Giải pháp đối với nhà nước

Một phần của tài liệu (Tiểu luận FTU) tiểu luận quản lý rủi ro QUẢN lý rủi RO TRONG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU gạo của CÔNG TY cổ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU AN GIANG GIAI đoạn 2017 – 2019 (Trang 44 - 49)

3.1.1. Đa dạng hóa thị trường xuất khẩu

Thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam tập trung chủ yếu ở khu vực châu Á, châu Âu, Trung Đông và châu Phi. Các thị trường truyền thống của Việt Nam bấy lâu nay là Philippines (chiếm hơn 1/3 tổng lượng gạo xuất khẩu), Malaysia, Indonesia, Singapore, Iraq; các nước Đông Âu như Ba Lan, Ukraina; các nước Tây và Trung Phi, v.v. Cùng với thị trường truyền thống được giữ vững, những thị trường mới đã được mở thêm trong thời gian gần đây như Mỹ, EU, Nhật Bản, Australia.

Giải pháp thị trường cần triển khai theo hướng đa phương hóa, đa dạng hóa, một mặt ổn định những thị trường đã có, mặt khác, cần tích cực mở rộng thị trường mới, nhất là các thị trường yêu cầu chất lượng gạo cao. Bởi về lâu dài, hoạt động xuất khẩu gạo của Việt Nam cần tiến hành song song việc tìm kiếm thị trường gạo chất lượng cao với việc nâng cao chất lượng gạo. Một số nước châu Á và châu Phi đang mua gạo 25% tấm của Việt Nam nhưng nếu các nước này cải thiện nền kinh tế, chuyển sang sử dụng gạo 15% tấm thì các nhà xuất khẩu gạo của Việt Nam sẽ bị động. Chính vì vậy, Việt Nam cần chuyển hướng một phần sang gạo chất lượng cao mặc dù vẫn chú ý đến gạo phẩm cấp thấp để duy trì các thị trường hiện tại.

3.1.2. Giải pháp về cơ sở hạ tầng và khoa học công nghệ

Đầu tư vào nghiên cứu các ứng dụng khoa học công nghệ như: Xúc tiến nhanh việc bình tuyển các loại giống lúa đặc sản của các địa phương, từ đó hình thành quỹ gen về giống lúa chất lượng cao để xuất khẩu; Hoàn thiện hệ thống quản lý nhà nước về giống lúa; Hình thành hệ thống nhân giống lúa thích hợp để thường xuyên thay giống lai tạp bằng giống thuần cho nông dân, do phần lớn các giống lúa mới đều bị xuống cấp nhanh, dễ bị lai tạp. Đồng thời, Nhà nước cần phát huy vai trị chỉ đạo của các cơ sở

nghiên cứu chính là các viện, các trường đại học, đồng thời huy động mọi lực lượng khác tham gia nghiên cứu trong đó có các doanh nghiệp, nơng trường...

Phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng bến cảng cho xuất khẩu Đồng bằng sông Cửu Long là nơi cung cấp nguồn gạo chủ yếu cho xuất khẩu của nước ta hiện nay. Gạo được thu mua và xuất sang nước ngoài qua các cảng khẩu. Tuy nhiên, cơ sở hạ tầng phục vụ cho xuất khẩu ở vùng này nói riêng và cả nước nói chung có rất nhiều hạn chế. Chính vì vậy, chi phí vận chuyển gạo của nước ta bị đẩy lên cao. Gạo xuất khẩu thường tập trung về Thành phố Hồ Chí Minh, nơi diễn ra hoạt động xuất, nhập của rất nhiều loại hàng nên dễ dẫn đến sự ùn tắc. Vấn đề đặt ra cần tạo sự thông suốt về vận tải, khâu cuối cùng của xuất khẩu gạo. Khu vực cảng Sài Gòn và các tỉnh lân cận là những cảng quan trọng nên cần được đầu tư, nâng cấp, cải tiến lại hệ thống kho bãi, phương tiện bốc dỡ để đáp ứng nhu cầu vận chuyển xuất khẩu gạo đúng thời gian và tiến độ. Một giải pháp nữa cho sự tắc nghẽn là Chính phủ nên tập trung đầu tư, xây dựng, cải tạo lại một số cảng ở đồng bằng sông Cửu Long theo phương pháp dàn trải, tránh tập trung vào một cảng như hiện nay. Cần có những xây dựng, sửa chữa, nâng cấp một số cảng như Long An, Đồng Tháp, Cần Thơ... thành những cảng có chất lượng tốt, có thể là cảng chuyên dùng cho xuất khẩu gạo. Đặc biệt là cảng Cần Thơ, một cảng khẩu có vị trí chiến lược, nếu được đầu tư xây dựng sẽ tác động tích cực đến sản xuất lúa gạo đồng bằng sơng Cửu Long, đẩy nhanh tiến độ cơng nghiệp hóa hiện đại hóa khu vực này, tạo sự lưu thơng lúa gạo thuận tiện giữa vùng sản xuất lúa gạo và xuất khẩu.

3.1.3. Hoàn thiện khung pháp lý về thị trường đối với mặt hàng gạo

Đối với mặt hàng gạo để góp phần hạn chế các rủi ro, nâng cao hiệu quả kinh tế cho những người kinh doanh trên thị trường này cần: Xây dựng một môi trường pháp lý nhất quán, công khai, minh bạch. Tăng cường khuôn khổ thể chế để thực hiện các bộ luật về kinh doanh xuất nhập khẩu đặc biệt trong lĩnh vực cà phê. Tăng cường hiểu biết về các vấn đề liên quan tới chính sách cạnh tranh ở Việt Nam cũng như đề ra các khn khổ chính sách và pháp lý có hiệu lực về cạnh tranh.

Để hồn thiện và thực thi trong q trình vận hành thì cần nghiên cứu, tham khảo, học hỏi cơ chế hoạt động của các sàn giao dịch hàng hóa lớn như New York hay London…. Từ đó áp dụng một cách phù hợp với cơ chế và thị trường Việt Nam.

3.1.4. Bồi dưỡng, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

Nhà nước nên có chính sách đào tạo các nguồn nhân lực một cách hệ thống và hiệu quả hơn. Xây dựng đội ngũ kỹ thuật viên, kỹ sư nơng nghiệp hỗ trợ cơng tác chăm sóc, thu hoạch và bảo quản gạo. Cần đào tạo một lực lượng nguồn nhân lực phục vụ cho công tác quản trị rủi ro nhằm nắm bắt, cập nhật, xử lý và dự báo tình huống. Tăng cường công tác đào tạo theo phương châm đảm bảo số lượng và chất lượng cán bộ hoạt động hiệu quả ở các sở giao dịch hàng hóa.

Các cơ quan nhà nước cần tạo điều kiện hơn nữa cho các viện nghiên cứu giống để có thể cho ra đời nhiều giống lúa cao sản, lúa thơm cho năng suất và chất lượng cao, tăng cường các chính sách khuyến nơng, hỗ trợ về mặt kỹ thuật, thực hiện chính sách ưu đãi thuế cho người dân

3.1.5. Nâng cao vai trò hoạt động của Hiệp hội lương thực Việt Nam

Hiệp hội lương thực Việt Nam (VFA) cần phải nghiên cứu cách thức nhằm liên kết tốt các hội viên của mình hơn, đồng thời cũng cần vận động các thành viên ngoài hiệp hội để cùng nhau lập lại trật tự trong sản xuất và kinh doanh đặc biệt là trong hoạt động xuất khẩu, tránh sự cạnh tranh không lành mạnh gây thiệt hại cho nhà sản xuất, nhà kinh doanh và cho cả nền kinh tế.

Việt Nam đã gia nhập Tổ chức Cà phê Thế giới (ICO) từ năm 1991 và là một quốc gia có sản lượng cà phê đứng thứ 2 thế giới nên có điều kiện rất thuận lợi trong hoạt động tại tổ chức này. Điều quan trọng là hiệp hội cà phê cần phải tận dụng tốt các cơ hội này nhằm tạo quan hệ tốt và các vận động các hội viên khác tương trợ giúp đỡ lẫn nhau để cùng có lợi, học hỏi kinh nghiệm, kỹ thuật sản xuất và kinh doanh trong lĩnh vực cà phê.

Việt Nam thiết lập quan hệ hợp tác với FAO từ năm 1975. Đến năm 1978, FAO chính thức mở Văn phịng đại diện tại Hà Nội, Việt Nam. Điều quan trọng là hiệp hội lương thực cần phải tận dụng tốt các cơ hội này nhằm tạo quan hệ tốt và các vận động các hội viên khác tương trợ giúp đỡ lẫn nhau để cùng có lợi, học hỏi kinh nghiệm, kỹ thuật sản xuất và kinh doanh trong lĩnh vực gạo

3.1.6. Lựa chọn thị trường mục tiêu

Việc lựa chọn các thị trường mục tiêu cho xuất khẩu gạo trong những năm tới là vấn đề khá nan giải. Điều quan trọng đối với các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay là sắp xếp các phân đoạn thị trường xuất khẩu gạo theo thứ tự ưu tiên và hiệu quả kinh tế, đầu tư vốn cho sản xuất, chế biến, xây dựng cơ sở hạ tầng cho nông nghiệp, tạo tiền đề cho xuất khẩu gạo trong tương lai. Những năm sắp tới, chúng ta tập trung xuất khẩu gạo vào những thị trường tiêu biểu sau:

Thứ nhất, Thị trường gạo phẩm cấp trung và thấp. Đây là thị trường tập trung những nước tiêu thụ gạo chất lượng cấp trung và thấp (15%-25% tấm) như Indonesia, Philippin, các quốc gia châu Phi...

Thị trường nhập khẩu gạo ổn định bao gồm các nước ASEAN như Philippine, Indonesia, Malaysia... Về cơ bản giữa nước ta và các nước ASEAN, cơ cấu hàng xuất khẩu tương tự như nhau. Tuy nhiên ta cần khai thác những ưu thế và giá nhân công rẻ so với nhiều nước trong khu vực về mặt địa lý, trong tương lai nằm trên hệ thống đường bộ và đường sắt xuyên Á và chế độ ưu đãi thuế quan trọng nội bộ các nước ASEAN để tăng mức xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ vào thị trường này đặc biệt là các mặt hàng nông sản như gạo. ASEAN vẫn là thị trường tiêu thụ gạo chủ yếu của Việt Nam. Hàng năm Việt Nam đều có các thoả thuận cấp Chính phủ cung cấp gạo cho một số nước như Philippines, Indonesia, Malaysia.

Thị trường không ổn định là những thị trường nhập gạo của Việt Nam với số lượng không đồng đều như Trung Quốc. Với số dân hơn 1,3 tỉ người và vị thế địa lý thuận

lợi, Trung Quốc hứa hẹn là nước nhập khẩu gạo lớn của Việt Nam. Trong những năm gần đây Trung Quốc nhập khẩu khá nhiều gạo của Việt Nam nhưng chủ yếu là nhập khẩu qua đường tiểu ngạch. Đối với thị trường này địi hỏi nhà nước phải có sự chỉ đạo đồng nhất trong hoạt động xuất khẩu: thực hiện đàm phán, ký kết các hiệp định thương mại ở các cấp độ khác nhau (cấp Trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện), bảo đảm quan hệ ngoại thương lâu dài và ổn định nhằm tránh những rủi ro và tổn thất. Tương tự như Trung Quốc, thị trường các quốc gia châu Phi rất có triển vọng đối với gạo xuất khẩu của Việt Nam nhưng cũng gặp nhiều khó khăn. Khu vực này ln có những bất ổn về chính trị, khó có khả năng thanh tốn nên lượng gạo nhập từ Việt Nam dù nhiều nhưng không ổn định. Tuy nhiên khu vực vẫn là bạn hàng rất lớn của Việt Nam và chúng ta phải tập trung khai thác trong những năm tới.

Thứ hai, thị trường gạo phẩm chất cao bao gồm các nước nhập khẩu gạo chất lượng cao của Việt Nam bao gồm:

- Thị trường EU: hiện nay kim ngạch xuất khẩu mặt hàng gạo của Việt Nam vào thị trường này chưa lớn do có sự cạnh tranh gay gắt của gạo Thái Lan. Tuy nhiên trong tương lai, khi chúng ta nâng cao được chất lượng gạo thì đây là một thị trường rất có tiềm năng. Các chuẩn mực kinh doanh của EU địi hỏi các doanh nghiệp Việt Nam phải thật sự năng động, đảm bảo chất lượng gạo và giữ chữ tín trong giao dịch, buôn bán, từng bước xuất khẩu trực tiếp gạo Việt Nam vào khu vực này.

- Thị trường Mỹ: là nước xuất khẩu gạo lớn trên thế giới nhưng Mỹ cũng có nhu cầu nhập khẩu. Việt Nam có thể hưởng quy chế tối huệ quốc của Mỹ nên gạo của ta có thể tiếp cận và xâm nhập vào thị trường này dễ dàng hơn. Trong tương lai, chúng ta cần mở rộng quan hệ để có mức xuất khẩu gạo ổn định vào thị trường Mỹ nói riêng cũng như các nước châu Mỹ nói chung. Như vậy, thị trường xuất khẩu gạo còn rộng mở, khả năng tham gia vào thị trường gạo của Việt Nam ngày càng tăng. Trong những năm tới, chúng ta cần thực hiện hoạt động xuất khẩu gạo sao cho có thể đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất trong nền kinh tế quốc dân.

Một phần của tài liệu (Tiểu luận FTU) tiểu luận quản lý rủi ro QUẢN lý rủi RO TRONG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU gạo của CÔNG TY cổ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU AN GIANG GIAI đoạn 2017 – 2019 (Trang 44 - 49)