Đẩy mạnh hoạt động Marketing

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty CP may đức giang (Trang 80 - 82)

CHƯƠNG I : VỐN LƯU ĐỘNG VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG

3.2.5. Đẩy mạnh hoạt động Marketing

Hiện nay, công ty CP May Đức Giang đang phải đối mặtvới sự cạnh tranh khốc liệt từ các công ty may trong nước và trên thế giới. Để có thể khẳng định được vị thế của mình trong cuộc cạnh tranh này, cơng ty cần có một giải pháp Marketing đồng bộ, mạnh mẽ hơn nhằm quảng bá hình ảnh của cơng ty, thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm.

3.2.5.1. Chính sách sản phẩm

Chính sách sản phẩm là trọng tâm của công tác marketing, là các biện pháp cốt lõi nhằm tăng sản lượng tiêu thụ, tăng doanh thu từ đó nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động. Năm 2008, doanh thu của công ty đã tăng lên so với năm 2007 nhưng tốc độ tăng là rất nhỏ so với tốc độ của vốn lưu động bình qn. Do đó, vấn đề đặt ra trong năm tới là công ty phải nâng cao được sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường cả về chất lượng, mẫu mã, chủng loại....Để giải quyết vấn đề này một số biện pháp sau có thể là giải pháp:

- Việc xây dựng đội ngũ thiết kế năng động sáng tạo để tăng cường mẫu mã sản phẩm cần phải được coi trọng. Công ty không chỉ sản xuất theo các mẫu mã do khách hàng giao hoặc đi theo những mơ típ đã q quen thuộc, cơng ty cần phải xây dựng hình ảnh của mình mới mẻ hơn mang đậm phong cách Đức Giang, phát triển thương hiệu như là một chính sách quảng cáo của cơng ty.. Do vậy, việc ra đời phịng thiết kế có lẽ là bước đầu trong chính sách sản phẩm của công ty nhằm tạo ra bước chuyển biến mới trong sản phẩm của công ty.

- Kiểm tra nghiêm ngặt chất lượng nguyên phụ liệu trước khi đưa vào sản xuất vì điều đó ảnh hưởng rất lớn tới chất lượng sản phẩm sau này. Công ty CP May Đức Giang sản xuất, gia công rất nhiều loại sản phẩm, ứng với mỗi loại sản phẩm đó là các loại nguyên vật liệu khác nhau. Công ty cần phân loại nguyên vật liệu và đảm bảo một hệ thống kho thích hợp với từng loại để bảo quản nguyên vật liệu được tốt.

- Cần quản lý chặt chẽ khâu kiểm tra chất lượng thành phẩm cũng như khâu bảo quản. Để đảm bảo kiểm tra nghiêm ngặt chất lượng sản phẩm công ty cần đầu tư mua sắm các phương tiện kỹ thuật hiện đại phục vụ cho khâu KCS

3.2.5.2. Chính sách giá cả

Thực tế cho thấy hàng dệt may Việt Nam nói chung đang bị hàng Trung Quốc với giá rẻ chèn ép. Điều này có thể gợi ý cho cơng ty chuyển một số sản phẩm sang các sản phẩm giá rẻ hơn phù hợp với yêu cầu ăn mặc thay đổi nhanh, khơng cần chất liệu q bền của bộ phận bình dân chiếm đa số. Đồng thời, cơng ty cũng nên duy trì các sản phẩm trung và cao cấp hiện nay đang có thế mạnh nhằm chinh phục những người thuộc tầng lớp trung lưu đang có xu hướng tăng mạnh trong thời gian gần đây.

Một biện pháp nữa cơng ty nên áp dụng là sử dụng chính sách phân biệt giá. Sau khi Việt Nam gia nhập WTO, điều kiện để các doanh nghiệp ở rộng thị trường, đặc biệt là thị trường nước ngồi là vơ cùng rộng mở. Để nhanh chóng chiếm lĩnh được các thị trường này, ban đầu công ty nên tung ra sản phẩm với giá rẻ, chấp nhận giảm bớt lợi nhuận trước mắt để lấy được niềm tin của người tiêu dùng. Sau khi đã được thị trường chấp nhận thì có thể nâng dần giá lên để thu được lợi nhuận cao hơn, đồng thời khảng định vị thế của cơng ty.

3.2.5.3. Chính sách bán hàng và tiêu thụ sản phẩm

Ngày nay, không một doanh nghiệp sản xuất kinh doanh nào có thể phủ nhận vai trị của các hoạt động hỗ trợ bán hàng và tiêu thụ sản phẩm. sử dụng tốt các biện pháp này sẽ giúp công ty mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, thu hút sự quan tâm của khách hàng đối với sản phẩm. Đối với một doanh nghiệp kinh doanh các sản phẩm dệt may, là mặt hàng liên tục đổi mới như cơng ty CP May Đức Giang thì việc xúc tiến bán hàng càng có vai trị quan trọng. Bởi nếu sản phẩm khơng được tiêu thụ nhanh chóng thì rất dễ bị lỗi mốt và mất giá. Trong thời gian tới, công ty cần tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến bán hàng ở cả thị trường trong nước và quốc tế.

Hiện nay, doanh thu từ gia công hàng xuất khẩu của cơng ty vẫn chiếm tỷ lệ 95%, điều đó cho thấy công ty chưa chú trọng khai thác thị trường trong nước vốn cũng rất tiềm năng. Tổng số đại lý lớn nhỏ của công ty mới chỉ dừng lạỉ ở con số 56, là quá nhỏ nếu so với các công ty may lớn khác như Việt Tiến hay May Nhà Bè. Chính vì vậy, cơng ty chưa có khả năng vươn xa ở thị trường trong nước, đặt dấu ấn cho mình trong lịng khách hàng. Trước mắt, cơng ty nên thực hiện các biện pháp quảng cáo qua Catalogue và Internet, đây là cách

quảng bá khá kinh tế và hiệu quả. Thường xuyên tham gia các chương trình thời trang cũng như tài trợ cho các chương trình lớn cũng là cách hữu hiệu để quảng bá thương hiệu. Cơng ty cũng cần có chính sách đãi ngộ và ưu tiên hơn với các đại lý và các nhà tiêu thụ mới để thúc đẩy bán hàng, đưa sản phẩm của công ty đi sâu hơn vào trong dân cư.

Trong tình hình hiện nay, đối với các cơng ty may mặc xuất khẩu, bên cạnh việc cạnh tranh về chất lượng và giá cả thì thời gian chào hàng cũng rất quan trọng giúp cơng ty có thể nâng cao vị thế của mình. Do đó, cơng ty cần nghiên cứu, tìm hiểu thị trường để tung ra sản phẩm vào đúng thời điểm để nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường đồng thời kiếm được lợi nhuận cao. Nếu chậm chân thì rất khó để len chân vào thị trường đó hay hàng hóa của cơng ty bị lỗi thời. Hơn nữa, các hợp đồng xuất khẩu hiện nay đòi hỏi phải thực hiện đúng hạn, nếu khơng sẽ vừa tốn chi phí liên quan, vừa có thể bị phạt hợp đồng rất nặng và điều tệ hại hơn nữa là cơng ty có thể mất đi bạn hàng và uy tín kinh doanh bị giảm sút.

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty CP may đức giang (Trang 80 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)