Tăng cường công tác quản lý, giám sát tín dụng.

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) giải pháp mở rộng và nâng cao chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng NNPTNT kon tum (Trang 56 - 59)

- Từ phía doanh nghiệp:

3.2.4 Tăng cường công tác quản lý, giám sát tín dụng.

Khi cán bộ tín dụng đã quyết định cho vay thì quy trình cho vay khơng chỉ dừng lại ở đó mà lúc này cán bộ tín dụng vẫn phải tiếp tục quản lý và kiểm sốt món vay đó để xem q trình sử dụng vốn vay có đúng như mục đích đã nêu SV: Nguyễn Thị Thu Thanh Lớp: CQ44/15.0256

Học Viện Tài Chính Luận Văn Cuối Khoá trong hợp đồng hay không, hiệu quả sử dụng vốn như thế nào, tính khả thi của dự án vào thực tế ra sao, q trình sản xuất kinh doanh có những bất lợi gì, có dấu hiệu lừa đảo hay khơng? Cán bộ tín dụng làm những cơng việc trả lời cho những câu hỏi này cũng cho phép Ngân hàng thu thập thêm thông tin về khách hàng. Nếu các thông tin phản ánh theo chiều hướng tốt cho thấy chất lượng tín dụng đang được đảm bảo. Ngược lại thì các khoản vay đang bị đe doạ Ngân hàng cần có những biện pháp xử lý kịp thời. Ngân hàng được quyền thu nợ trước hạn, ngừng giải ngân, nếu bên đi vay vi phạm hợp đồng hay yêu cầu khách hàng bổ sung thêm tài sản bảo đảm. Đây là hoạt động cần thiết đối với hoạt động tín dụng để nâng cao chất lượng tín dụng các khoản vay. Để nâng cao khả năng kiểm sốt tín dụng trong các Ngân hàng có thể áp dụng một số giải pháp sau:

- Chi nhánh cần xác định lại quy mô, cơ cấu tổ chức bộ máy hoạt động tín dụng cho phù hợp với u cầu cơng tác quản lý và chiến lược phát triển của mình. Chi nhánh nên tổ chức rà sốt, đánh giá lại chất lượng và hiệu quả của việc tăng trưởng tín dụng cũng như chất lượng tín dụng.

- Cần thiết tổ chức nghiên cứu phân loại cán bộ tín dụng theo cấp độ khác nhau. Cán bộ tín dụng có ý nghĩa quyết định trong hoạt động tín dụng của Ngân hàng. Việc phân loại có thể dựa trên một số tiêu thức như sau: Trình độ chuyên môn; kinh nghiệm nghề nghiệp, các nghiệp vụ bổ trợ (ngoại ngữ, vi tính…), phẩm chất đạo đức cán bộ tín dụng. Hoạt động phân loại cán bộ tín dụng theo các chuẩn mực, các cấp khác nhau cùng với việc xác định mức cho vay hợp lý và khối lượng tín dụng phù hợp đối với từng loại cán bộ tín dụng. Mặt khác trong q trình hiện đại hố cơng nghệ quản lý tín dụng, thì việc phân loại cán bộ tín dụng theo các cấp độ khác nhau sẽ là cơ sở quan trọng để chi nhánh phân cấp mức phê duyệt cho vay đối với từng nhóm cán bộ tín dụng một cách khoa học hợp lý.

- Ngân hàng cần chủ động hơn trong cân đối vốn kinh doanh. Cân đối giữa nguồn vốn và sử dụng vốn là nội dung hết sức quan trọng, thể hiện trình độ quản lý vốn kinh doanh, khả năng kiểm sốt và quản lý tín dụng của Ngân hàng. Nếu xét một quy trình tín dụng thì Ngân hàng có thể chủ động nhiều trong khâu huy động. Trong giai đoạn hiện nay các tác nhân khách quan làm giảm lượng huy động vốn buộc Ngân hàng phải chủ động trong cơ cấu lại vốn đầu tư cho vay một cách hợp lý.

3.2.5 Chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng.

Chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng là một quy trình đánh giá xác suất một khách hàng tín dụng khơng thực hiện được các nghĩa vụ tài chính của mình đối với Ngân hàng như khơng trả được lãi và gốc nợ vay khi đến hạn hoặc vi phạm các điều kiện tín dụng khác.

Các tình huống này là các rủi ro tín dụng trong hoạt động cấp tín dụng của NH. Mức độ rủi ro tín dụng thay đổi theo từng khách hàng và được xác định thơng qua q trình đánh giá thang điểm, dựa vào các thơng tin tài chính và phi tài chính có sẵn của khách hàng tại thời điểm chấm tín dụng. Việc chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng nhằm hỗ trợ chi nhánh trong việc:

- Ra quyết định cấp tín dụng: xác định hạn mức tín dụng, thời hạn, mức lãi suất, biện pháp bảo đảm tiền vay, phê duyệt hay không phê duyệt.

- Giám sát và đánh giá khách hàng tín dụng khi khoản tín dụng đang còn dư nợ, xếp hạng khách hàng cho phép chi nhánh lường trước được những dấu hiệu cho thấy khoản vay đang có chất lượng xấu đi và có những biện pháp đối phó kịp thời.

Xét trên góc độ tồn bộ danh mục tín dụng, hệ thống chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng còn giúp chi nhánh phát triển chiến lược Marketing nhằm hướng tới những khách hàng có ít rủi ro hơn và ước lượng mức vốn đã cho vay sẽ khơng thu hồi được để trích lập dự phịng tổn thất tín dụng. Để chấm SV: Nguyễn Thị Thu Thanh Lớp: CQ44/15.0258

Học Viện Tài Chính Luận Văn Cuối Khố điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng, chi nhánh cần dựa trên các tiêu chí nhất định như: tình hình tài chính, năng lực quản trị, kết quả hoạt động, triển vọng phát triển, đạo đức tín dụng. Trên cơ sở chấm điểm và xếp hạng được doanh nghiệp thì Ngân hàng có thể ứng dụng để đưa ra quyết định cấp tín dụng và giám sát khi cho vay.

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) giải pháp mở rộng và nâng cao chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng NNPTNT kon tum (Trang 56 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(65 trang)