Phát triển kinh tế, thu hút đầu tư

Một phần của tài liệu (Tiểu luận FTU) xác định các mặt hàng chủ lực của vùng tây nguyên và lợi thế so sánh của vùng tây nguyên trong việc sản xuất các mặt hàng này; xu hướng biến đổi (Trang 35 - 37)

Trong giai đoạn 2011-2015, kinh tế Tây Nguyên đã đạt được những kết quả tích cực, tốc độ tăng trưởng đạt khá và tăng cao qua các năm. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch mạnh mẽ theo hướng tích cực, phát triển mạnh một số ngành, lĩnh vực quan trọng. Hạ tầng kinh tế - xã hội được quan tâm đầu tư, có cải thiện đáng kể trong thời gian qua, tạo điều kiện cho phát triển kinh tế - xã hội và thuận lợi cho đời sống nhân dân trong vùng. Tăng trưởng tổng giá trị sản phẩm (GrDP) bình quân 5 năm (2011- 2015) của tồn vùng đạt 7,19%/năm, trong đó, khu vực nơng, lâm, thủy sản tăng 5,91%; khu vực công nghiệp, xây dựng tăng 11,19%; khu vực dịch vụ tăng 7,27%. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng: Giảm tỷ trọng khu vực nông, lâm nghiệp, thủy sản giai đoạn 2011-2015 từ 47,66% xuống còn 44,61%; tăng tỷ trọng trong cùng kỳ của các khu vực công nghiệp, xây dựng từ 16,73% lên 18,31% và khu vực dịch vụ từ 31,10% lên 33,35%. Năm 2016, tổng giá trị sản phẩm trên địa bàn theo giá cố định năm 2010 ước đạt 151.039 tỷ đồng, tăng 7,47% so với cùng kỳ năm trước. Cơ cấu GrDP tiếp tục chuyển dịch theo hướng giảm tỷ trọng khu vực nông, lâm, thủy sản 1,66% so với năm 2015; tăng tỷ trọng công nghiệp, xây dựng thêm 1,62%.

GrDP bình quân đầu người tăng bình quân 10,45%, năm 2015 đạt mức 1.658 USD, bằng 80,8% bình quân chung cả nước. Năm 2016 tăng 8,57% so với năm 2015 và đạt 39,56 triệu đồng/người.

Giai đoạn vừa qua ghi nhận sự tăng trưởng mạnh mẽ của vốn đầu tư vào khu vực Tây Nguyên. Tổng vốn đầu tư 5 năm 2011-2015 đạt 265,7 nghìn tỷ đồng, gấp đơi so với giai đoạn 2006-2010. Tốc độ tăng vốn đầu tư cả giai đoạn đạt mức 11,33%/năm, trong đó, vốn đầu tư vào khu vực nơng, lâm, thủy sản tăng bình quân 14,89%/năm; khu vực công nghiệp, xây dựng tăng 2,39%/năm; khu vực dịch vụ 12,13%/năm. Vốn đầu tư tăng mạnh nhất ở Đắk Lắk, tăng bình quân 20,1%/năm và tăng mạnh nhất vào lĩnh vực giao thông (riêng đầu tư vào phát triển giao thông

đường bộ tăng gấp 4,6 lần). Vốn đầu tư theo các khu vực kinh tế như sau: Khu vực nông, lâm, thủy sản chiếm 19,24% tổng vốn đầu tư; khu vực công nghiệp, xây dựng chiếm 34,09% và khu vực dịch vụ chiếm 45,31%. Riêng năm 2016, tổng vốn đầu tư đạt trên 76 nghìn tỷ đồng, tăng 15,85% so với năm 2015. Các địa phương đã đẩy mạnh thu hút đầu tư từ nguồn vốn ngoài nhà nước và đầu tư trực tiếp nước ngồi. Bình qn 5 năm vừa qua, tỷ trọng vốn đầu tư từ nguồn vốn nhà nước chiếm 36,89%, vốn đầu tư khu vực ngoài nhà nước 59,74%, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài 1,96%. Tỷ trọng vốn đầu tư khu vực nhà nước đã giảm từ 43,96% năm 2011 xuống còn 29,48% năm 2015, trong khi khu vực ngoài nhà nước tỷ trọng tăng từ 53,4% lên 69,28%, vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi cũng có sự tăng nhẹ, từ 1,85% lên 1,96%. Những chuyển dịch trong cơ cấu vốn đầu tư thể hiện sự phát triển, lớn mạnh của khu vực kinh tế ngoài nhà nước trên địa bàn, phù hợp với định hướng phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương trong vùng.

Trong thu hút đầu tư, lĩnh vực nông, lâm, thủy sản được các địa phương đặc biệt quan tâm khuyến khích. Vốn đầu tư vào lĩnh vực này chiếm tỷ trọng lớn nhất trong các ngành kinh tế, bình qn đạt 19,24% và có mức tăng tỷ trọng cao nhất, từ 18,03% năm 2011 lên 19,5% năm 2015. Hầu hết các tỉnh trong vùng đều có tỷ trọng vốn đầu tư vào lĩnh vực nông, lâm, thủy sản tăng dần qua các năm.

Một trong những lĩnh vực cũng đặc biệt được chú trọng đầu tư là giao thơng. Tổng số vốn bố trí và huy động đầu tư vào giao thông trong cả giai đoạn vừa qua đạt khoảng 64 nghìn tỷ đồng, bằng 1/6 tổng vốn đầu tư; trong đó, vốn cho các cơng trình do trung ương quản lý khoảng 45,3 nghìn tỷ đồng, vốn cho các cơng trình do địa phương quản lý khoảng 18,7 nghìn tỷ đồng. Những cơng trình giao thơng trọng yếu được đầu tư, hoàn thành đã làm thay đổi hồn tồn diện mạo giao thơng của vùng như đường Hồ Chí Minh đoạn qua Tây Nguyên (Quốc lộ 14), QL 19, QL 20, QL 28, … các cảng hàng không Buôn Ma Thuột, Pleiku, Liên Khương. Các cơng trình giao thơng trọng điểm được hoàn thành, đưa vào sử dụng tạo điều kiện thuận lợi cho vận tải hành khách, hàng hóa thơng suốt, nhanh chóng. Tổng chiều dài mạng lưới giao thơng đường bộ khu vực Tây Nguyên là 39.812km, chiếm 7,33% của cả nước với tỷ lệ cứng hóa đạt 47,72%, trong đó, đường quốc lộ dài 2.517km, đường

tỉnh lộ dài 1.948km, đường giao thơng nơng thơn dài 35.347km. Tồn vùng đã có 143/600 xã đạt tiêu chí về giao thơng theo tiêu chuẩn xã nơng thôn mới.

Một phần của tài liệu (Tiểu luận FTU) xác định các mặt hàng chủ lực của vùng tây nguyên và lợi thế so sánh của vùng tây nguyên trong việc sản xuất các mặt hàng này; xu hướng biến đổi (Trang 35 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(46 trang)