Thách thức trong ngành nông nghiệp của Philippines

Một phần của tài liệu (Tiểu luận FTU) tiểu luận phân tích chi phí lợi ích kinh nghiệm phát triển nông nghiệp thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu tại các quốc gia trên thế giới và bài (Trang 30 - 33)

II. KINH NGHIỆP PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP THÔNG MINH TẠI MỘT SỐ QUỐC

2. Kinh nghiệm phát triển nơng nghiệp thơng minh thích ứng biến đổi khí hậu tại Philipine

2.3. Thách thức trong ngành nông nghiệp của Philippines

Những thách thức mà ngành nông nghiệp Philippines gặp phải trong việc phát triển nông nghiệp đáp ứng với biến đổi thời tiết bao gồm yêu cầu phải đáp ứng nhu cầu lương thực cho dân số ngày càng tăng, cùng với lực lượng nơng dân lao động già hóa, thiếu thơng tin và sự tiếp cận các dịch vụ cũng như các khoản đầu tư cịn hạn chế dành cho nơng nghiệp.

Thứ nhất, yêu cầu phải đảm bảo an ninh lương thực và an ninh dinh dưỡng để đáp ứng nhu cầu của

lượng lớn dân số trong hiện tại và tương lai gần được coi như một thách thức đối với Philippines. Quốc gia này xếp thứ 70 trong tổng cộng 109 quốc gia về chỉ số An ninh lương thực thế giới năm 2018 (Global Food Security Index – GFSI), và xếp thứ 14 trong khu vực châu Á Thái Bình Dương. Chỉ số này đánh giá tổng hợp về sự sẵn có, tính hợp lý về giá cả, chất lượng và độ an toàn của thực phẩm trên phạm vi toàn thế giới. Đây chỉ tiêu là đánh giá khách quan, giúp phản ánh tình trạng an ninh lương thực của Philippines, bởi lẽ, dù gạo là thực phẩm chính của Philippines, gạo vẫn chiếm đến 28% giá trị mặt hàng nông nghiệp nhập khẩu của quốc gia này. Mặc dù chính phủ quốc gia này cũng đã có nhiều nỗ lực như tăng chi tiêu cơng cộng cho khu vực nông nghiệp để phát triển các chương trình nhằm cung cấp đủ lượng gạo cần thiết cho dân số. Khơng thể phủ nhận chương trình này cũng đã làm tăng lượng gạo sẵn có, tự sản xuất của quốc gia này. Tuy nhiên, điều này dẫn đến việc gia tăng giá gạo, làm cho loại lương thực này trở nên khó chi trả hơn cho nhóm người nghèo nhất trong dân số, và việc tỉ lệ đói nghèo tăng lên ở năm 2014 là một hậu quả trực tiếp từ việc tăng giá thực phẩm thiết yếu, thay vì sự giảm đi của thu nhập danh nghĩa. Vậy đảm bảo an ninh lương

thực cho dân số ở thời điểm hiện tại đã là một thách thức, thách thức này cịn trở nên khó khăn hơn khi đến năm 2050, dân số quốc gia này được tính tốn sẽ tăng lên đến 150 triệu người.

Để giải quyết bài toán về an ninh lương thực, yêu cầu đặt ra là phải tăng năng suất, sản lượng nông nghiệp. Tuy nhiên, phần lớn nông dân ở Philippines là người lớn tuổi với độ tuổi trung bình là 57 tuổi và tuổi thọ trung bình là 70. Những nơng dân lớn tuổi thì thường e ngại trước các cơ hội huấn luyện và ít có khả năng sáng tạo, điều này tạo ra rủi ro lớn về dài hạn cho năng suất của khu vực nơng nghiệp. Rất nhiều nơng dân thì cịn thiếu sự tiếp cận tới các thơng tin kĩ thuật về các loại sản phẩm, vấn đề về thời tiết, và thị trường. Bên cạnh đó, các chun gia dự đốn đến năm 2025 Philippines cần phải tăng lên 5.2 triệu ha đất ở khu vực biên giới để cho sản xuất nơng nghiệp. Nhưng do diện tích đất canh tác thì có giới hạn, thâm canh nơng nghiệp là điều cần thiết để ổn định nhu cầu về đất để sản xuất thực phẩm. Tuy nhiên, thâm canh kéo dài cùng với việc tăng sử dụng hóa chất đầu vào sẽ làm tăng dư lượng hóa chất độc hại và nguy hiểm trong đất, khơng khí và nước.

Hơn nữa là vấn đề sự thiếu nghiên cứu, đầu tư cho lĩnh vực nơng nghiệp. Việc thiếu q trình thu

thập, tổng hợp và phân tích các số liệu mới nhất đã tạo nên áp lực lớn tới các nghiên cứu, sáng tạo và chính sách có thể giúp ích cho người dân. Chi tiêu dành cho nghiên cứu về nông nghiệp chỉ chiếm 0.14% của GDP quốc gia này vào năm 2007. Vào năm 2008, tổng giá trị của các nghiên cứu phát triển về nông nghiệp của Philipinese là 133 triệu USD (tính theo 2005 PPP), là một trong những quốc gia chi tiêu ít nhất cho lĩnh vực này trong cùng nhóm thu nhập trung bình ở khu vực Châu Á, thấp hơn rất nhiều so với Indonesia hay Malaysia.

Biểu đồ 2.4 so sánh chi tiêu công cho R&D lĩnh vực nông nghiệp của các quốc gia thu nhập trung bình ở Châu Á từ 1996-2008

Trung Quốc Ấn Độ Indonesia Malaysia Pakistan Philippines Sri Lanka Thái Lan Việt Nam 0 500 1000 1500 2000 2500 3000 3500 4000 4500 1996 2002 2008 đ ơ n v ị: tr iệ u 2 0 0 5 P P P U SD

Nguồn số liệu: báo cáo thường niên của FAO, 2009

Thêm vào đó, thách thức đối với ngành nơng nghiệp Philippines cịn lớn hơn nữa, khi quốc gia này

nằm trên Vành đai lửa Thái Bình Dương và nằm gần xích đạo, nên thường xuyên chịu ảnh hưởng của các trận động đất và bão nhiệt đới. Quốc gia này xếp thứ nhất trong những quốc gia chịu nhiều tổn thương do bão nhiệt đới, xếp thứ tư trong các nước chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của thời tiết cực đoan. Nông nghiệp là khu vực chịu rất nhiều thiệt hại do các thảm họa thiên nhiên gây ra. Từ năm 1990 đến năm 2006, các thiệt hại đối với sản lượng nông nghiệp do bão chiếm đến 70%, hạn hán 18% và ngập lụt là 5%. Trung bình hàng năm, các thiệt hại liên quan đến bão tới các sản phẩm của nông nghiệp được ước tính lên tới 136 triệu USD. Các tỉnh của thung lũng Cagayan, Pangasinan, Isabela, Nueva Ecija, Iloilo, và Camarines Sur – nơi sản xuất gạo lớn nhất Philippines – là những nơi chịu ảnh hưởng lớn nhất của bão lũ. Trong khi đó, phía bắc Cotabato và Maguindanao – nơi sản xuất nhiều thực phẩm của Midanao – thì có xu hướng chịu ảnh hưởng của hạn hán và các diễn biến El Nino hơn. Năm 2016, hiện tượng El Nino đã gây ra sự lây lan rộng của các loại sâu bọ phá hoại (ví dụ như loài sâu xanh và động vật gặm nhấm) ở Central Luzon, khu vực SOCCSKSARGEN và ARMM. Hơn nữa 181,687 nông dân (tương ứng 224,843 ha của đất nông nghiệp) chịu ảnh hưởng của đợt hạn hán năm 2016. Trong nhóm này, đến 54% là nơng dân sản xuất lúa gạo, 38% trồng ngô và 8% nơng dân trồng các loại cây có giá trị cao khác.

Thay đổi khí hậu đã làm tăng 0.64 độ C trong nhiệt độ trung bình của Philippines giai đoạn 1951

và 2010, và được dự báo làm thay đổi nhiệt độ trung bình của Philippines lên ít nhất trong ngắn hạn (đến năm 2020) và trung hạn 2050 lên đến tương ứng1.1 độ C và 1.5 độ C. Cùng với sự thay đổi trong nhiệt độ trung bình, thì lượng mưa dự kiến giảm trong các tháng mùa khô như tháng ba, tháng 4 và tháng 5. Các yếu tố này được dự đoán làm giảm năng suất lương thực, tăng nguy cơ cho vật phá hoại và bệnh dịch, và tạo nên sự thay đổi trong sản xuất các nông sản phù hợp. Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, nhìn chung, từ giờ đến năm 2050, thay đổi khí hậu cũng sẽ tiêu tốn nền kinh tế của Philippines 520 triệu USD/năm.

Một phần của tài liệu (Tiểu luận FTU) tiểu luận phân tích chi phí lợi ích kinh nghiệm phát triển nông nghiệp thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu tại các quốc gia trên thế giới và bài (Trang 30 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(40 trang)