Xây dựng hệ thống cảnh báo những biến động bất thường về tình hình tà

Một phần của tài liệu (Tiểu luận FTU) tiểu luận quản lý rủi ro thực trạng quản lý rủi ro trong hoạt động thanh toán quốc tế của ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam năm 2019 (Trang 38 - 40)

tế là hết sức quan trọng cho các hoạt động, dự báo kinh doanh và điều hành kinh tế các cấp. Tuy nhiên ở nước ta các thông tin kinh tế thường bị phân tán, chia cắt rời rạc và thiếu chuẩn hóa thống nhất giữa các nguồn và đơn vị quản lý, nhất là không được phổ biến rộng rãi, cơng khai gây khó khăn cho các tổ chức và cá nhân có nhu cầu khi tiếp cận. Vì vậy, Chính phủ cần có nghị quyết chuyên đề về việc xây dựng hệ thống thông tin và dữ liệu kinh tế các cấp dựa trên các thành tựu mới nhất của công nghệ thông tin nhằm phục vụ các nhu cầu về thông tin kinh tế nói chung, phục vụ cơng tác dự báo kinh tế nói riêng.

+ Cần đảm bảo tính chun nghiệp và sự phối hợp ăn khớp giữa các cơ quan chức năng và các loại công cụ dự báo, giữa công tác dự báo với công tác tổ chức thực hiện. Hơn nữa không thể không cân nhắc đến các tham số phi kinh tế khác trong quá trình tổng hợp và đưa ra các kết quả dự báo kinh tế. Vì vậy, cần có sự phối hợp đồng bộ, liên ngành các cơ quan, các công cụ, phương pháp dự báo nhất là trong công đoạn thu thập dữ liệu đầu vào và công đoạn xử lý kết luận cuối cùng của quy trình dự báo, nhằm góp phần tham chiếu, phản biện và hồn thiện, nâng cao tính xác thực của kết quả báo cáo dự báo.

+ Cần coi trọng đúng mức sự tương tác qua lại giữa công tác dự báo kinh tế với những đặc điểm luật pháp và kinh tế xã hội của đất nước. Kinh nghiệm thế giới và trong nước cho thấy, dự báo kinh tế cũng là nghệ thuật của sự ước lượng và cân nhắc trong tổng hòa các yếu tố kinh tế - chính trị - xã hội.. Nói một cách cụ thể, việc các chính sách, hệ thống luật pháp chung, cũng như nhiều yếu tố thượng tầng, và kiến trúc hạ tầng xã hội khác cũng tác động không nhỏ đến công tác dự báo, nhất là dự báo trung và dài hạn. Thế giới nói chung và thị trường hiện đại nói riêng đang và sẽ biến đổi ngày càng nhanh chóng. Trong bối cảnh đó, thì những ai dự báo được tương lai một cách chính xác thì người đó sẽ chiến thắng.

+ Ngân hàng Nhà Nước cần nhanh chóng triển khai hướng dẫn thực hiện một cách rõ ràng các khuôn khổ pháp lý liên quan đến bảo hiểm tài trợ xuất khẩu nhằm đảm bảo an tồn tín dụng theo Luật NHNN và Luật các Tổ chức Tín dụng. Đồng thời hồn thiện hoạt động thơng tin cho các bộ phận trong toàn bộ hệ thống ngân hàng.

+ Ngân hàng Nhà nước cần sớm ban hành các văn bản pháp quy liên quan đến các nghiệp vụ nhờ thu trực tiếp trong thanh tốn quốc tế. Cụ thể nên có văn bản hướng dẫn xử lý nghiệp vụ CAD hiện nay đang được rất nhiều ngân hàng và doanh nghiệp quan tâm.

+ Đổi mới cơ bản và tồn diện cơng tác thanh tra Ngân hàng Nhà nước: Giám sát ngân hàng phù hợp với thông lệ và chuẩn mực quốc tế. Đánh giá tồn diện mơ hình tổ chức, hoạt động, pháp lý… theo các nguyên tắc của Ủy Ban Giám sát Ngân hàng Quốc tế (Basel). Rà soát những hạn chế, bất cập làm giảm hiệu lực, hiệu quả công tác thanh tra, giám sát ngân hàng, làm cơ sở cho việc xây dựng đề án cải cách tổ chức và hoạt động thanh tra của Ngân hàng Nhà nước.

Một phần của tài liệu (Tiểu luận FTU) tiểu luận quản lý rủi ro thực trạng quản lý rủi ro trong hoạt động thanh toán quốc tế của ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam năm 2019 (Trang 38 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(43 trang)