Tập trung đầu tư đào tạo nguồn nhân lực phục vụ hoạt động TTQT:

Một phần của tài liệu (Tiểu luận FTU) tiểu luận quản lý rủi ro thực trạng quản lý rủi ro trong hoạt động thanh toán quốc tế của ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam năm 2019 (Trang 34 - 36)

TTQT là hoạt động phức tạp, nhiều rủi ro, mà nguyên nhân rủi ro lại phần lớn do con người trực tiếp hoặc gián tiếp gây ra. Do vậy, biện pháp tốt nhất là tăng cường đầu tư, đào tạo nguồn nhân lực phục vụ cho TTQT, thể hiện ở một số mặt sau đây:

+ Kích thích nhân viên chủ động tham gia đào tạo, mở rộng đào tạo là biện pháp quan trọng và là con đường cơ bản để nâng cao tố chất cho nhân viên. Việc nhân viên chủ động tham gia đào tạo có ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả đào tạo, từ đó hình thành tính chủ động và tự giác trong việc tham gia đào tạo. Điều đó tác động trực tiếp đến nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, mở rộng tri thức, khả năng sáng tạo, phát minh óc tưởng tượng và các kỹ năng thực hành nghể nghiệp của từng nhân viên. + Đa dạng hóa các hình thức đào tạo: đào tạo ở nước ngồi, đào tạo tại chỗ, mời chuyên gia giỏi giảng dạy, xây dựng các dự án quốc tế về đào tạo nhân lực có trình độ cao để đảm bảo nhu cầu thiết yếu trong quá trình hội nhập; cùng với áp dụng chế độ ưu đãi nhằm thu hút các nhà quản lý và kinh doanh giỏi của Việt Nam ở nước ngoài về nước để tư vấn về chính sách tài chính, kinh doanh, đào tạo hoặc chuyển

giao công nghệ. Áp dụng chế độ thu hút, giữ người tài bằng chính sách lương, khen thưởng,…

+ Đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ. Đây là tiêu chuẩn cơ bản đánh giá năng lực của nhà quản trị trong TTQT. Chuyên mơn nghiệp vụ TTQT có độ khó, phức tạp cao bởi tính đa dạng, phong phú của yếu tố quốc tế tác động.

+ Đào tạo, bồi dưỡng về trình độ ngoại ngữ. Ngơn ngữ là cầu nối cơ bản; quan trọng nhất trong giao tiếp, cũng là nguyên nhân gây ra sự bất đồng, những rủi ro đáng tiếc trong kinh doanh. Nâng cao trình độ ngoại ngữ là điều kiện bắt buộc cho các nhà quản trị và nhân viên TTQT để xâm nhập thị trường quốc tế.

+ Đào tạo, bồi dưỡng về trình độ tin học. Tin học là trợ thủ đắc lực, là phương tiện để nhà quản trị tiếp cận với thị trường quốc tế. Bản thân tin học giúp các doanh nghiệp xử lý nhanh chóng những thơng tin phức tạp trước khi có quyết định chính thức về phương án kinh doanh.

+ Đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về luật pháp, tập quán thương mại trong nước và quốc tế một cách thấu đáo và có tiếp cận thực tế. Mơi trường pháp lý

thường khá phức tạp mà lại không rõ ràng. Để tránh những vi phạm pháp luật ngồi mong muốn, cần có sự am hiểu nhất định về những công ước, điều ước quốc tế, luật pháp trong và ngoài nước.

+ Đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về văn hóa, xã hội, phong tục, tập quán, sở thích… của các nước là đối tác trong quan hệ ngoại thương. Vi phạm những điều cấm kỵ của các quốc gia là nguyên nhân rủi ro không thể cứu vãn trong quan hệ buôn bán quốc tế. Sự hiểu biết văn hoá, xã hội các quốc gia đối tác là một cơ sở vững chắc cho sự tồn tại và phát triển kinh doanh ngoại thương.

+ Giáo dục về phẩm chất, đạo đức, bồi dưỡng về nghệ thuật kinh doanh. Phẩm chất là sự nhiệt tình, làm việc quên mình. Đạo dức là tơn trọng pháp luật trong mọi hồn cảnh, vì lợi ích chung khơng tư lợi. Nghệ thuật kinh doanh là sự khéo léo vận dụng kiến thức và thuật kinh doanh vào từng trường hợp cụ thể đạt hiệu quả tốt.

+ Cần có quy chế tuyển chọn cán bộ mới hợp lý để thực sự có được cán bộ có trình độ cũng như đạo đức, bố trí cán bộ đúng vị trí, đúng người đúng việc, mạnh dạn đề bạt cán bộ trẻ có năng lực vào vị trí thích hợp

Mặc dù đề xuất và triệt để thực hiện những giải pháp quản lý rủi ro chỉ tại NHCTVN thì cũng khó có thể tránh được mọi rủi ro, tổn thất trong hoạt động thanh toán quốc

tế. Để giảm thiểu rủi ro, quản lý được rủi ro và góp phần nâng cao hiệu quả trong hoạt động thanh toán quốc tế cũng cần có các giải pháp hỗ trợ khác từ Chính Phủ và Ngân hàng Nhà nước

2.3.2. Kiến nghị

Một phần của tài liệu (Tiểu luận FTU) tiểu luận quản lý rủi ro thực trạng quản lý rủi ro trong hoạt động thanh toán quốc tế của ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam năm 2019 (Trang 34 - 36)