Giảm rủi ro trong kiện tụng vi phạm hợp đồng

Một phần của tài liệu (Tiểu luận FTU) tiểu luận quản lý rủi ro thực trạng quản lý rủi ro trong hoạt động thanh toán quốc tế của ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam năm 2019 (Trang 31 - 33)

- Để giảm rủi ro trong kiện tụng vi phạm hợp đồng TTQT, tất cả các nghiệp vụ TTQT được xử lí chuẩn xác, khơng bỏ qua cơng đoạn nào để đảm bảo tính an tồn, khơng vi phạm cơng ước, đạo luật và thông lệ quốc tế.

- Viettinbank cịn xây dựng mơ hình quản lí rủi ro mới Base II với các cơng tác quản trị không ngừng được tăng cường, ứng dụng mạnh mẽ công nghệ cao.

- Viettinbank tổ chức thường niên các Hội nghị Thanh toán Quốc tế và Tài trợ Thương mại, hội thảo cấp Ngành về quản lí rủi ro, tổ chức thảo luận, trả lời câu hỏi, tạo ra kênh thông tin đa chiều, giúp giải đáp các thắc mắc đến từ các khách mời, các vị đại biểu. Hội nghị đã thực sự trở thành một diễn đàn chuyên môn, nơi các thành viên tham dự được chia sẻ kinh nghiệm, trao đổi, thảo luận sâu hơn về các vấn đề liên quan đến TTQT và TTTM, đồng thời đưa ra các đề xuất hiệu quả, góp phần hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh trong thời kỳ hội nhập.

- Những điểm cần lưu ý để tránh những rủi ro, gian lận trong Thanh toán Quốc tế trong Hội nghị TTQT và TTTM của Viettinbank luôn được nhắc lại và nhấn mạnh

● Thứ nhất, đối với lãnh đạo và nhân viên nội bộ cần yêu cầu nhân viên trong cơng ty kiểm tra lại các u cầu thanh tốn nhận được từ email.

● Thứ hai, đối với đối tác cần thống nhất về nguyên tắc không thay đổi chỉ dẫn thanh toán (thay đổi số tài khoản) qua email.

● Thứ ba, cần bảo vệ tài khoản email, chỉ cung cấp địa chỉ email cho những người đã biết, không để lại email tự động đăng nhập và ghi nhớ mật khẩu

● Thứ tư, cần kiểm tra lại thơng tin bằng hình thức khác.

● Thứ năm, kiểm tra lại địa chỉ email của người gửi thay vì kiểm tra tên.

● Thứ sáu, chỉ sử dụng số điện thoại liên lạc đã có.

● Thứ bảy, thận trọng với mọi dấu hiệu khác biệt đáng nghi trong các yêu cầu thanh toán hoặc sửa đổi thanh toán.

● Thứ tám, cần kiểm sốt hoạt động của tài khoản cơng ty tại ngân hàng hàng ngày.

- Đối với các trường hợp gian lận và giả mạo chứng từ thì từ phía Ngân Hàng, thường có một số lí do chính sau đây:

● Thứ nhất, theo điều 14a và 34 UCP600, ngân hàng sẽ chỉ có trách nhiệm kiểm tra chứng từ trên bề mặt và nếu trên bề mặt của chứng từ cho thấy sự phù hợp, ngân hàng sẽ thanh tốn cho người bán. Nhiều ngân hàng khơng nhận thức đầy đủ yêu cầu kiểm tra chứng từ phù hợp với LC địi hỏi ba nội dung chính: (1) kiểm tra trên bề mặt chứng từ phù hợp với LC; (2) kiểm tra sự nhất quán giữa các chứng từ; (3) kiểm tra

kiểm tra chứng từ theo UCP (ISBP) dẫn đến sự thiếu cẩn thận trong việc kiểm tra chứng từ.

● Thứ hai, do hạn chế về mặt nghiệp vụ ngân hàng của bộ phận TTQT và tài trợ thương mại quốc tế. Đơi khi, trong q trình kiểm tra chứng từ, nhân viên ngân hàng vẫn gặp phải những sai sót, kiểm tra khơng kỹ càng, đầy đủ. Do đó dẫn đến việc chứng từ giả được xem là phù hợp và ngân hàng thanh toán hoặc ứng trước tiền hàng cho người bán.

● Thứ ba, các chứng từ bị làm giả thường rất tinh vi và nằm ngồi sự kiểm sốt của các ngân hàng. Vì vậy, để các ngân hàng phát hành phát hiện ra chứng từ giả là rất khó. Hầu hết các trường hợp được phát hiện ra đều là sau khi ngân hàng phát hành đã thanh tốn cho người bán.

Để đối phó với vấn đề này, bên cạnh các hoạt động quản trị rủi ro, nhân viên phòng TTQT của Viettinbank được tuyển chọn là những người có chun mơn cao, ln được nhắc nhở cẩn trọng trong q trình kiểm tra chứng từ, khơng bỏ sót lỗi chứng từ, trường hợp nghi ngờ chứng từ gian lận hoặc giả mạo phải phối hợp với người mua để tìm cách xử lý thích hợp. Trước khi thanh tốn phải kiểm tra xem hàng hóa, tàu chuyên chở hàng hóa đang ở đâu. Phối hợp chặt chẽ với người mua để xử lý trong trường hợp khơng có hàng, khơng có tàu hoặc hàng hóa giao thiếu hàng hoặc hàng hóa kém phẩm chất như đã nêu trên vì tổn thất của người mua cũng là tổn thất của ngân hàng khi phần lớn các lô hàng nhập khẩu được ngân hàng tài trợ.

Một phần của tài liệu (Tiểu luận FTU) tiểu luận quản lý rủi ro thực trạng quản lý rủi ro trong hoạt động thanh toán quốc tế của ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam năm 2019 (Trang 31 - 33)