Dự án tiêu biểu trong phát triển CSA

Một phần của tài liệu (Tiểu luận FTU) tiểu luận phân tích chi phí lợi ích kinh nghiệm phát triển nông nghiệp thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu tại các quốc gia trên thế giới và bài (Trang 37 - 39)

II. KINH NGHIỆP PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP THÔNG MINH TẠI MỘT SỐ QUỐC

2. Kinh nghiệm phát triển nơng nghiệp thơng minh thích ứng biến đổi khí hậu tại Philipine

2.4. Phát triển CSA ở Philippines

2.4.3. Dự án tiêu biểu trong phát triển CSA

Dự án: “Kỹ thuật trồng trọt trên đất nông nghiệp dốc tại cộng đồng trồng dừa tại Philippines chịu

ảnh hưởng bởi bão Haiyan”

Hoàn cảnh ra đời của dự án

Năm 2013, cơn bão nhiệt đới Haiyan đã đi qua khu vực trung tâm của Philippines, phá hủy 600,00 ha đất nơng nghiệp và gây thiệt hại ước tính 700 triệu tới khu vực nông nghiệp. Khoảng 44 triệu cây cối bị tổn hại hoặc phá hủy do sự kiện thời tiết cực đoan này. Điều này ảnh hưởng trực tiếp tới 1.7 triệu người dân có thu nhập từ các hoạt động liên quan đến trồng dừa.

Do đó, sẽ là khơng đủ nếu chỉ trồng lại những cây dừa đã bị thiệt hại mà thay vào đó, nảy sinh ra một nhu cầu cấp bách lúc này là cần có sáng kiến với quy mơ lớn và được điều phối chặt chẽ để có thể giúp cho cộng đồng người dân trồng dừa có thể tăng khả năng chống chịu trước những thảm họa trong tương lai. Trong tình hình đó, FAO đã kết hợp hệ thống trang trại trồng dừa vào Chương trình khẩn cấp, phục hồi và tái định cư do bão Haiyan. Sau những bước đầu đóng góp ý kiến cho chính phủ và các tổ chức của cộng đồng (Community-based organizations), FAO đã xác định kỹ thuật trồng trọt trên đất nông nghiệp dốc là sự lựa chọn hợp lý nhất để phát triển hệ thống nơng nghiệp thơng minh thích ứng với biến đổi khí hậu (Sloping Agricultural Land Technology – ký hiệu SALT) ở khu vực này.

Nội dung dự án

SALT trồng các cây bụi lâu năm như cà phê, ca cao, cam quít và các loại cây ăn quả khác thành các hàng vịng quanh các con đồi. Các bố trí của SALT thì đảm bảo về mặt quy hoạch cho cây trồng trong ngắn hạn, trung hạn và cây lưu niên được trồng ở các thung lũng, giữa các hàng cây có khả năng cố định đạm được trồng quanh đồi. Ngồi ra, SALT cịn bao gồm việc trồng cây lấy gỗ, lấy củi ở xung quanh viền khu vực đồi. Phương pháp trồng trọt theo vịng trịn/ tuần hồn này giúp nơng dân có thể có nhiều mùa vụ trong năm.

SALT được đánh giá là giải pháp nông nghiệp thơng minh cho các hộ gia đình nhỏ lẻ với ít cơng cụ, ít vốn và diện tích canh tác đất nhỏ. Mơ hình SALT về cả nội dung và cách bố trí thì có một vài bước quan trọng gồm:

Nơng dân ở các hợp tác xã phải được đào tạo, huấn luyện cách để tạo nên và duy trì mơ hình SALT, bao gồm cả việc trực tiếp miêu tả ở hiện trường ở nhiều khu vực có mơ hình SALT. Q trình lên kế hoạch phải được thực hiện với tất cả các bên liên quan để đảm bảo rằng việc trồng trọt, thực hiện sẽ thống nhất với mơ hình SALT đã được thiết kế. Các cộng sự của chính phủ tham gia và cho đóng góp ý kiến ở từng giai đoạn của q trình. Bên cạnh đó, việc đảm bảo mối quan hệ bền chặt với

chính phủ và người được hưởng, giữa các tổ chức cộng đồng trồng dừa và chính quyền địa phương là vô cùng cần thiết.

Kết quả của mơ hình

Trong dự án này, FAO đã thành lập 101 địa điểm cho SALT ở khu vực chịu ảnh hưởng của bão Haiyan, và đem lại được những kết quả như sau:

2265 hộ gia đình, bao gồm 74 CBOs mà chịu phụ thuộc thu nhập kiếm sống vào hệ thống trồng dừa, đã được hưởng lợi từ dự án này.

Nơng dân đã có thể thu hoạch được các loại cây trồng ngắn hạn mỗi 3-4 tháng; cây trồng trung hạn thì mỗi 5-12 tháng; và từ cây lưu niên mỗi mùa có quả.

Việc luân canh và đa dạng hóa cây trồng đã giúp giảm ảnh hưởng của phá hoại của côn trùng và dịch bệnh.

Các kỹ sư nông nghiệp đã tạo ra trường học đào tạo trực tiếp trên hiện trường, cho cả đội ngũ từ chính phủ cũng như là nơng dân địa phương, để khuyến khích sự chia sẻ thơng tin giữa các khu vực. Tổng cộng 209 kĩ sư nông nghiệp, 117 người trong số đó là phụ nữ, đã hồn thành khóa học.

Tính ứng dụng của mơ hình SALT trên thế giới là rất cao, bởi nó có thể áp dụng cho những vùng đồi núi dốc tự nhiên, có xu hướng lở đất và độ dốc không ổn định do thâm canh hoặc trồng trọt mà khơng có bậc thang hay đê đập. Các trang trại ở sườn đồi chịu ảnh hưởng của lượng mưa tăng thất thường hoặc sói mịn đất nghiêm trọng có thể được hưởng lợi từ hệ thống trồng trọt hiệu quả chi phí này. Mơ hình này khơng những giúp nơng dân có thể duy trì sản lượng nơng sản mà cịn giúp họ sản lượng nơng sản. Ví dụ, mơ hình SALT có thể được thực hiện và thích ứng với điều kiện địa phương bởi nông dân ở vùng đồi núi ở Tây Nguyên, Việt Nam, nơi tập tục đốt rừng làm nương rẫy cịn phổ biến. Khu vực này thì cịn đặc biệt dễ bị tổn thương do lượng mưa thay đổi thất thường, và sản lượng có xu hướng giảm do dất thiếu dinh dưỡng.

Mơ hình SALT đã đáp ứng tốt 3 trụ cột trong phát triển CSA, bao gồm tăng sản lượng, tăng tính thích ứng và giảm thiểu GHG. Thứ nhất, việc trồng cây theo bố trí của mơ hình sẽ giúp nơng dân có thể trồng nhiều loại hoa màu bên cạnh cây dừa, ngơ. Từ đó, giúp cho người nơng dân đa dạng hóa nguồn thực phẩm và tăng thu nhập quanh năm cho họ. Thứ hai, hệ thống trang trại này khuyến khích việc trồng các loại cây có khả năng chịu hạn thành hàng rào cây giữa các hàng vịng quanh con đồi. Ví dụ, các cây họ đậu có giá rẻ, dễ mọc, và cần ít nước. Bố trí của mơ hình SALT trên dốc sẽ giúp ổn định đất đồi núi, do đó, nó sẽ ít bị sạt lở hơn. Việc bảo tồn đất và nước tại các địa bàn mơ

hình SALT bao gồm hàng rào sinh khối, bề mặt đá và lớp hàng rào cây cố định đạm.

Một phần của tài liệu (Tiểu luận FTU) tiểu luận phân tích chi phí lợi ích kinh nghiệm phát triển nông nghiệp thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu tại các quốc gia trên thế giới và bài (Trang 37 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(40 trang)