2.2. Lợi thế so sánh của vùng Tây nguyên trong việc sản xuất các mặt hàng này
2.2.2. Lợi thế về tài nguyên thiên nhiên
2.2.2.1. Về tài nguyên nước
Tài nguyên nước của Tây Nguyên được thiên nhiên ưu ái, là nơi khởi phát nhiều hệ thống sông suối lớn chảy xuống đồng bằng ven biển miền Nam Trung Bộ, Đông Nam Bộ và Campuchia. Mạng lưới sơng suối Tây Ngun thuộc 3 hệ thống sơng chính là sơng Mê Cơng, sơng Đồng Nai, sơng Ba và vùng thượng lưu của các sông Thu Bồn, sông Trà Khúc từ tỉnh Kon Tum chảy xuống Quảng Nam và Quảng Ngãi; sơng Cái, sơng Lũy chảy xuống Khánh Hịa, Ninh Thuận, Bình Thuận. Tổng lượng mưa trung bình ở Tây Nguyên khoảng hơn 81 tỷ m3 nước/năm, trong đó cung
cấp cho dòng chảy mặt 50,2 tỷ m3/năm, cho dòng chảy ngầm khoảng 6,6 tỷ m3/năm.
Cùng với điều kiện địa hình, địa chất thuận lợi, các dịng sơng trên đều có tiềm năng khá lớn về phát triển thủy điện. Chính vì thế, hiện nay, Tây Ngun đã trở thành hiện tượng “sốt thủy điện”. Số lượng thủy điện vừa và nhỏ ở Tây Nguyên theo quyết định số 1864/QĐ-BCT về việc phê duyệt quy hoạch các dự án nhà máy thủy điện vừa và nhỏ khu vực miền Trung và miền Nam vào hệ thống điện quốc gia giai đoạn 2009 - 2010 có xét đến năm 2015, tất cả 4 lưu vực sơng thuộc 5 tỉnh Tây Ngun có 212 dự án, rà sốt mới nhất của Bộ Cơng thương là 294 cơng trình. các dự án thủy điện Tây Nguyên thời gian qua đã đem lại điện năng cho vùng và cho quốc gia, góp phần điều tiết nguồn nước giữa mùa lũ và mùa cạn, hạn chế lũ lụt, phục vụ thủy lợi cho vùng dự án và vùng hạ lưu, phát triển kết cấu hạ tầng (điện, đường, trường, trạm, giải quyết công ăn việc làm, chuyển giao dịch vụ và kỹ thuật sản xuất mới, thúc đẩy giao lưu và hội nhập kinh tế - xã hội cho người dân ở vùng sâu, vùng xa,..). Ngồi ra cịn góp phần phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa như: cải thiện mơi trường và tạo việc làm cho hàng nghìn lao động là đồng bào dân tộc thiểu số tại địa phương ở những vùng sâu, vùng xa. Phát triển thủy điện cũng góp phần tăng thu nhập từ sản xuất nơng nghiệp do có sự điều tiết nước từ nơi khác đến.
2.2.2.2. Về tài ngun rừng
Tây Ngun là một trong những vùng có tính đa dạng sinh học rất cao của Việt Nam. Rừng Tây Nguyên giàu về trữ lượng, đa dạng về chủng loại Trữ lượng rừng gỗ chiếm tới 45% tổng trữ lượng rừng gỗ của cả nước. Diện tích rừng Tây Nguyên là 3.015,5 nghìn ha chiếm 35,7% diện tích rừng cả nước. Các cây dược liệu q được tìm thấy ở đây như sâm bổ chỉnh, sa nhân, địa liền, thiên niên kiện, hà thủ ơ trắng, ... và các cây thuốc q có thể trồng được ở đây như atisô, bạch truật, tô mộc, xuyên khung, …
Tây Nguyên còn là một vùng giàu tiềm năng rừng nguyên sinh với hệ sinh thái đa dạng, phong phú bậc nhất cả nước. Trên địa bàn này hiện có 6 vườn quốc gia và nhiều khu bảo tồn thiên nhiên quý giá như Vườn quốc gia Kon Ka King, Chư Mom Ray, Yok Đôn, Chư Yang Sin, Bidup -Núi Bà, Cát Tiên; các khu bảo tồn Ngọc Linh, Đắk Uy, Nam Ka, Ea Sô, Nam Nung… hiện đang được các tỉnh quy hoạch,
xây dựng thành những khu du lịch sinh thái tầm cỡ, có sức hút lớn đối với du khách quốc tế. Ngoài ra, du lịch sinh thái (gọi chung là du lịch xanh) ở đây còn được biết đến qua những vùng chuyên canh cây công nghiệp thân thiện với môi trường, là những nông trường cà phê ở Đắk Lắk, những đồi chè Bảo Lộc, dâu tằm Di Linh- Lâm Đồng, rừng cao su Đắk Nông, những vườn hồ tiêu Chư Sê - Gia Lai gắn với sản phẩm nơng nghiệp có chỉ dẫn địa lý vốn nổi tiếng trong và ngoài nước.
Tuy nhiên nạn phá rừng, hủy diệt tài nguyên thiên nhiên và khai thác lâm sản bừa bãi chưa ngăn chặn được tại đây có thể dẫn đến nguy cơ làm nghèo kiệt rừng và thay đổi môi trường, sinh thái.