Hệ thống các cơ quan tham gia

Một phần của tài liệu (Tiểu luận FTU) tiểu luận phân tích chi phí lợi ích kinh nghiệm phát triển nông nghiệp thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu tại các quốc gia trên thế giới và bài (Trang 33 - 34)

II. KINH NGHIỆP PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP THÔNG MINH TẠI MỘT SỐ QUỐC

2. Kinh nghiệm phát triển nơng nghiệp thơng minh thích ứng biến đổi khí hậu tại Philipine

2.4. Phát triển CSA ở Philippines

2.4.1.1. Hệ thống các cơ quan tham gia

Ủy ban biến đổi khí hậu của Philippines (Philippines’ Climate Change Commission – ký hiệu CCC) được tạo ra bởi hiệu lực của đạo luật về biến đổi khí hậu 2009 (ký hiệu RA9729) và là cơ quan đi đầu trong đưa ra cách chính sách, chịu trách nhiệm điều phối, giám sát và đánh giá các chương trình về biến đổi khí hậu của quốc gia và có các kế hoạch hành động. Ban cố vấn của CCC bao gồm các cơ quan chính phủ như Bộ Nơng nghiệp (Department of Agriculture – ký hiệu DA), Bộ Tài nguyên và Khoáng sản tự nhiên, Bộ Khoa học và Công nghệ, và Cục phát triển Kinh tế quốc gia (the National Economic Development Authority – ký hiệu NEDA), các đơn vị hành chính cấp địa phương, các đại diện từ giới nghiên cứu, khu vực kinh doanh và các tổ chức phi chính phủ NGOs. Ủy ban biến đổi khí hậu CCC họp 3 tháng một lần và hiện tại đang tập trung vào giúp các đơn vị hành chính địa phương phát kế hoạch hành động của riêng họ. Ủy ban này còn hỗ trợ cho các nỗ lực để giảm thải khí nhà xanh và cùng với Hội đồng Quản lý và Giảm thiểu nguy cơ thiên tai quốc gia (National Disaster Risk Reduction and Management Council – ký hiệu NDRRMC), đẩy mạnh các hành động tăng tính chống chịu với các thảm họa thiên nhiên (ví dụ như việc sử dụng hệ thống cảnh bảo). Trong CCC, DA là cơ quan chịu trách nhiệm về đảm bảo an ninh lương thực. Thông qua CCC, Philippines đã đệ trình Đóng góp do quốc gia tự quyết định (Nationally Determined Contributions – ký hiệu NDC), trong đó đã xác định các giải pháp cho giảm thiểu khí thải và thích ứng.

Ở trong Bộ Nơng nghiệp DA, thì văn phịng Systems-Wide Climate Change, ký hiệu SWCCO hoạt động như cơ quan xúc tác, điều phối và giám sát trong tạo xu hướng thích ứng với biến đổi khí hậu trong nơng nghiệp. Cơ quan này cũng đưa ra sáng kiến về sức chống chịu trong khu vực nơng-ngư, thơng qua chương trình Sáng kiến trong thích ứng và giảm thiểu (Adaptation and Mitigation Initiative – ký hiệu AMIA), bằng cách giúp đỡ các cư dân địa phương phác thảo và hoàn thiện chiến lược trong quản lý các rủi ro liên quan đến khí hậu, với việc kết hợp với các văn phòng làm việc tại hiện trường địa phương (Regional Field Offices – ký hiệu RFOs). Ở cấp độ địa phương, các RFOs chịu trách nhiệm hồn thiện các chương trình quốc gia, ví dụ như chương trình AMIA, chương trình về gạo, trong sự kết hợp chặt chẽ với LGUs. Các văn phòng làm việc tại hiện trường này chủ yếu tham gia vào các hoạt động chia sẻ thông tin và mở rộng kiến thức cho nơng dân, trong khi chỉ số ít, như Hội đồng chính sách tín dụng nơng nghiệp (Agricultural Credit Policy Council, ký hiệu ACPC) và Tập đồn bảo hiểm nơng nghiệp Philippines (Philippine Crop Insurance Corporation, ký hiệu PCIC) thì cung cấp các khoản hỗ trợ cho cho các chương trình tăng sức chống chịu của nơng sản với biến đổi khí hậu. Phần lớn các cơ quan tham gia thuộc hệ thống chính phủ, cịn khu vực tư nhân, NGOs và các viện nghiên cứu tham gia cịn ít.

Một phần của tài liệu (Tiểu luận FTU) tiểu luận phân tích chi phí lợi ích kinh nghiệm phát triển nông nghiệp thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu tại các quốc gia trên thế giới và bài (Trang 33 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(40 trang)