhóm chỉ tiêu phân tích khả năng thanh toán ngắn hạn.

1. Tỷ số khả năng thanh toán hiện

hành 4.63 2.20 2.60 1.54 2.74 2. Tỷ số khả năng thanh toán

nhanh 3.93 1.27 2.33 1.41 2.24

II.Nhóm chỉ tiêu phản ánh khả năng cân đối vốn.

1. Hệ số nợ 0.06 0.25 0.26 0.32 0.22 2. Tỷ số Nợ phải trả trên Vốn chủ

sở hữu 0.07 0.33 0.35 0.51 0.31 3. Tỷ số khả năng thanh toán lãi

vay ( TIE) 44.08 24.54 27.06 12.33 27.00

III.Nhóm chỉ tiêu phản ánh hiệu quả hoạt động

1. Vòng quay hàng tồn kho 17.30 8.41 10.33 8.12 11.04 2. Kỳ thu tiền bình quân 90.69 81.39 103.78 161.34 109.30 3. Vòng quay các khoản phải thu 7.09 6.32 4.04 2.57 5.00 4. Hiệu suất sử dụng tài sản cố

định 1.49 1.45 2.03 1.29 1.57 5. Hiệu suất sử dụng tổng tài sản 90.91% 88.40% 93.50% 69.24% 85.51%

IV.Nhóm chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời.

1. Lợi nhuận biên 25.93% 29.51% 30.32% 21.90% 26.91% 2. ROA 23.57% 26.08% 28.35% 15.16% 23.29% 3. ROE 25.16% 34.61% 38.28% 24.41% 30.61%

(Nguồn: Phịng kế tốn Cơng ty)

Nhóm chỉ tiêu phân tích khả năng thanh tốn ngắn hạn

Đây là nhóm chỉ tiêu đánh giá khả năng thanh khoản của doanh nghiệp. Tỷ số khả năng hiện hành của công ty qua các năm rất cao, và cao hơn 1

Khả năng thanh tốn hiện hành của cơng ty trung bình là 2.74 ( lần), đây là một con số khá cao. Tuy nhiên, những năm gần đây, tỷ số này có xu hướng giảm, cụ thể là năm 2009 là 4.63 ( lần), năm 2010 giảm còn 2.2 ( lần), năm 2011 tuy có tăng nhẹ là 2.6 ( lần) nhưng đến năm 2012 thì nó giảm rất mạnh chỉ còn 1.54. Như vậy, tỷ số này của cơng ty khơng những có xu hướng giảm mà cịn khơng ổn định đó là do tốc độ tăng nợ ngắn hạn của công ty nhanh hơn tốc độ tăng của tài sản lưu động. Nếu khơng có biện pháp kịp thời, thì trong tương lai, Cơng ty có thể gặp khó khăn trong thanh tốn các khoản nợ ngắn hạn của mình.

Tỷ số khả năng thanh tốn nhanh của cơng ty qua các năm đều lớn hơn 1 và với mức trung bình là 2.24 ( lần) là con số cũng khá cao, cho thấy cơng ty có khả năng thanh tốn nhanh chóng các khoản nợ ngắn hạn của mình. Nhưng tỷ số này khơng ổn định qua các năm mà nó lên xuống thất thường, năm 2009 là 3.93 lần, năm 2010 giảm xuống mức 1.27, năm 2011 lại tăng lên 2.33, đến năm 2012 lại giảm xuống chỉ còn 1.41. Điều này cho thấy khả năng thanh tốn nhanh của cơng ty khơng ổn định.

Nhóm chỉ tiêu phản ánh khả năng cân đối vốn

Đây là nhóm chỉ tiêu phân tích và đánh giá mức độ rủi ro tài chính của doanh cơng ty cao hay thấp.

Hệ số nợ và tỷ số Nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu của công ty qua các năm đều rất thấp, nhỏ hơn 1 nhiều. Hệ số nợ trung bình là 0.22 lần. Nó cho biết trung bình cứ mỗi một đồng vốn mà công ty đang sử dụng thì có 0.22 đồng vốn doanh nghiệp có được từ việc đi vay mượn. Tỷ số Nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu trung bình là 0.31. Đây là con số phù hợp với mà các ngân hàng đưa ra cho các doanh nghiệp. Cả hai hệ số này đang tăng dần qua các năm, tuy nhiên mức tăng không đáng kể. Cả hai tỷ số trên, cho thấy tiềm lực của cơng ty rất mạnh, ít bị lệ thuộc vào bên ngồi, khả năng thanh tốn dài hạn của công ty rất tốt, chịu ít rủi ro. Nhưng cần lưu ý ở đây đó là cơng ty là một cơng ty cổ phần, hoạt động đa lĩnh vực, và phạm vi rất rộng thì việc tài sản của cơng ty chủ yếu được tài trợ bởi nguồn vốn chủ sở hữu liệu có gây lãng phí nguồn vốn hay khơng? Vì việc sử dụng nợ cũng có các ưu điểm, đó là chi phí lãi vay sẽ được khấu trừ vào thuế thu nhập doanh nghiệp, và với mức đảm bảo về tính thanh khoản dài hạn có thể chấp nhận được thì cơng ty nên tận dụng nguồn vốn nợ để dành nguồn vốn có sẵn của mình đầu tư vào

hoạt động khác sinh lời. Do đó, cơng ty phải phân tích giữa rủi ro về tài chính và ưu điểm của vay nợ có chính sách khai thác vốn hiệu quả, đảm bảo một tỷ lệ hợp lý nhất.

Để minh họa cho mối quan hệ giữa nợ phải trả và vốn chủ sở hữu ta có biểu đồ sau:

(Nguồn : Phòng kế tốn Cơng ty)

Biểu đồ 2.3 : Cơ cấu vốn của công ty

Tỷ số khả năng thanh toán lãi vay của công ty rất cao, với mức trung bình là 27 lần, cao hơn rất nhiều so với 1, cho thấy khả năng chi trả chi phí lãi vay của công ty rất cao. Nhưng tỷ lệ này đang có xu hướng giảm và giảm rất mạnh trong các năm gần đây. Năm 2009, là 44.08 lần, Năm 2010, giảm còn 24.54 lần, năm 2011 có tăng nhẹ 27.06 nhưng đến năm 2012 giảm chỉ cịn 12.33 lần. Dó đó, với hiện tại chỉ số này có thể chấp nhận được nhưng cần lưu ý khả năng thanh toán lãi vay trong tương lai.

Nhóm chỉ tiêu phản ánh hiệu quả hoạt động

Vịng quay hàng tồn kho trung bình qua các năm là 11.04 lần, như vậy số ngày của 1 vịng hàng tồn kho của cơng ty trung bình là 33.06 ngày. Vì Cơng ty hoạt động trong lĩnh vực xây dựng,thẩm định dự án cơng trình, phân tích mơi trường… là lĩnh vực địi hỏi thời gian thi công, thực hiện kéo dài và bán hàng lâu, do đó so với các cơng ty trong ngành thì hệ số vịng quay hàng tồn kho của Công ty là chấp nhận được.

Vòng quay các khoản phải thu đang giảm rất nhanh với mức trung bình là 5, kỳ thu tiền bình quân qua các năm là rất cao và xu hướng chung là tăng dần, mức trung bình của kỳ thu tiền bình quân là 109.3 ngày. Vậy trung bình phải mất hơn 3 tháng rưỡi công ty mới thu được nợ tù khách hàng về. Điều này, do các khoản phải thu của khách hàng nhiều lên, lượng khách hàng mua nợ ngày càng tăng, làm giảm khả năng thanh tốn các khoản nợ ngắn hạn của Cơng ty. Cơng ty cần có kế hoạch thu hồi nợ đặc biệt là các nợ lâu năm, khó địi.

Hiệu suất sử dụng tài sản cố định và hiệu suất sử dụng tổng tài sản khá cao, hiệu suất sử dụng TSCĐ trung bình là 1.57, hiệu suất sử dụng tổng tài sản trung bình là 85.51%. Cả hai tỷ số này của Công ty biến động lúc tăng, lúc giảm qua các năm. Tăng thì tăng nhẹ nhưng mức giảm lại mạnh. Hiệu suất này giảm do Công ty chưa tận dụng tối đa hết công suất hoạt động của tài sản, chưa chú ý đầu tư nâng cấp, bổ sung mua mới tài sản cố định.

Nhóm chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời

Các chỉ tiêu lợi nhuận biên, ROA, ROE của công ty đều khá cao, có xu hướng tăng dần, chỉ có giảm ở năm 2012. Mức trung bình qua các năm của lợi nhuận biên là 26.91%, của ROA là 23.29%, của ROE là 30.61%. Điều đó cho thấy cơng ty đang sản xuất kinh doanh rất tốt, tuy khai thác vốn chưa tốt nhưng công ty đã sử dụng đồng vốn chủ sở hữu của mình để kiếm lời. Lưu ý một điều đó là cơng ty nên huy động thêm nguồn nợ, sử dụng địn bẩy tài chính để làm tăng khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu cũng như tài sản.

2.3.2. Hoạch định tài chính của Cơng ty

2.3.2.1. Những thành quả đạt đƣợc

- Việc hoạch định tài chính của Cơng ty đã dựa vào việc phân tích mơi trường bên ngồi và mơi trường bên trong của cơng ty, từ đó xác định được những điểm mạnh, điểm yếu trong hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như trong quản lý tài chính.

- Cuối mỗi năm tài chính Cơng ty tổ chức đánh giá, phân tích và nhận xét việc thực hiện kế hoạch tài chính đặt ra so sánh với thực tế, đề xuất những kế hoạch cho năm tiếp theo.

- Công ty đã đặt ra được các mục tiêu phát triển cụ thể trong năm 2013:

 Tăng trưởng doanh thu : 20%

 Hồn thành xong dự án: Thi cơng xây dựng, cung cấp và lắp đặt thiết bị, vật tư kỹ thuật cho khu nhà dành cho CBCNV trong giai đoạn quản lí, vận hành. Nhà máy Nhiệt điện Vũng Áng I

 Lập kế hoạch các bước thực hiện và hoàn thành dự án: Đầu tư xây dụng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu Công nghiệp Bắc Vinh. Đây là dự án lớn và trọng điểm trong năm nay của Công ty.

 Hoàn thành và nghiệm thu các dự án được triển khai từ các năm trước.

2.3.2.2. Những hạn chế còn tồn tại

- Các kế hoạch tài chính của công ty chủ yếu là những kế hoạch ngắn hạn trong vòng một năm, những kế hoạch mang tính tác nghiệp hàng quý, hàng tháng, công ty chưa chú trọng vào các kế hoạch chiến lược dài hạn.

- Cơng tác hoạch định tài chính của cơng ty dựa vào các số liệu kế toán kỳ trước là chủ yếu, chưa áp dụng các mơ hình phân tích, dự báo để xây dựng kế hoạch tài chính cho tương lai

- Một số mục tiêu tài chính đặt ra chưa rõ ràng cụ thể, mới chỉ dừng lại ở các chỉ số tăng trưởng doanh thu, lợi nhuận mà còn phải đưa ra các chỉ tiêu tài chính chủ yếu phản ánh khả năng thanh toán, hiệu quả hoạt động, khả năng cân đối vốn, khả năng sinh lời của công ty.

2.3.3. Tổ chức thực hiện kế hoạch tài chính của Cơng ty

2.3.3.1. Quản lý vốn cố định của Công ty

Vốn cố định chiếm phần lớn trong cơ cấu vốn của cơng ty, nhưng có xu hướng giảm mạnh qua các năm. Năm 2009 là 67.4%, năm 2010 chiếm 60.8%, năm 2011 giảm xuống cịn 46.06%, năm 2012 tuy có tăng nhẹ nhưng đến quý I năm 2013 nó cịn 48.86%. Với những chỉ số này thì nó hợp lý với tình hình phát triển và hoạt động của cơng ty. Vì cơng ty mới thành lập, nên vốn cố định sẽ phải chiếm phần lớn trong cơ cấu vốn của mình, và trong quá trình hoạt động thì nó sẽ giảm dần rất phù hợp với công ty hoạt động đa lĩnh vực. Nhưng trong tương lai, công ty phải điều chỉnh ổn định ở mức hợp lý.

Công tác mua sắm mới, quản lý tài sản cố định, thanh lý và nhượng bán đều có hồ sơ pháp lý đầy đủ, rõ ràng. Cơng ty thực hiện việc trích khấu hao tài sản cố định theo thời gian sử dụng ước tính, theo phương pháp khấu hao đường thẳng.

Hiệu suất sử dụng tài sản số định của Công ty khá thấp và biến động lúc tăng, lúc giảm qua các năm. Tăng thì tăng nhẹ nhưng mức giảm lại mạnh. Năm 2009 là 1.49 lần, năm 2010 là 1.45 lần, năm 2011 tăng 2.03, nhưng năm 2012 giảm xuống 1.29 lần.Hiệu suất này thấp chứng tỏ Công ty chưa tận dụng tối đa hết công suất hoạt động của tài sản, chưa chú ý đầu tư nâng cấp, bổ sung mua mới tài sản cố định.

Công ty cũng chưa tiến hành thanh lý kịp thời những TSCĐ dư thừa hoặc khơng cịn sử dụng được để thu hồi VCĐ dùng cho việc đầu tư mới, chỉ đến khi những TSCĐ quá cũ mới tiến hành thanh lý, những TSCĐ chưa dùng đến thì khơng bảo quản, bảo dưỡng đúng cách bị hao mòn đi.

2.3.3.2. Quản lý vốn lƣu động của Công ty

Bảng 2.6 : Chỉ tiêu tài chính về vốn lƣu động

Đơn vị tính : VNĐ

Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Vốn Lưu động 3,521,085,642 5,652,171,569 10,613,333,768 4,351,992,213 Vòng quay VLĐ 5.54 5.02 3.06 4.73 Số ngày 1 vòng quay 65.93091778 72.74810008 119.1488199 77.19810875

Tỷ suất sinh lời vốn

lưu động 143.53% 148.04% 92.89% 103.55%

( Nguồn : Phịng kế tốn Cơng ty)

Nhìn vào bảng ta thấy, vốn lưu động tăng dần qua các năm, năm 2010 so với năm 2009 tăng về trị tuyệt đối là 2131085297 đồng, tương ứng với tăng 60.52%, năm 2011 so với năm 2010 tăng 4961162199 đồng, tức tăng 87.77%, năm 2012, do tình hình kinh tế suy thối, sản xuất kinh doanh của cơng ty gặp khó khăn nên VLĐ đã giảm rất mạnh, giảm đi 59% so với năm 2011.

Nguyên nhân của vốn lưu động ngày càng tăng chủ yếu là do khoản phải thu, tiền và các khoản tương đương tiền, hàng tồn kho tăng. Do đặc điểm ngành nghề kinh doanh của công ty là xây dựng, thiết kế, thi công, thẩm định, đánh giá, phân tích … các cơng trình, dự án nên khách hàng thường thanh toán bằng hình thức trả chậm, và khi nào kết thúc dụ án, cơng trình xong khách hàng mới thanh tốn. Vì vậy, khách hàng thường thanh tốn tiền hàng chậm, chiếm dụng vốn của Công ty, trong khi Công ty sản xuất kinh doanh ngày càng nhiều cơng trình, dự án, số vốn bị chiếm dụng ngày càng nhiều.

Vòng quay vốn lưu động của cơng ty cịn khá thấp và nhìn chung có xu huớng giảm đi. Đồng thời, số ngày 1 vòng quay VLĐ lại khá cao, biến động qua các năm. Cho thấy, tốc độ luân chuyển vốn của Công ty chậm chạp, khiến cho tình hình sản xuất kinh doanh của cơng ty sẽ gặp khó khăn, có thể bị gián đốn, tốn kém chi phí.

Tiếp đến là chỉ tiêu khả năng sinh lời của vốn lưu động chưa cao và cũng không ổn định qua các năm, lúc lên, lúc xuống cho thấy hiệu quả sử dụng vốn của cơng ty cịn nhiều thiếu sót. Trong những năm tới cơng ty cần có chính sách thu nợ khách hàng và các khoản phải thu khác, hạn chế bị chiếm dụng vốn, giảm lượng hàng tồn kho, đồng thời nên chiếm dụng thêm nguồn vốn của các đối tác, nhà cung cấp tiến hành vay nợ ngắn hạn.

2.3.3.3. Quản lý vốn đầu tƣ tài chính của Cơng ty

Cơng ty chưa tiến hành các hoạt động đầu tư tài chính ngắn hạn cũng như dài hạn nào từ khi hoạt động cho đến nay, trong khi đó tiền và các khoản tương đương tiền chiếm tỉ trọng không nhỏ trong tài sản ngắn hạn của công ty. Đây là sự lãng phí nguồn tiền nhàn rỗi, sẵn có. Cơng ty chưa linh hoạt trong các quyết định quản lý của mình cũng như sử dụng vốn chưa hiệu quả. Do đó, cơng ty đã để mất một nguồn thu nhập rất dồi dào từ hoạt động này.

2.3.4. Kiểm tra tài chính của cơng ty

Việc kiểm tra tài chính của Cơng ty thực hiện theo hình thức kiểm tra thường xuyên, hàng quý, hàng năm. Điều này giúp Công ty theo dõi sát sao hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như quản lý tài chính của cơng ty, có những điều chỉnh kịp thời, chính xác để tránh các rủi ro.

Tuy nhiên việc kiểm tra tài chính của Cơng ty thực hiện sau mỗi quý, năm và mới chỉ là các kiểm tra mang tính nghiệp vụ thuộc về hoạt động kế tốn. Cơng ty chưa tiến hành các kiểm tra toàn diện, liên tục, bao quát hết tất cả các giai đoạn, các mặt , các hoạt động quản lý tài chính từ phân tích, hoạch định đến khai thác, huy động sử dụng và phân phối vốn cảu Công ty. Công ty cần phải tiến hành các đợt kiểm tra đột xuất, các cuộc kiểm tra mang tính chất quy mơ lớn, rộng, tồn Cơng ty.

2.3.5. Quyết định đầu tƣ tài chính của Cơng ty

Khi đề xuất một quyết định đầu tư tài chính thì ban lãnh đạo cơng ty sẽ họp bàn cùng nhau, đưa ra và lựa chọn phương án đầu tư tối ưu nhất phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh có lãi, an tồn và hiệu quả.

Qua bảng cân đối kế tốn theo các năm của cơng ty thì quỹ đầu tư phát triển của công ty tăng qua các năm, năm 2009 là 30007600, năm 2010 tăng đến 599380737, năm 2011 tăng lên 610865474, năm 2012 do tình hình kinh tế và sản xuất kinh doanh khó khăn nên có sự sụt giảm còn 580000864.

Năm 2011, cuối năm 2012, cơng ty có đầu tư mua sắm thêm các thiết bị,

Một phần của tài liệu Hoàn thiện chính sách tài chính tại công ty cổ phần (Trang 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)