1 .Thực trạng tham gia chuỗi giá trị toán cầu của Việt Nam
2. Thực trạng tham gia chuỗi giá trị toàn cầu của Việt Nam ngành Thủy sản:
2.3. Tình hình xuất khẩu Thủy sản của Việt Nam:
2.3.1. Về kim ngạch:
Xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đã có những bước tiến vượt bậc trong gần 20 năm qua. Kim ngạch xuất khẩu thủy sản từ mức thấp 550 triệu năm 1995 đã có những bước tăng trưởng mạnh mẽ qua từng năm với mức tăng trưởng bình quân 15,6%/năm. Quá trình tăng trưởng này đã đưa Việt Nam trở thành một trong 5 nước xuất khẩu thủy sản lớn nhất thế giới, giữ vai trị chủ đạo cung cấp nguồn thủy sản tồn cầu.
Bắt đầu từ năm 2000, XK thủy sản của Việt Nam có sự tăng trưởng đột phá nhờ phát triển mạnh ngành nuôi trồng, đặc biệt là nuôi cá tra và tôm nước lợ (tôm sú và tôm chân trắng). Sau 12 năm, kim ngạch XK thủy sản tăng gấp hơn 4 lần từ mức gần 1,5 tỷ USD năm 2000 lên 7,8 tỷ USD năm 2014. Năm 2015, XK thủy sản gặp khó khăn do giá tơm giảm, đồng USD tăng mạnh so với các tiền tệ khác làm giảm nhu cầu và tăng áp lực cạnh tranh. Kim ngạch XK thủy sản năm 2016 đạt 7,05 tỷ USD, tăng 7,3% so với năm 2015. Năm 2017, mặc dù phải đối mặt với nhiều thách thức từ các thị trường như tác động của chương trình thanh tra cá da trơn và việc EU cảnh báo thẻ vàng đối với hải sản Việt Nam, XK thủy sản cả năm 2017 vẫn cán đích trên 8,3 tỷ USD, tăng 18% so với năm 2016. Năm 2018, XK thủy sản của cả nước cán đích với kim ngạch trên 8,8 tỷ USD, tăng gần 6% so với năm 2017. XK tôm năm 2018 khơng đạt kết quả như mong đợi, vì giá tơm giảm, khiến tổng giá trị XK thủy sản bị ảnh hưởng. Bù đắp lại, XK cá tra tăng trưởng mạnh trong cả năm nhờ thuận lợi hơn tại thị trường Mỹ và XK các mặt hải sản như cá ngừ, mực bạch tuộc tuy bị tác động phần nào bởi thẻ vàng IUU của EU nhưng vẫn giữ được doanh số cao hơn năm trước. Năm 2019, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam ước tính đạt 2,108 triệu tấn, trị giá 8,6 tỷ USD, tăng 4,4% về lượng và 2,4% về trị giá so với năm 2018. Theo cục Xuất nhập khẩu dự báo, xuất khẩu thủy sản năm 2020 đạt 2,15 triệu tấn, trị giá 9 tỷ USD, tăng 1,98% về lượng và tăng 5% về trị giá so với năm 2019. Trong đó, xuất khẩu cá tra
sang thị trường Mỹ sẽ tăng trở lại, xuất khẩu sang Trung Quốc và ASEAN tiếp tục tăng trưởng khả quan.
Xuất khẩu thủy sản Việt Nam giai đoạn 2005-2019 và dự báo 2020
Nguồn: Tính tốn dựa vào số liệu của VASEP, 2019
Trong 5 năm qua, kim ngạch XK thủy sản của Việt Nam luôn đứng thứ 4 trong số các mặt hàng XK chủ lực, sau dệt may, da giầy và dầu thô.
2.3.2. Thị trường xuất khẩu:
Thành tựu của ngành thủy sản thể hiện bằng kết quả XK tăng nhanh về cả giá trị và sản lượng trong giai đoạn 2001 – 2017. Năm 2017, sản phẩm thủy sản được XK sang 167 nước và vùng lãnh thổ. 3 thị trường chính là EU chiếm 18%, Mỹ 17% và Nhật Bản 16% và đang có những thị trường tiềm năng như Trung Quốc (15%) và ASEAN (18%). Số nhà máy và công suất cấp đông của các cơ sở chế biến tăng rất nhanh trong giai đoạn 2001- 2015. Khu vực ĐBSCL đã hình thành một số cơng ty quy mơ lớn như Tập đồn TS Minh Phú, Cơng ty cổ phần Vĩnh Hồn, cơng ty Cổ phần Hùng Vương…
Năm 2018, Việt Nam XK thủy sản sang 161 thị trường so với năm 2017 có 167 thị trường. 4 “thị trường tỷ đô” gồm Mỹ, EU, Nhật Bản có sự cách biệt đáng kể hơn so với năm trước. Trong đó Mỹ đã vượt EU lên vị trí thị trường lớn nhất với 1,6 tỷ USD,
tăng 14,5%, tiếp đến là EU với 1,47 tỷ USD, giảm nhẹ 0,6%, đứng thứ 3 là Nhật Bản với 1,38 tỷ USD, tăng 5% và Trung Quốc bị giảm 5% xuống còn 1,2 tỷ USD. Mỹ, ASEAN và Hàn Quốc đều tăng tỷ trọng trong khi EU, Trung Quốc giảm.
Trong tháng 1 năm 2020, do nghỉ Tết Nguyên đán, xuất khẩu thủy sản của cả nước trong tháng 1 giảm sâu, chỉ đạt khoảng 556 triệu USD. Đồng thời dịch Covid đã và đang gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến rất nhiều lĩnh vực, việc xuất khẩu thủy sản cũng không tránh khỏi những ảnh hưởng tiêu cực. Không chỉ bị ảnh hưởng khi xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc mà xuất khẩu sang các thị trường khác cũng bị tác động mạnh. Dự báo, xuất khẩu thủy sản sang Trung Quốc trong quý 1/2020 sẽ bị giảm ít nhất 40% so với quý 4/2019, đạt khoảng 265 triệu USD, tuy nhiên, so với cùng kỳ năm ngoái vẫn tăng 10%. Xuất khẩu thủy sản trong các quý tiếp theo sẽ hồi phục so với quý 1 và guồng sản xuất, xuất khẩu lại vận hành bình thường trong nửa cuối năm, xuất khẩu cả năm sang Trung Quốc có thể đạt 1,5 tỷ USD, tăng nhẹ 5% so với năm 2019. Với kết quả này, tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản Việt Nam cả năm 2020 có thể vẫn giữ được tăng trưởng 8% so với năm 2019, đạt 9,25 tỷ USD.
Như vậy, mặc dù cịn nhiều khó khăn nhưng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam vẫn giữ được mức ổn định, tăng trưởng bình quân qua các năm từ 7-8% và mục tiêu cho năm 2020 là giá trị thủy sản vượt10 tỉ USD.