.Về phía Nhà nước

Một phần của tài liệu (Tiểu luận FTU) thực trạng tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu trong ngành thủy sản của việt nam (Trang 52 - 54)

1 .Thực trạng tham gia chuỗi giá trị toán cầu của Việt Nam

2.1 .Về phía Nhà nước

Tổ chức các văn phòng đại diện thương mại tại các thị trường, đặc biệt là các thị trường lớn như Mỹ, Nhật Bản, EU… Nâng cao vai trò của Cục xúc tiến thương mại bằng cách cung cấp các dịch vụ marketing, tư vấn, nghiên cứu thị trường thủy sản

thế giới, cung cấp thông tin kịp thời và đầy đủ cho doanh nghiệp. Bộ Thủy sản, phối hợp chặt chẽ với Bộ Thương mại, Cục xúc tiến thương mại, các cơ quan thương vụ Đại sứ quán và các Bộ, ngành có liên quan tổ chức các hội chợ triển lãm với quy mơ lớn ở trong và thậm chí ngồi nước, nhằm giới thiệu, quảng bá hình ảnh của thủy sản Việt Nam.

Phát huy vai trị tích cực của Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản (VASEP) trong việc mở rộng thị trường, cung cấp thơng tin kịp thời, chính xác về thị trường thủy sản thế giới cho các doanh nghiệp trong nước. Trong tương lai, cần thiết phải có văn phịng đại diện của VASEP tại các thị trường chính như Nhật Bản, Mỹ…

Phối hợp với các tổ chức quốc tế trong nước và trên thế giới, triển khai các dự án hợp tác song phương, đa phương. Ký kết các hiệp định thương mại, hiệp định song phương, đa phương nhằm kêu gọi trợ giúp vốn, kỹ thuật để phát triển sản xuất thủy sản trong nước, đẩy mạnh xuất khẩu, nâng cao uy tín của hàng thủy sản Việt Nam trên thị trường thế giới.

Nhanh chóng phê duyệt đề án thành lập quỹ bảo hiểm xuất khẩu thủy sản do Bộ Thủy sản trình nhằm trợ giúp một phần thiệt hại cho các đơn vị, các tổ chức sản xuất, xuất khẩu thủy sản nói chung gặp những rủi ro khả kháng hay thị trường xuất khẩu biến động xấu.

2.2. Về phía doanh nghiệp

Coi trọng vai trị của thơng tin về thị trường đối với hoạt động của doanh nghiệp, sử dụng mọi nguồn lực kể cả nhân lực và vật lực để thu thập, xử lý kịp thời những diễn biến về thị trường như giá cả, sự thay đổi thị hiếu tiêu dùng…

Các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu thủy sản có thể mở văn phịng đại diện ở từng thị trường, qua đó doanh nghiệp có thể hiểu biết kỹ hơn về thị hiếu, nhu cầu của từng thị trường để có giải pháp thích hợp đồng thời lại có thể trực tiếp giới thiệu với người tiêu dùng ở từng thị trường về bản thân doanh nghiệp và các sản phẩm đó.

Tích cực tham gia các hội chợ triển lãm chuyên ngành trong và ngoài nước để quảng bá sản phẩm, giới thiệu sản phẩm cho người tiêu dùng. Thông qua việc tham

gia vào các hội chợ triển lãm đặc biệt là hội chợ triển lãm mang tính quốc tế, doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam có thể học tập những điểm mạnh của các doanh nghiệp đến từ các nước khác.

Đẩy nhanh việc áp dụng thương mại điện tử vào các hoạt động thương mại thủy sản, nhanh chóng hỗ trợ các biện pháp về cơng nghệ và kỹ thuật để đưa thương mại điện tử trở thành một công cụ hữu hiệu giúp các doanh nghiệp vừa và nhỏ vượt qua rào cản thương mại.

Một phần của tài liệu (Tiểu luận FTU) thực trạng tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu trong ngành thủy sản của việt nam (Trang 52 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(58 trang)