CHƯƠNG I : VỐN LƯU ĐỘNG VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG
3.2.3. Tăng cường công tác quản lý nợ phải thu
Trong thời gian quan, các khoản nợ phải thu chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng vốn lưu động, do đó nó đã là giảm hiệu quả sử dụng vốn của cơng ty. Thêm vào đó, việc vịng quay các khoản phải thu giảm nhiều về cuối năm cùng với sự xuất hiện của các khoản nợ khó địi là một dấu hiệu cảnh báo về tình trạng quản lý các khoản nợ phải thu của công ty.
Để đảm bảo sự ổn định, lành mạnh và tự chủ về mặt tài chính, đẩy nhanh tốc độ luân chuyển vốn lưu động từ đó góp phần sử dụng vốn tiết kiệm có hiệu quả, cơng ty cần có chính sách tín dụng hợp lý hơn. Các biện pháp sau đây có thể được áp dụng:
- Trước khi ký hợp đồng tiêu thụ cơng ty phải tìm hiểu kỹ lưỡng từng đối tượng khách hàng, đánh giá khả năng tài chính của họ, khơng thể vì mục tiêu doanh thu mà quên đi yếu tố an toàn cần thiết khi lựa chọn bạn hàng. Đặc biệt phần lớn khách hàng của công ty CP May Đức Giang là các công ty nước ngồi nên việc đơn đốc thu hồi nợ không thể thực hiện thường xuyên. Hơn nữa, khi cần có sự can thiệp của pháp luật thì việc kiện tụng cũng rất tốn kém và khó khăn.
- Khi ký kết hợp đồng, cơng ty cần phải thiết kế các điều khoản kín kẽ và thuận tiện cho việc thu hồi nợ sau này. Một số điều khoản có thể được áp dụng như giới hạn giá trị tín dụng, yêu cầu đặt cọc tiền, tạm ứng hay trả trước một phần giá trị đơn hàng, các qui định phạt hợp đồng thật nặng đối với những khách hàng vi phạm thời hạn thanh tốn.....Ngồi ra, cơng ty nên lựa chọn
phương thức thanh tốn bằng LC, đây là hình thức thanh tốn u cầu khá nghiêm ngặt trong việc yêu cầu bên có nghĩa vụ phải trả nợ. Điều này sẽ giúp công ty tránh được rủi ro từ những khách hàng có ý định trốn nợ. Hơn nữa cơng ty có thể đem LC đến ngân hàng để cầm cố khi có nhu cầu phát sinh cần dùng đến tiền.
- Sử dụng chiết khấu bán hàng, giảm giá hàng bán, thực hiện hồi khấu tiền hàng nhằm khuyến khích khách hàng mua với khối lượng lớn, thanh toán sớm. Tỷ lệ chiết khấu đó phải điều chỉnh sao cho cao hơn lãi suất đi vay của ngân hàng nhưng lại thấp hơn lãi suất cho vay ở cùng thời điểm, và với những đối tượng khác nhau thì có thể áp dụng các mức chiết khấu khác nhau, chẳng hạn:
+ Đối với khách hàng lớn, có uy tín, khách hàng truyền thống cơng ty nên hồi khấu một phần tiền hàng cho họ tính theo một tỷ lệ chiết khấu nhất định trên tổng số tiền hàng mà họ đã mua và thanh tốn cho cơng ty.
+ Đối với các khách hàng mới thì cơng ty phải tìm hiểu việc tn thủ thanh tốn thơng qua các cơ quan khác đã có giao dịch với họ để áp dụng mức chiết khấu hợp lý. Khi thực hành chính sách bán chịu, tùy tình hình cụ thể mà cơng ty có thể thương lượng nhằm giảm bớt tiền trả chậm cũng như thời gian trả chậm ở mức chấp nhận được mà không làm phương hại đến quyết định của đối tác.
- Cơng ty cần có biện pháp kiểm sốt chặt chẽ nợ phải thu và có các biện pháp thu hồi nợ hiệu quả hơn :
+ Đối với các khoản nợ trong hạn và đến hạn: mở sổ chi tiết theo từng khoản nợ phải thu theo từng đối tượng để tiện theo dõi và đôn đốc khách hàng trả tiền khi đến hạn
+ Đối với các khoản nợ quá hạn, nợ khó địi: trước hết cơng ty cần phân tích, tìm hiểu ngun nhân chậm thanh tốn từ phía khách hàng, xét xem sự chậm trễ đó xuất phát từ nguyên nhân khách quan hay từ ý thức của khách hàng. Căn cứ vào đó cơng ty có thể đưa ra biện pháp thích hợp như gia hạn nợ, xóa nợ, hay kiện ra tịa án kinh tế.....
là lập dự phịng phải thu khó địi. Trong những năm qua, công ty chưa lập quỹ này. Mặc dù đã rất cẩn trọng trong việc lựa chọn khách hàng cũng như thiết kế các điều khoản hợp đồng chặt chẽ nhưng trong nền kinh tế thị trường, các yếu tố rủi ro ln tồn tại và khó có thể lường trước được. Việc mất khả năng thanh tốn của bạn hàng có thể gây ra những biến động ảnh hưởng xấu đến tình hình tài chính của cơng ty. Lúc này, việc sử dụng khoản dự phòng là rất cần thiết.
Cùng với việc đôn đốc thu hồi các khoản phải thu, cơng ty phải có những phương án thích hợp để trả các khoản nợ vay hay chiếm dụng của khách hàng và nhà cung cấp. Năm 2008, công ty đã chiếm dụng được một lượng vốn khá lớn từ tín dụng của nhà cung cấp, điều đó cho phép cơng ty đáp ứng đượcnhu cầu vốn cho sản xuất kinh doanh, đồng thời không gây căng thẳng về mặt tài chính. Tuy nhiên, nếu cơng ty q lạm dụng khoản đi chiếm dụng này mà khơng có phương án trả nợ thích hợp thì sẽ làm mất uy tín đối với bạn hàng thậm chí rơi vào tình trạng vỡ nợ.
Do đó, việc chấp hành tốt kỷ luật thanh tốn là điều hết sức quan trọng, giúp cơng ty phát triển bền vững và ổn định. Để làm được điều này công ty cần xây dựng phương án trả nợ đủ và đúng hạn. Nếu có những khoản nợ đến hạn mà chưa có đủ điều kiện để thanh tốn thì cơng ty phải xin gia hạn nợ và tìm ngay biện pháp để trang trải. Có như vậy cơng ty mới giữ vững được uy tín của mình đồng thời duy trì các mối quan hệ lâu dài với các đối tác.
Nếu thực hiện tốt các giải pháp này thì kỳ thu tiền bình qn của cơng ty sẽ rút ngắn lại, đẩy nhanh tốc độ luân chuyến vốn lưu động từ đó, việc sử dụng vốn sẽ đạt hiệu quả cao hơn.