Xử lý các khoản vay có vấn đề.

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) giải pháp mở rộng và nâng cao chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng NNPTNT kon tum (Trang 61 - 62)

- Từ phía doanh nghiệp:

3.2.7 Xử lý các khoản vay có vấn đề.

Khi hoạt động tín dụng trở nên khơng có hiệu quả tức kinh doanh không trả được nợ gốc và lãi cho Ngân hàng theo đúng hạn đã kí kết trong hơp đồng, đó là một rủi ro lớn đối với hoạt động kinh doanh của Ngân hàng vì lợi nhuận Ngân hàng kiếm được từ hoạt động cho vay là chiếm tỷ trọng lớn nhất. Nên khi xuất hiện những món vay có vấn đề, những khoản vay khó địi thì Ngân hàng phải có biện pháp cụ thể để giải quyết vấn đề này. Biện pháp sử dụng trước hết là trích lập quỹ dự phịng đối với những khoản vay khó địi. Việc trích lập quỹ dự phịng địi hỏi phải có một lượng tiền sẵn sàng bù đắp cho những món vay đó, đây là một khoản dự trữ mà không mang lại một khoản lãi nào cho Ngân hàng nhưng các Ngân hàng vẫn phải lập.

Ngồi trích lập dự phịng, Ngân hàng có thể lựa chọn biện pháp khác là tổ chức khai thác. Khi doanh nghiệp gặp khó khăn về tài chính nhưng vẫn có thái độ tích cực trong việc trả nợ, Ngân hàng có thể đưa ra ngững lời khuyên trên nhiều phương diện nhằm tác động đến khả năng tạo ra và thu lợi tức của người vay. Ví dụ như Ngân hàng có thể đưa ra một số lời khuyên về chương trình mở rộng sản xuất kinh doanh, phương thức bán hàng, giảm bớt chi phí gia tăng khả năng trả nợ của người vay. Hoặc Ngân hàng gia hạn nợ hoặc điều chỉnh hợp đồng cho vay để giảm bớt quy mơ hồn trả.

Một biện pháp khác là thanh lý các khoản nợ có vấn đề. Nếu Ngân hàng thấy rõ việc khai thác là không mang lại hiệu quả, sự thanh lý dưới một vài hình thức được coi là cách tốt nhất để xử lý các khoản vay đã trở thành nợ khó địi. Khi phương pháp này được lựa chọn, sau khi cân nhắc mọi yếu tố nhận thấy rằng khả năng cải thiện tình hình tài chính của doanh nghiệp khó có thể thực hiện được, việc gia hạn hợp đồng là mạo hiểm thì biện pháp thanh lý là tối ưu. Sự thanh lý thường được thực hiện trong những trường hợp không sẵn lịng chi trả, hành động lừa đảo, tình trạng vỡ nợ, làm ăn thua lỗ… Đây là phương án cuối cùng để Ngân hàng có thể thu được một phần số tiền đã cho vay.

Để quản lý nợ có vấn đề thì phương pháp quan trọng là phân loại khoản vay. Việc phân loại khoản vay sẽ giúp cho Ngân hàng dễ dàng quản lý danh mục đầu tư tín dụng của mình. Từ đó xác định mức độ rủi ro để có biện pháp quản lý, phòng ngừa kịp thời, biện pháp xử lý thích hợp nhằm giảm thiểu rủi ro.

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) giải pháp mở rộng và nâng cao chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng NNPTNT kon tum (Trang 61 - 62)