CHƯƠNG 3 : KẾT QUẢ ƯỚC LƯỢNG VÀ SUY DIỄN THỐNG KÊ
3.4. Lý giải kết quả tìm được
Qua phần kiểm định lý thuyết trên, nhóm chúng tơi đưa ra rằng mối quan hệ giữa gia tăng dân số và tỷ lệ thất nghiệp là mối quan hệ tác động ngược chiều, mặc
hóa, dịch vụ chăm sóc người già, nhu cầu người cao tuổi tăng cao về chăm sóc y tế và đời sống tinh thần, tạo thêm nhiều công ăn việc làm cho lớp trẻ, khiến tỷ lệ thất nghiệp giảm xuống trong những năm vừa qua ở Việt Nam.
Chúng tôi cũng đưa ra được rằng mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và tỷ lệ thất nghiệp là mối quan hệ tác động ngược chiều, đúng như lý thuyết Okun của Arthur Melvin Okun về sự sụt giảm sản lượng khiến tỷ lệ thất nghiệp tăng. Như vậy, khi tăng trưởng kinh tế tăng, các quốc gia sản xuất càng nhiều, biến đổi cơ cấu ngành kinh tế, hình thành nhiều ngành mới, tạo ra nhiều việc làm cho người lao động dẫn đến tỷ lệ thất nghiệp giảm xuống.
Mối quan hệ giữa tỷ lệ đầu tư trực tiếp nước ngoài trên tổng sản phẩm quốc nội và tỷ lệ thất nghiệp là mối quan hệ cùng chiều mặc dù kỳ vọng với lý thuyết là mối quan hệ ngược chiều khi tỷ lệ đầu tư trực tiếp nước ngồi tăng thì thất nghiệp giảm. Nhóm chúng tơi có thể lý giải rằng người lao động Việt Nam làm việc trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi thường khơngn tâm khi làm việc lâu dài do tính ổn định thấp. Tính khơng ổn địnhbiểu hiện rõ rệt nhất là dễ bị sa thải, đuổi việc hoặc đóng cửa doanh nghiệp dễ rơi vào thất nghiệp. Mặt khác, việc các nhà đầu tư nước ngồi đầu tư vào Việt Nam, dẫn đến tình trạng di cư lao động quốc tế, có thể khiến cho lao động Việt Nam khó có thể cạnh tranh được với những người nước ngồi có trình độ sử dụng khoa học kỹ thuật, tay nghề cao, chuyên môn tốt hơn, và tình trạng chuyển dịch lao động từ nơng thơn ra thành thị, điển hình là lao động vùng nông thôn bây giờ đổ xô rất nhiều ra 2 thành phố lớn của Việt Nam là thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, khiến cho lực lượng lao động tăng lên, nhu cầu về lao động tăng mạnh, khiến tỷ lệ thất nghiệp tăng lên.
Về mối quan hệ giữa tỷ lệ lạm phát và tỷ lệ thất nghiệp, chúng tôi đưa ra mối quan hệ giữa tỷ lệ lạm phát và tỷ lệ thất nghiệp là mối quan hệ cùng chiều, phù hợp với nghiên cứu của Cashell (2004) nghiên cứu mối liên hệ giữa Lạm phát và Thất nghiệp kết luận rằng hầu hết các ước tính gần đây về tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên kéo dài đều cho thấy tỷ lệ thất nghiệp dưới 5% cuối cùng sẽ dẫn đến một tốc độ tăng lạm phát, và Lui (2009) nghiên cứu cho rằng lạm phát làm giảm lợi nhuận của một doanh nghiệp từ việc tạo ra nhiều vị trí cơng việc cịn trống, do đó nâng cao tỉ lệ thất nghiệp. Như vậy, tỷ lệ thất nghiệp sẽ tăng khi lạm phát tăng trong dài hạn.
Cuối cùng là về mối quan hệ giữa chi tiêu chính phủ và tỷ lệ thất nghiệp, chúng tôi đưa ra được mối quan hệ giữa chi tiêu chính phủ và tỷ lệ thất nghiệp là mối quan hệ ngược chiều, phù hợp với lý thuyết về chính sách tài khóa đã đưa ra ở phía trên. Như vậy, khi chi tiêu chính phủ tăng thì thất nghiệp tại Việt Nam sẽ giảm xuống.
Một số khó khăn khi chạy mơ hình
- Nguồn nhân lực và khả năng của các thành viên trong nhóm cịn hạn chế nên gặp khó khăn trong khâu thu thập tài liệu.
- Số quan sát cịn thấp so với một mơ hình trong thực tế.
- Khó khăn trong việc chạy mơ hình cho ra kết quả cịn chưa thực sự phù hợp hết với lý thuyết.