2.4. Thực trạng quản trị rủi ro trong hoạt động xuất khẩu gạo của công ty Angime
2.4.1. Rủi ro nguồn nguyên liệu
Yếu tố đầu vào là yếu tố quan trọng đối với bất kỳ đơn vị hoạt động sản xuất kinh doanh nào. Sự biến động của yếu tố đầu vào về số lượng, giá cả, nguồn cung cấp… cũng tác động không nhỏ đến hoạt động sản xuất kinh doanh bình thường của đơn vị. Riêng các đơn vị hoạt động trong lĩnh vực xuất khẩu gạo, dĩ nhiên lúa là nguyên liệu không thể thiếu và cũng biến động khơng ít, sản lượng, giá mua ngun liệu có sự tương tác với tình hình sản xuất nông nghiệp, giá cả sản phẩm đầu ra, cung cầu thị trường.
a. Giá gạo xuất khẩu trên thế giới có sự biến động
Năm 201
7 2018 2019 Giá ( USD/ tấn ) 452 502 439,3 Sản lượng (triệu tấn) 5,83 6,1 6,259 Trị giá (tỷ USD ) 2,63 3,03 2,758
Bảng 2: Trị giá xuất khẩu của ngành gạo Việt Nam giai đoan 2017 - 2019
Giá gạo xuất khẩu trên thị trường thế giới tăng cao do nhu cầu tăng đã khiến cho nguồn cung nguyên liệu đầu vào giảm. Từ đó đã đẩy giá nguyên liệu đầu vào tăng cao và nguồn cung nguyên liệu cho mùa vụ mới trở nên khan hiếm hơn
b. Giá gạo xuất khẩu của Việt Nam thấp hơn so với các đối thủ khác
2017 2018 2019
Việt Nam 350 USD/tấn 405
USD/tấn 345 USD/tấn Ấn Độ 375 USD/tấn 375
Thái Lan 355 USD/tấn 385
USD/tấn 405 USD/tấn
Bảng 3: Giá gạo xuất khẩu của các nước giai đoạn 2017 – 2019 (loại 5% tấm)
Giá gạo Việt Nam hiện đang thấp hơn so với gạo cùng loại của Thái Lan, Ấn Độ cùng với nhu cầu của khách nước ngoài nhập khẩu gạo Việt Nam tăng mạnh, khách hàng chính là Philipines, Cu Ba, Nga, các nước châu Phi, châu Âu… Bên cạnh đó các nhà xuất khẩu vẫn đang đẩy mạnh tìm kiếm nguồn cung để đáp ứng nhu cầu đã ký kết trong khi nguồn cung hạn chế. Mặt khác nhiều nhà nhập khẩu đã chuyển sang mua của Việt Nam do chất lượng tương đương nhưng giá rẻ hơn.