II. KINH NGHIỆP PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP THÔNG MINH TẠI MỘT SỐ QUỐC
2. Kinh nghiệm phát triển nơng nghiệp thơng minh thích ứng biến đổi khí hậu tại Philipine
2.4. Phát triển CSA ở Philippines
2.4.1.2. Các quy định ban hành
Philippines là một trong những quốc gia đi đầu trong việc đưa các vấn đề về biến đổi khí hậu vào luật pháp quooscc gia và các chính sách. Vào năm 1991, Philippines đã thúc đẩy việc thiết kế những điều luật để khuyến khích việc tăng năng suất và khả năng thích nghi để đối mặt với biến đổi khí hậu. Ví dụ, Đạo luật về hiện đại hóa nơng nghiệp và ngư nghiệp năm 1997 (Agriculture and Fisheries Modernization Act - ký hiệu RA 8435) yêu cầu Bộ Nông nghiệp cùng các tổ chức khác phải quan tâm đến tổng thể mối quan hệ giữa biến đổi khí hậu, diễn biến cực đoan của thời tiết và năng suất nông sản hàng năm khi thiết kế các chương trình về nơng ngư nghiệp. RA 8435 còn giao nhiệm vụ cho Bộ Nơng nghiệp để hồn thành kế hoạch hiện đại hóa nơng ngư nghiệp, đặc biệt quan tâm đến vấn đề an ninh lương thực, giảm đói nghèo, và vấn đề bình đẳng xã hội, tăng thu nhập và lợi nhuận, mức cạnh tranh quốc tế và tính bền vững.
RA 10121 (2010) và RA 9729 (2009) đã giúp trở thành nền móng mạnh mẽ cho quản lý rủi ro từ thảm họa thiên nhiên và thích ứng biến đổi khí hậu ở quốc gia này. Những điều luật này thiết lập cơ chế để quản lý và giảm thiểu các rủi ro từ thảm họa thiên nhiên ở cấp độ địa phương. Cụ thể, RA 10121 tập trung thuần túy vào việc giảm thiểu rủi ro từ thảm họa thiên nhiên, ở các khía cạnh như phản ứng khẩn cấp hay các phương pháp chủ động như hệ thống cảnh báo. Cịn RA 9729 thì xác định sáng kiến chính cần thiết để giải quyết ảnh hưởng của biến đổi khí hậu cũng như các khó khăn mà nó gây ra và thiết lập các giai đoạn trong hình thành Khung chiến lược quốc gia về Biến đổi khí
hậu (National Framework Strategy on Climate Change – ký hiệu NFSCC). Vào năm 2012, điều luật này đã được sửa đổi thành People’s Survival Fund Law, ký hiệu RA 1171, điều luật này tạo nên sự hỗ trợ về mặt tài chính, ít nhất 20 triệu USD, cho các chương trình và dự án để tăng tính thích ứng được cụ thể ở NFSCC. Sau NFSCC, National Climate Change Action Plan, ký hiệu NCCAP được tạo lập, đưa ra nội dung cho vấn đề thích nghi và giảm thiểu từ giai đoạn 2011 đến 2028. Mục tiêu của NCCAP là an ninh lương thực, đảm bảo tính sẵn có, ổn định, dễ dàng tiếp cận và khả năng chi trả cho các mặt hàng thực phẩm an tồn và lành mạnh trong hồn cảnh khí hậu thay đổi. NDC của Philippines thì thống nhất với kế hoạch phát triển, NFSCC, NCCAP và kế hoạch quản lý và giảm thiểu rủi ro từ thảm họa thiên nhiên. Trong những biện pháp quan trọng được đề cập trong NDC, thì việc tăng cường khả năng thích nghi và chống chịu được chú ý đến đặc biệt. Các nguồn lực về tài chính, chuyển giao cơng nghệ,…sẽ đảm bảo đạt được lượng giảm thải theo như Philippines đã cam kết, là 70% đến năm 2030.