1 .Thực trạng tham gia chuỗi giá trị toán cầu của Việt Nam
1. Nhóm biện pháp nhằm nâng cao chất lượng nguồn hàng thủy sản xuất khẩu:
1.3. Tăng cường công tác quản lý và nâng cao chất lượng
Chất lượng là vấn đề then chốt đối với bất kỳ sản phẩm hay dịch vụ nào trên thị trường quốc tế, nhất là những sản phẩm có liên quan trực tiếp tới sức khoẻ con người như thủy sản. Yêu cầu hàng đầu đối với sản phẩm thủy sản xuất khẩu là phải đảm bảo chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm. Đây cũng là vấn đề nóng hổi hiện nay, được các nước trên thế giới quan tâm, trong đó có Việt Nam. Để nâng cao chất lượng sản phẩm, giữ vững uy tín chất lượng thủy sản Việt Nam trên thị trường thủy sản thế giới, cần có sự phối hợp chặt chẽ và thống nhất giữa Nhà nước, các cơ quan hữu quan và các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu thủy sản:
❖ Về phía ngành thủy sản
Hồn thiện về cơ bản hệ thống các văn bản pháp quy và pháp chế kỹ thuật liên quan đến vấn đề quản lý chất lượng trong ngành thủy sản, cụ thể:
+ Quy định điều kiện đảm bảo an toàn vệ sinh tối thiểu cho tất cả các cơ sở chế biến và bảo quản thủy sản; quy chế về kiểm tra điều kiện an toàn vệ sinh của các cơ sở chế biến và bảo quản thủy sản. Hiện nay, Bộ Thuỷ Sản đã ban hành một số tiêu chuẩn ngành về bảo đảm an toàn vệ sinh cho các chợ cá, cơ sở chế biến thủy sản nhưng việc triển khai áp dụng vẫn chưa được tốt.
+ Quy định áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo HACCP , quy chế kiểm tra và công nhận các doanh nghiệp áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo HACCP.
+ Sửa đổi quy chế kiểm tra và chứng nhận chất lượng hàng thủy sản theo hướng giảm kiểm tra sản phẩm cuối cùng đối với các doanh nghiệp đã áp dụng thành cơng chương trình quản lý chất lượng theo HACCP.
+ Xây dựng thông tư liên ngành Hải quan - Thuỷ sản và liên Bộ y tế - Bộ Thủy sản để phối hợp việc thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước.Tăng cường tổ chức và quản lý chất lượng
+ Nâng cao năng lực quản lý chất lượng thủy sản ở Trung ương và các Sở thủy sản, tăng cường đào tạo nghiệp vụ cho cán bộ quản lý chất lượng ở các Sở thủy sản.
+ Tiếp tục kiện toàn về tổ chức, cơ sở vật chất kỹ thuật, phương thức hoạt động để tăng cường năng lực của Trung tam kiểm tra chất lượng và vệ sinh thủy sản (NAFIQACEN) và các chi nhánh. Tiến hành thống nhất thủ tục quản lý, đồng bộ và nhất thể hoá kỹ thuật kiểm nghiệm giữa các chi nhánh và trung tâm
+ Cần nghiên cứu đề ra các chế tài xử phạt vi phạm an toàn vệ sinh thủy sản. Hiện nay, ở nhiều địa phương, khả năng kiểm tra chất lượng và an toàn vệ sinh sản phẩm của các cán bộ cịn hạn chế, bên cạnh đó, cho dù có phát hiện ra những vi phạm về vấn đề này thì địa phương cũng chưa biết xử lý như thế nào vì chưa có chế tài xử phạt. + Đặc biệt, trước mắt cần có những giải pháp cấp bách nhằm hạn chế dư lượng kháng sinh trong thủy sản. Nhà nước cần cấm tuyệt đối việc nhập khẩu các kháng sinh bị
cấm để sử dụng cho nông nghiệp và thủy sản, kiểm soát chặt chẽ việc sử dụng kháng sinh tại các cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi và thuốc thú y. Bộ Thủy sản xây dựng tiêu chuẩn vùng ni sinh thái, vùng ni an tồn, trang trại sản xuất sạch, hoàn thiện và tăng tiền đầu tư cho chương trình giám sát dư lượng các vùng ni thủy sản. Kiểm soát nghiêm ngặt việc ghi nhãn mác hàng thủy sản, kiểm soát việc sử dụng thức ăn, thuốc, hố chất trong ni trồng và chế biến thủy sản. Bộ Thủy sản cần bắt buộc tất cả các nhà sản xuất thức ăn, chế phẩm. . . cho nuôi trồng, chế biến thủy sản phải cơng bố chất lượng và xuất trình giấy chứng nhận chất lượng sản phẩm trước khi bán hàng ra thị trường.
❖ Về phía doanh nghiệp
Tăng cường cơng tác tun truyền, đào tạo, huấn luyện về chất lượng và quản lý cho cán bộ của doanh nghiệp.
Xây dựng kế hoạch HACCP cho từng sản phẩm, soạn thảo hồ sơ quản lý chất lượng HACCP.
Phối hợp thường xuyên với các cơ quan nghiên cứu khoa học trong và ngoài nước để giải quyết các vấn đề kỹ thuật liên quan đến chất lượng và an tồn vệ sinh thủy sản, bảo vệ mơi trường và sức khỏe lao động.
Trên cơ sở hỗ trợ tín dụng của Nhà nước, tăng cường đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng, công nghệ sản xuất của doanh nghiệp theo hướng hiện đại, phù hợp với yêu cầu của chương trình quản lý chất lượng.
Các cơ sở chế biến thủy sản thực hiện liên kết với người sản xuất và đại lý cung cấp nguyên liệu thông qua hợp đồng kinh tế và các hình thức liên kết khác để hình thành trách nhiệm cộng đồng trong việc loại trừ dư lượng kháng sinh.