1.1.2 .Cổ phiếu
2.2.3.4. Vị thế của Công ty so với các doanh nghiệp khác trong cùng
Theo thống kê của Cục quản lý dược Việt Nam, tính đến năm 2013, cả nước có khoảng hơn 200 doanh nghiệp sản xuất dược phẩm (98 doanh nghiệp sản xuất tân dược, 80 doanh nghiệp sản xuất đông dược). Trong đó có khoảng 98 doanh nghiệp đạt chuẩn GMP, bao gồm 16 doanh nghiệp có vốn đầu tư 100% từ vốn FDI, 8 doanh nghiệp liên doanh với nước ngoài và 74 doanh nghiệp trong cả nước, tăng 10% so với năm 2012. Ngoài ra, số doanh nghiệp đạt chuẩn GLP và GSP cũng tương đối cao lần lượt 98 và 126 doanh nghiệp.
Công ty Cổ phần Dược phẩm Hà Tây là một trong những Công ty sản xuất Dược của Việt Nam đạt đầy đủ các tiêu chuẩn của GMP từ sản xuất đến tồn trữ. Hiện nay, Công ty được coi là một trong những Công ty Dược hàng đầu ở miền Bắc về chất lượng sản phẩm, sự đa dạng hóa mẫu mã cũng như việc phân phối thuốc đến tay người tiêu dùng. Ngoài ra, cơ cấu tổ chức quản lý và hoạt động gọn nhẹ cũng là một lợi thế giúp Công ty Cổ phần Dược phẩm Hà Tây trong quá trình chuyển dịch cơ cấu tổ chức, mở rộng ngành nghề kinh doanh.
2.3. Đánh giá tình hình huy động vốn tại Cơng ty Cổ phần Dƣợc phẩm Hà Tây
2.3.1. Kết quả đạt được
- Doanh thu của Công ty năm 2013 đạt 742.981.858.910 đồng tăng 10,97% so với năm 2012, chứng tỏ tình hình kinh doanh của Cơng ty tốt. Hơn nữa, chi phí huy động vốn từ việc phát hành cổ phiếu ra công chúng trong năm 2011 giảm xuống còn – 0,06% so với năm 2007, trong khi đó nguồn vốn huy động của Cơng ty tăng lên, chứng tỏ tình hình huy động vốn bằng cổ phiếu của Công ty đạt kết quả cao.
- Nợ phải trả của Công ty năm 2013 giảm mạnh so với năm 2012 chỉ còn – 3.635.692.560 đồng, chứng tỏ Công ty đã giảm tài trợ bằng các nguồn nợ vay, do đó sẽ giúp Cơng ty chủ động hơn trong các hoạt động sản xuất kinh doanh của mình.
- Lợi nhuận sau thuế của Cơng ty cao và ổn định nên khả năng thâm nhập vào thị trường vốn (hay khả năng huy động vốn của Công ty trên thị trường) được thực hiện dễ dàng hơn.
- Công ty huy động vốn bằng việc phát hành thêm cổ phiếu mới làm cho vốn điều lệ của Công ty tăng lên, tạo sự tin tưởng và chắc chắn về cơ cấu vốn cho những nhà đầu tư.
- Việc phát hành cổ phiếu cho các cổ đông hiện hữu giúp Công ty tiết kiệm được chi phí hơn so với việc phát hành rộng rãi ra công chúng.
2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân
- Cơng ty khơng tiết kiệm được chi phí trong tương lai do việc phát hành cổ phiếu ra cơng chúng cần có nguồn vốn lớn, đồng thời việc quản lý chi phí huy động vốn của Cơng ty chưa chặt chẽ.
- Mặc dù, chỉ tiêu nợ phải trả của Công ty giúp Công ty làm cho nguồn nợ vay của Công ty giảm đi. Tuy nhiên, cũng cho thấy Công ty không tận dụng được cơ hội chiếm dụng vốn của đối tác. Nguyên nhân này là do Công ty lựa chọn giải pháp an tồn tài chính trong điều kiện phải đối mặt với nền kinh tế khó khăn như hiện nay.
- Cơng ty gặp khó khăn trong việc tìm kiếm nguồn đầu tư trung và dài hạn cho hoạt động sản xuất kinh doanh do chứng khoán chủ yếu để “lướt sóng”
- Cơng ty khơng thu được tối đa khoản tiền nhàn rỗi từ công chúng do hệ thống pháp luật chưa hồn chỉnh.
- Cơng ty gặp khó khăn trong việc thu hút các nhà đầu tư lớn trong cũng như ngồi nước do tính thanh khoản của thị trường còn kém.
CHƢƠNG III: GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NÂNG CAO HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN BẰNG HÌNH THỨC PHÁT HÀNH CỔ PHIẾU THƢỜNG CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN DƢỢC PHẨM HÀ TÂY
3.1. Định hƣớng phát triển Công ty
Trên cơ sở đánh giá kết quả sản xuất kinh doanh năm 2013 cùng với điều kiện vốn có của mình, Cơng ty nhận định hướng đi để tồn tại và phát triển là phải tìm ra hướng đi mới dựa vào các mặt vốn có. Việc tìm ra hướng tìm ra một hướng đầu tư để có một loại sản phẩm thích hợp, có sức sống là mục tiêu phương hướng của Công ty trong năm 2014. Tuy nhiên, trước mắt cần duy trì tốt các mặt sản xuất kinh doanh đã đạt được củng cố và phát triển hơn nữa các mặt dó làm cơ sở cho chuẩn bị phương hướng sản xuất kinh doanh mới.Ngoài ra, Cơng ty cịn đưa ra một số định hướng cụ thể như sau:
- Phát triển nguồn nhân lực
- Tiếp tục quảng cáo, giới thiệu hình ảnh của Cơng ty trên thị trường - Tiếp tục chú trọng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty
3.2. Giải pháp để nâng cao hiệu qủa huy động vốn bằng hình thức phát hành cổ phiếu thƣờng đối với các Công ty Cổ phần hành cổ phiếu thƣờng đối với các Công ty Cổ phần
3.2.1. Tạo dựng độ tin cậy của Công ty
Trong bất kỳ hoạt động đầu tư nào, trước mỗi quyết định tài trợ vốn, các nhà đầu tư thường căn cứ vào độ tin cậy và uy tín của Cơng ty. Nếu Công ty muốn huy động được các nguồn vốn nhàn rỗi của các nhà đầu tư một cách nhanh chóng, thì một bộ tài liệu chứng minh độ tin cậy của Công ty sẽ rất cần thiết. Các nhà đầu tư lớn và nhỏ lẻ đều sẽ tiến hành xác minh đến Cơng ty mà họ quan tâm và có ý định đầu tư, nếu như phát hiện có chi tiết thiếu trung thực họ sẽ nghi ngờ và đặt dấu hỏi về độ tin cậy của Cơng ty. Vì vậy, các văn bản trong bộ tài liệu của Công ty càng trung thực, rõ ràng bao nhiêu thì sẽ càng có lợi cho
Cơng ty bấy nhiêu. Bên cạnh đó, cần có một bộ máy kế tốn tài chính hiệu quả để tạo dựng độ tin cậy của Công ty.
3.2.2. Tạo dựng hình ảnh về năng lực của Cơng ty
Ngồi việc căn cứ vào độ tin cậy và uy tín của Cơng ty, nhà tài trợ vốn cịn nhìn vào giá trị thực của Cơng ty và các hệ số chuẩn mực về tài chính. Vì vậy, Cơng ty cần thể hiện cam kết tài chính của Cơng ty đối với những hoạt động kinh doanh cụ thể thơng qua các bản báo cáo tài chính về hiệu quả kinh doanh, năng lực quản lý (chứng nhận tiêu chuẩn ISO, TQM,…) bởi đó là những biểu hiện rõ ràng nhất khả năng của Công ty trong mắt các nhà tài trợ. Báo cáo tài chính cung cấp hoạt động của Cơng ty, đồng thời cũng cung cấp những thông tin cần thiết cho các cơ quan quản lý, các nhà đầu tư hiện tại và tương lai,… về tình hình tài chính của Cơng ty do đó tính trung thực trong báo cáo tài chính có ý nghĩa đặc biệt quan trọng.
3.2.3. Hạn chế rủi ro đối với nhà tài trợ vốn
Trong các kế hoạch huy động vốn, vấn đề lo ngại nhất của các nhà tài trợ là những rủi ro tài chính do sự biến động của thị trường, như giá ngoại tệ lên xuống thất thường, đồng nội tệ mất giá, thị trường bất động sản thay đổi, tình trạng trượt giá phi mã,… Các nhà tài trợ vốn sẽ ln xem xét và suy tính rất kỹ về các rủi ro xấu nhất có thể xảy ra. Chính vì vậy, để giúp các nhà tài trợ sớm ra quyết định, Cơng ty nên có các phương án giải thích rõ ràng về tính tối ưu và khả thi của khoản tiền huy động, đồng thời việc giải thích càng chi tiết, rõ ràng bao nhiêu sẽ càng có lợi cho Cơng ty bấy nhiêu.
3.2.4. Xây dựng đội ngũ nhân lực và lãnh đạo hoạt động hiệu quả
Muốn huy động vốn bằng cổ phiếu một cách hiệu quả, điều quan trọng đối với các Cơng ty Cổ phần là phải có những lãnh đạo sáng suốt, có tầm nhìn rộng và phải am hiểu bản chất của các cơng cụ chứng khốn cũng như tâm lý các nhà đầu tư tổ chức và nhỏ lẻ. Tiếp theo là đội ngũ nhân viên trung thành, nhiệt tình, năng động, điều này càng cần thiết hơn khi đất nước ta đang đứng trước ngưỡng cửa mở rộng kinh tế thị trường toàn phần. Sắp tới, các doanh
nghiệp nói chung, các Cơng ty Cổ phần nói riêng, phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt của rất nhiều những Công ty nổi tiếng và giàu kinh nghiệm nước ngồi. Chính vì thế, nhân lực là một vấn đề quan trọng, là yếu tố quyết định và cần bồi đắp ngay từ bây giờ, tránh việc chảy máu chất xám.
3.2.5. Chủ động tìm kiếm những nhà đầu tư tiềm năng
Một Cơng ty có chiến lược khơn ngoan thì phải có tầm nhìn dài hạn cho mỗi cơng việc và cả những mối quan hệ mà mình có. Đối với việc huy động vốn cũng tương tự như vậy, đừng để đến khi cần vốn mới lập kế hoạch huy động vốn hay tìm kiếm nhà đầu tư. Tìm kiếm và nuôi dưỡng các nhà đầu tư là một nhiệm vụ dài hạn. Để thành công, các công ty cần theo đuổi những nhà đầu tư tiềm năng trong một thời gian dài trước khi cần tới tiền của họ.
3.2.6. Linh hoạt trong việc sử dụng các cơng cụ chứng khốn để đạt được mục tiêu
Đối với cổ phiếu, các nhà quản trị Cơng ty Cổ phần phải tính tốn huy động vốn cách nào để vốn gọi được nhiều nhưng chỉ chia quyền quản trị thì ít, mà người lập ra Cơng ty lại khơng muốn quyền quản trị của mình bị chia xẻ cho nhiều người. Để thực hiện được mục tiêu huy động với chi phí và lợi ích bị mất thấp nhất, khi phát hành cổ phiếu mới, các Cơng ty Cổ phần ngồi việc phát hành những cổ phiếu thông thường nên chú ý tới 3 cách “ dụ dỗ” cổ đông hiện có hay các nhân viên cấp cao của mình như sau:
- Cách thứ nhất là phát hành cổ phiếu lựa chọn cho nhân viên. Với loại cổ phiếu này, nhân viên được quyền mua hay bán một số chứng khốn của cơng ty theo một giá đã định trước khi hết hạn vào một ngày nào đó. Số tiền mà họ nhận được chính là phần chênh lệch giá cổ phiếu.
- Cách thứ hai là ấn định quyền (rights) cho người nắm cổ phiếu thơng thường. Có rights họ được quyền mua một số cổ phiếu thông thường mới phát hành với một giá đã ấn định, nếu mua trước một ngày nào đó thường là một năm. Đến ngày hết hạn mà giá chứng khốn của cơng ty lên thì họ có lời vì được
- Cách thứ ba là cổ phiếu bảo đảm dành cho những ai có cổ phần ưu đãi hay có trái phiếu. Ai có nó sẽ được mua chứng khốn của Cơng ty với giá đã định trước một ngày hết hạn nào đó. Khi ấy nếu giá lên thì họ có lời.
3.3. Kiến nghị đối với Nhà nƣớc và các cơ quan chức năng
Việc phát triển của các công ty trong nước là yếu tố quan trọng để củng cố nền kinh tế nhà nước, vì vậy. Nhà nước và các cơ quan chức năng phải có trách nhiệm tạo điều kiện và giúp đỡ các công ty trong nước tìm kiếm được nguồn vốn tài trợ cho những hoạt động kinh doanh của mình. Dưới đây là một số kiếm nghị đối với nhà nước để có thế tạo điều kiện tốt nhất cho hoạt động huy động vốn của các công ty cổ phần.
- Nhà nước cần thực hiện nhiều biện pháp để “Tái cấu trúc thị trường tài chính”, tách bạch chức năng thị trường tiền tệ và thị trường vốn nhằm hướng thị trường tài chính đến sự phát triển bền vững.
- TTCK cần phải được phát triển lành mạnh, có sự quản lý và giám sát tốt, tạo tâm lý và hành vi đầu cơ đúng đắn, đó là nơi để các nhà đầu tư có tổ chức hoạt, chứ khơng để người ta biến đó thành chỗ lướt sóng.
- Nhà nước phải tạo ra môi trường kinh tế vĩ mô ổn định từ chính sách phát triển, chính sách tài chính, ổn định giá cả… thì mới thu hút được nguồn vốn lâu dài của các nhà đầu tư.
- Xây dựng chiến lược phát triển TTCK Việt Nam phù hợp với chiến lược phát triển thị trường vốn đến năm 2012, phân định rõ vai trò của các thành viên tham gia thị trường trong việc thực hiện các chiến lược, chú trọng nâng cao tính chủ động của các Công ty Cổ phần trong việc phát hành chứng khoán phục vụ cho mục tiêu phát triển.
- Tập trung xây dựng hệ thống khn khổ pháp lý cho TTCK. Trong tình hình thị trường mở cửa như hiện nay, việc đầu tư một hệ thống pháp luật chặt chẽ, công bằng là điều rất cần thiết nhằm tạo cảm giác an tồn cho các Cơng ty Cổ phần và các nhà đầu tư.
- Ban hành các quy định, quy chế cụ thể cho phép hình thành tổ chức định mức tín nhiệm, đảm bảo tính chuyên nghiệp và hiệu quả trong công việc. Đồng thời học hỏi kinh nghiệm tranh sự hợp tác, giúp đỡ của các tổ chức định mức tín nhiệm chuyên nghiệp trên thế giới.
- Xây dựng và hoàn thiện hệ thống quản lý, giám sát TTCK trên cơ sở nghiên cứu kinh nghiệm của các nước trong việc quản lý trên cơ sở đánh giá các rủi ro, đồng thời sử dụng hệ thống công nghệ thông tin hiện đại như một công cụ giám sát thị trường hữu hiệu.
KẾT LUẬN
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, sự tồn tại và phát triển của các doanh nghiệp cổ phần là một yếu tố khách quan, bởi lẽ nhu cầu của thị trường rất đa dạng và phong phú trong khi đó các hình thức Cơng ty Nhà nước hay tư nhân không thể đáp ứng hết được. Hơn nữa, các doanh nghiệp cổ phần có đặc tính thích ứng nhanh, dễ xâm nhập vào cơ thế thị trường, góp phần làm cho nền kinh tế năng động, thu hút lượng vốn lớn, tạo nhiều việc làm cho người lao động.Tuy nhiên, tại Việt Nam, các doanh nghiệp cổ phần đang gặp nhiều khó khăn trong hoạt động kinh doanh do doanh nghiệp khơng có đủ lượng vốn để tiến hành xuất. Mặc dù hiện nay, tỷ trọng cho doanh nghiệp vay vốn tín dụng Ngân hàng tăng lên đáng kể nhưng tình trạng thiếu vốn vẫn xảy ra. Để có thể khắc phục được những khó khăn đó, doanh nghiệp phải huy động thêm vốn thông qua TTCK hoặc sử dụng nguồn vốn tự có của mình, trong khi đó, hình thức huy động vốn thơng qua TTCK vẫn chưa thực sự phát triển tại Việt Nam.
Xuất phát từ mong muốn tìm hiểu về TTCK đặc biệt là hình thức huy động vốn thông qua TTCK của các Công ty Cổ phần, em đã lựa chọn chuyên đề này để nghiên cứu. Chuyên đề đã giải quyết được một số vấn đề như sau:
Thứ nhất, đưa ra một số cơ sở lý luận cơ bản về việc huy động vốn bằng
cổ phiếu thường tại Công ty Cổ phần
Thứ hai, dựa trên những cơ sở lý luận đó nêu lên thực trạng huy động vốn
bằng cổ phiếu thường tại Công ty Cổ phần Dược phẩm Hà Tây, những kết quả đã đạt được, hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế đó.
Thứ ba, đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả huy động vốn tại
Công ty.
Chuyên đề đã phần nào đạt được những mục đích ban đầu, tuy nhiên đây chỉ là những ý kiến của cá nhân nên khơng tránh khỏi thiếu xót cần bổ sung. Em rất mong nhận được ý kiến góp ý từ thầy cô và bạn bè để chuyên đề của em được hoàn thiện hơn.
Qua đây, em cũng xin gửi lời cảm ơn đến các cơ, chú tại các phịng ban trong Cơng ty đã nhiệt tình quan tâm và giúp đỡ trong thời gian em thực tập tại Công ty, Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất đến giảng viên, ThS. Trương Thanh Vân đã hướng dẫn em hoàn thành chuyên đề này.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHÁO