3.3.1. Một số thành tựu nghiên cứu khoa học
Khoa học và công nghệ cũng được chú trọng đầu tư ở Tây Nguyên. Với sự thành lập của viện khoa học kĩ thuật nông lâm nghiệp Tây Nguyên, các dự án, nghiên cứu khoa học đã góp phần khơng nhỏ vào việc giải quyết các vấn đề cấp thiết trong nông nghiệp ở các tỉnh Tây Nguyên. Một số thành tựu có thể kể đến như:
- Nghiên cứu giống cây trồng:
+ Giống cà phê: Cà phê là cây trồng chủ lực của vùng Tây Nguyên nhưng trong giai đoạn phát triển trước đây, vấn đề giống chưa được quan tâm đúng mức. Vì vậy các vườn cà phê trồng trước đây thường dễ mắc bệnh, có năng suất thấp và chất lượng hạt kém. Để khắc phục các nhược điểm trên và giải quyết triệt để các yếu kém của ngành sản xuất cà phê, Tây Nguyên đã nghiên cứu và đưa ra các giống mới được Bộ Nông Nghiệp và phát triển nơng thơn cơng nhận chính thức như TR9, TR11, TR12, TR13, ... Đây chính là tiền đề để có những vườn cà phê có năng suất cao, phẩm chất tốt, khả năng kháng bệnh gỉ sắt, tạo ra việc phát triển bền vững trong sản xuất cà phê của vùng Tây Nguyên.
+ Giống cây trồng khác: Ngồi cà phê thì nhiều giống cây trồng khác cũng được nghiên cứu như bơ, cacao, dâu tây, ... Rất nhiều giống đã được chứng nhận bởi bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn để đưa vào sử dụng thực tiễn.
- Nghiên cứu về hệ thống canh tác: Đây là lĩnh vực rất quan trọng góp phần phát triển nơng nghiệp bền vững. Hướng đi của nghiên cứu này là áp dụng các kỹ thuật tiên tiến, công nghệ cao phù hợp với các điều kiện tự nhiên của từng vùng sinh thái, kinh tế xã hội với tiêu chí đa dạng hóa sản phẩm, giảm chi phí sản xuất và tăng hiệu quả kinh tế theo hướng bền vững.
- Nghiên cứu về công nghệ sinh học, chế biến nơng sản, bảo vệ thực vật, phân bón.
3.3.2. Thuận lợi bước đầu
Vùng đất Tây Ngun có nguồn tài ngun nơng nghiệp như: đất, nước, khí hậu… rất thuận lợi cho việc ứng dụng công nghệ mới vào nông nghiệp. Bước đầu,
Tây Nguyên đã và đang là một trong những vùng sản xuất nông nghiệp lớn của cả nước với nhiều loại nơng sản hàng hóa có giá trị kinh tế cao như: rau, hoa, quả xứ lạnh, cà phê, chè Ô Long, Sâm Ngọc Linh, Hồng đẳng sâm, …
Điển hình là tỉnh Lâm Đồng đã hình thành nền sản xuất nơng nghiệp cơng nghệ cao và đang dẫn đầu cả nước về hiệu quả kinh tế trên một đơn vị diện tích canh tác. Tỉnh có trên 50% diện tích rau, hoa; 25% diện tích chè; 11% diện tích cà phê được ứng dụng cơng nghệ cao. Nhiều diện tích cây trồng ứng dụng cơng nghệ cao đạt từ 500 triệu đồng đến 2 tỷ đồng/ha/năm. Kim ngạch nông sản xuất khẩu chiếm tới 80% giá trị xuất khẩu của tỉnh.
Là thủ phủ trồng cà phê, Đắk Lắk chiếm 30% diện tích cà phê cả nước, với sản lượng trên 450.000 tấn cà phê nhân/năm. Theo quy hoạch, đến năm 2020, Đắk Lắk sẽ hoàn thành việc xây dựng cơ sở hạ tầng khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao quy mô 30 ha tại Trung tâm giống cây trồng vật nuôi tỉnh. Đắk Lắk cũng sẽ xây dựng các vùng sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trên cây cà phê với diện tích 40.000 ha, hồ tiêu 3.000 ha, bơ 3.000 ha, lúa lai F1 840 ha, ngô cao sản 46.000 ha, rau an toàn 1.000 ha.
Một địa phương khác trong vùng là tỉnh Kon Tum mới đang dần hình thành các vùng nơng nghiệp ứng dụng cơng nghệ cao. Đáng kể có vùng sản xuất rau, hoa, quả xứ lạnh và chăn nuôi đại gia súc tập trung (dê sữa, bị sữa, bị thịt) gắn với du lịch sinh thái, nơng nghiệp tại Khu du lịch sinh thái Măng Đen, huyện Kon Plông (3.000 ha). Vùng sản xuất cà phê sạch đạt chuẩn Quốc tế mang thương hiệu “Cà phê Đăk Hà” (500 ha). Vùng chăn nuôi gia súc tập trung và nuôi cá nước ngọt huyện Ia HDrai (quy mơ 2.000 ha).
3.3.3. Khó khăn, thách thức
Tây Nguyên là khu vực có tiềm năng, lợi thế để phát triển sản xuất nông nghiệp. Nhà nước đã có chính sách hỗ trợ cho nơng dân, doanh nghiệp đẩy mạnh việc ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nơng nghiệp.
Tuy nhiên, để chính sách đi vào thực tế vẫn cịn một khoảng cách lớn. Nơng dân cũng như doanh nghiệp vẫn cịn nhiều khó khăn trong việc tiếp cận các chính sách trong lĩnh vực này.
Về đầu tư, dù Nhà nước đã có sự quan tâm lớn đến khu vực nhưng nguồn vốn đầu tư vào vùng còn hạn chế. Trong giai đoạn 2010 - 2015, tổng vốn đầu tư toàn xã hội vùng Tây Nguyên chỉ chiếm khoảng 5% trong tổng vốn đầu tư toàn xã hội của cả nước. Trong khi đó, thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Tây Nguyên, ngồi Lâm Đồng, bốn tỉnh cịn lại hầu như chưa có các dự án FDI.
Theo Quyết định số 813 ngày 24/4/2017 của Ngân hàng Nhà nước về chương trình cho vay khuyến khích phát triển nơng nghiệp ứng dụng cơng nghệ cao, nông nghiệp sạch, người dân muốn vay vốn ưu đãi thì cần đáp ứng được các tiêu chí xác định chương trình, dự án nơng nghiệp ứng dụng cơng nghệ cao, nông nghiệp. Do các thủ tục cịn khắt khe, nơng dân khơng thể tiếp cận vốn của ngân hàng.
Điều đó lý giải tại sao một tỉnh như Lâm Đồng, hiện nay tỷ trọng giá trị sản xuất nông nghiệp công nghệ cao mới đạt 30% tổng giá trị sản xuất ngành nơng nghiệp, diện tích áp dụng cũng chỉ chiếm hơn 16% diện tích canh tác. Cịn Đắk Lắk, mới có khoảng 15% tổng diện tích cà phê được cấp chứng nhận cà phê chất lượng. Chưa kể đến diện tích cây cà phê bị già cỗi khơng được tái canh khiến năng suất, chất lượng cà phê giảm theo từng năm. Các tỉnh còn lại trong vùng như: Đắk Nơng, Gia Lai hay Kon Tum cũng đã có nhà đầu tư “nhịm ngó” các khu nơng nghiệp cơng nghệ cao nhưng lại chưa hoặc chậm triển khai do chưa có cơ sở hạ tầng đường điện, nước.
Ở khía cạnh khác, việc phát triển nông nghiệp công nghệ cao ở Tây Nguyên cịn vướng mắc ở chính sách liên quan tới đất đai và chưa có sự quan tâm thực sự của chính quyền địa phương. Một trong các tiêu chí để người dân và doanh nghiệp có thể tiếp cận với nguồn vốn vay ưu đãi, là các địa phương cần thành lập các chương trình, dự án với các vùng, các khu nơng nghiệp cơng nghệ cao.
Có thể nói những nghiên cứu khoa học này đã đóng góp một phần khơng nhỏ cho việc phát triển nông lâm nghiệp trên địa bàn Tây Nguyên, đặc biệt với các cây cơng nghiệp chính của vùng. Hầu hết kết quả nghiên cứu của các đề tài đều mang tính ứng dụng thực tiễn cao, đã được chuyển giao cho sản xuất, góp phần vào cơng cuộc phát triển kinh tế, xã hội và xây dựng nông thôn mới trên địa bàn vùng Tây Nguyên.
Chương 4: Một số giải pháp và chính sách nhằm nâng cao lợi thế so sánh các sản phẩm xuất khẩu chủ lực của vùng Tây Nguyên
Để phát triển xuất khẩu, nâng cao lợi thế cạnh tranh của vùng Tây Ngun cần phải nhanh chóng thay đổi mơ hình tăng trưởng. Trong những năm qua, xuất khẩu của Tây Nguyên chủ yếu phụ thuộc vào khai thác tài nguyên sẵn có, nhất là tài nguyên hữu hạn đất và rừng; lao động tại chỗ chất lượng thấp, thủ công, rẻ tiền, chủ yếu là lao động không qua đào tạo và dựa vào cơ bắp là chính. Lợi thế nói trên hiện tại và một vài năm tới vẫn phát huy tác dụng. Tuy nhiên, dễ dàng nhận thấy nguồn lực ấy ngày càng cạn kiệt. Chất lượng lao động thấp không thể tạo ra năng suất lao động và chất lượng hàng hóa cao. Tình trạng xuất khẩu thơ thành phẩm sản xuất có từ khai thác tài nguyên thiên nhiên sẽ giảm tốc độ tăng trưởng xuất khẩu trong dài hạn. Do đó, xuất khẩu ở Tây Ngun khó có thể duy trì được tốc độ tăng trường cao cùng những lợi thế so sánh sẵn có. Bên cạnh đó, áp lực cạnh tranh quốc tế trong bối cảnh suy thối kinh tế tồn cầu cũng là áp lực phải nhanh chóng đưa ra các giải pháp để nhanh chóng chuyển sang mơ hình tăng trường mới, nâng cao chất lượng và hiệu quả xuất khẩu, phát huy lợi thế so sánh cho những sản phẩm xuất khẩu chủ lực ở Tây Nguyên.