Hoạt động xuất khẩu gạo của công ty Angimex 2017-2019 (thị trường xuất khẩu,

Một phần của tài liệu (Tiểu luận FTU) tiểu luận quản lý rủi ro QUẢN lý rủi RO TRONG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU gạo của CÔNG TY cổ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU AN GIANG GIAI đoạn 2017 – 2019 (Trang 25 - 29)

khẩu, về sản lượng, doanh thu)

2.3.1. Sơ lược về quy trình xuất khẩu gạo của Cơng ty Angimex

Giai đoạn 1: Thu mua, sơ chế nguồn nguyên liệu:

 Thu mua nguồn nguyên liệu: Công ty tạo lập được mối quan hệ tốt với nhiều thương lái cũng như những hợp tác xã và hộ nông dân sản xuất với số lượng lớn nên nguồn cung ổn định. Nếu hợp đồng có số lượng gạo q lớn, các xí nghiệp khơng thể xay xát kịp để giao hàng thì Cơng ty sẽ liên hệ với các doanh nghiệp tư nhân và các doanh nghiệp khác cung cấp gạo theo tiêu chuẩn Công ty đưa ra phù hợp với quy định của hợp đồng. Mối quan hệ giữa công ty và các đơn vị này hiện đang rất tốt và được hình thành từ lâu nên cơng ty khơng gặp khó khăn trong việc chuẩn bị hàng để xuất khẩu.

 Đóng gói bao bì: Cơng ty thường đóng thành những bao lớn nặng 50 kg hoặc 25 kg và những túi nhỏ nặng 5 kg và tùy vào yêu cầu của khách hàng.

 Giám định hàng hóa xuất khẩu: hàng hóa được giám định bởi bộ phận giám định uy tín mà bên mua chỉ định về phẩm chất, số lượng hàng hóa

Giai đoạn 2: Xuất khẩu gạo:

 Kí hợp đồng xuất khẩu: Công ty dùng phương thức chào hàng bằng phương tiện điện tử, sau khi có khách hàng thì sẽ tiến hành thương lượng, thỏa thuận giá cả và

các yêu cầu giữa hai bên. Sau khi đồng ý thì sẽ tiến hành kí hợp đồng, có thể gặp trực tiếp hoặc kí hợp đồng qua mạng điện tử

 Phương thức thanh toán: Tuỳ theo phương thức thanh toán Agimex và khách hàng chọn khi kí kết hợp đồng, thơng thường nếu hợp đồng có giá trị nhỏ (xuất khẩu gạo với số lượng khoảng 1.500 tấn trở lại) và là khách hàng quen thuộc của cơng ty thì thanh tốn theo phương thức TTR (20-80) việc thanh tốn bằng phương thức này có đặc điểm dễ thực hiện, chi phí thấp, hàng hố được vận chuyển bằng tàu chợ là chủ yếu. Nếu hợp đồng có giá trị lớn thì vận chuyển hàng bằng tàu chuyến, với số lượng gạo khoảng 2.500 tấn trở lên thì phương thức thanh tốn bằng L/C thường được sử dụng. Và ngân hàng trung gian là HSBC.

 Làm thủ tục hải quan: Công ty tiến hành tờ khai hải quan ở cửa khẩu TP. HCM

 Phương tiện vận tải: Angimex thường giao hàng theo điều kiện FOB, CIF, CFR Incoterms 2010. Công ty chịu trách nhiệm vận chuyển hàng hóa tới cảng, thường thuê tàu chợ với số lượng xuất ít và thuê tàu chuyến với số lượng lớn.

 Mua bảo hiểm: Thường mua bảo hiểm của Bảo Minh: loại A khi xuất sang Châu Phi, Châu Âu và loại B khi xuất khẩu gạo sang Châu Á.

 Lập bộ chứng từ thanh tốn

2.3.2. Phân tích về thị trường, doanh thu từ việc xuất khẩu gạo của Angimex

Angimex luôn nằm trong Top 10 doanh nghiệp xuất gạo lớn nhất Việt Nam. Công ty hiện đang có năng lực sản xuất 2.200 tấn gạo/ngày với hệ thống các nhà máy chế biến lương thực được phân bố tại các vùng nguyên liệu trọng điểm, giao thông thuận lợi, sức chứa kho trên 100.000 tấn và hệ thống sấy, xay xát, lau bóng gạo, máy tách màu hiện đại.

a. Phân tích thị trường xuất khẩu gạo

Angimex chủ yếu xuất sang các thị trường ở Châu Á, Châu Phi và Châu Âu, trong đó thị trường Châu Á đạt doanh thu xuất khẩu cao nhất. Đây là thị trường tương đối dễ tính vì có chung nền văn hóa nên gạo của cơng ty đáp ứng được thị hiếu người tiêu dùng của thị trường này. Một số khách hàng xuất khẩu chủ yếu như Singapore,

Malaysia, Philippines. Đứng thứ 2 là thị trường Châu Phi, Đây là một thị trường tiềm năng vì theo dự báo của chính phủ thì trên thực tế vẫn cịn dư địa rất lớn để có thể tăng sản lượng xuất khẩu vào thị trường này. Tuy có sản lượng xuất khẩu chiếm tỉ trọng thấp nhất nhưng doanh thu từ thị trường Châu Âu gần tương đương với Châu Phi. Nguyên nhân là do gạo xuất khẩu sang thị trường này là những loại có chất lượng hơn nên giá cũng cao hơn.

b. Doanh thu, sản lượng xuất khẩu gạo giai đoạn 2017 - 2019

Từ biểu đồ ta thấy sản lượng xuất khẩu của công ty cao nhất vào năm 2017, đây cũng là năm đạt doanh thu cao nhất khi xuất khẩu gạo ra các thị trường nước ngoài. Theo khảo sát giá gạo xuất khẩu của Việt Nam, tuy 2018 là năm bán ra được giá nhất (405 USD/tấn) nhưng doanh thu của công ty về mặt hàng này vẫn giảm. Đến năm 2019 giá gạo đã bình ổn trở lại, sản lượng xuất ra tuy đã tăng nhưng chưa lấy lại phong độ như năm 2017, doanh thu năm này thấp nhất trong giai đoạn do lượng tăng sản lượng chưa bù đắp được thiệt hại do giá gạo bán ra giảm.

Biểu đồ: Doanh thu, lợi nhuận thuần và sản lượng xuất khẩu gạo của công ty ANGIMEX giai đoạn 2017 - 2019

2017 2018 2019 0 20,000,000 40,000,000 60,000,000 80,000,000 100,000,000 0 50000 100000 150000 200000 250000 74,073,241.2 64,373,263.2 60,720,582.2 3,768,972.4 4,116,897.1 4,597,622.2 211,637.8 158,946.3 176,001.7

Doanh thu Lợi nhuận thuần Sản lượng

Bên cạnh đó ta thấy rằng tổng sản lượng xuất khẩu của công ty năm 2018 giảm 25% so với năm 2017 và năm 2019 tăng 11% so với 2018. Cho thấy hoạt động về xuất khẩu gạo của Cơng ty vẫn bình ổn và chưa có bước đột phá nào. Đây cũng là vấn đề mà Cơng ty nên chú ý để tìm biện pháp khắc phục nhằm đẩy mạnh sản lượng xuất khẩu nhiều hơn vào thời gian tới. Tiếp tục củng cố mối quan hệ với khách hàng truyền thống, mở rộng thị trường mới, khách hàng mới, đầu tư nhiều hơn nữa vào loại gạo có thế mạnh, loại gạo chất lượng cao để có thể thâm nhập vào một số thị trường khó tính như Châu Âu, Châu Mỹ,...

c. Hình thức xuất khẩu và cơ cấu chủng loại gạo xuất khẩu của công ty

Công ty chủ yếu xuất khẩu dưới hình thức trực tiếp và ủy thác xuất khẩu. Trong đó, hình thức xuất khẩu trực tiếp ln đóng vai trị quan trọng trong việc tạo ra doanh thu và lợi nhuận cao cho cơng ty. Vì vậy, cơng ty nên tiếp tục tăng cường sử dụng hình thức này, địi hỏi phải có hướng đi tốt hơn phù hợp với điều kiện thực tế và môi trường cạnh tranh gay gắt. Cụ thể là cần đẩy mạnh công tác dự báo, nghiên cứu thâm nhập thị trường để kịp thời đối phó với những thay đổi bất lợi.

Về cơ cấu chủng loại gạo xuất khẩu, loại gạo cấp thấp vẫn còn chiếm tỷ trọng cao, các loại gạo cao cấp hơn như gạo thơm còn chiếm phần nhỏ trong tổng sản lượng xuất khẩu. Nguyên nhân chính là do ảnh hưởng trong khâu sản xuất, nông dân chạy theo số lượng mà chưa chú trọng đúng mức vấn đề nâng cao chất lượng lúa gạo, còn sử dụng nhiều loại giống khác nhau dẫn đến chất lượng nguồn nguyên liệu không đồng bộ, mà cơng ty thì thu mua lúa gạo chủ yếu từ nơng dân. Dẫn đến gạo thơm nhưng mùi thơm không thơm bằng gạo Thái và thời gian giữ mùi thơm cũng ngắn hơn so với gạo Thái. Do đó, Cơng ty cần có kế hoạch đầu tư hợp lý, nâng cao hơn nữa chất lượng gạo xuất khẩu để loại gạo này trở thành loại gạo xuất khẩu chủ lực của công ty.

Một phần của tài liệu (Tiểu luận FTU) tiểu luận quản lý rủi ro QUẢN lý rủi RO TRONG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU gạo của CÔNG TY cổ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU AN GIANG GIAI đoạn 2017 – 2019 (Trang 25 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(53 trang)