2.1. KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU VÀ TRỢCẤP XUẤT KHẨU
2.1.4. Các hình thức trợcấp xuất khẩu của Việt Nam trước khi gia nhập WTO
hàng sau trong bảng. Qua khảo sát cho thấy, giá trị trợ cấp cao nhất dành cho 2 nhóm hàng gạo và cà phê. Tuy nhiên, mức trợ cấp này khơng có giá trị kinh tế lớn và cịn thấp hơn một số nước trong khu vực.
Bảng 2.1: Trợ cấp của Việt Nam với các mặt hàng trước khi gia nhập WTO
Mặt hàng Hình thức
Gạo Hỗ trợ lãi suất thu mua lúa gạo trong vụ thu hoạch, hỗ trợ lãi
suất cho doanh nghiệp xuất khẩu gạo, hỗ trợ lãi suất xuất khẩu gạo trả chậm, bù lỗ cho doanh nghiệp xuất khẩu gạo, thưởng xuất khẩu.
Cà phê Hoàn phụ thu, bù lỗ cho tạm trữ cà phê xuất khẩu, bù lỗ cho
doanh nghiệp xuất khẩu cà phê, hỗ trợ lãi suất tạm trữ, thưởng xuất khẩu.
Rau quả hộp Trợ xuất khẩu cho dưa chuột, dứa hộp, thưởng xuất khẩu.
Thịt lợn Hỗ trợ lãi suất mua thịt lơn, bù lỗ xuất khẩu thịt lợn, thưởng
xuất khẩu.
suất sau đầu tư, bù chênh lệch tỷ giá, hỗ trợ lãi suất thu mua mía trong vụ thu hoạch, hỗ trợ phát triển vùng mía nguyên liệu.
Chè Thưởng theo kim ngạch xuất khẩu.
Lạc nhân Thưởng theo kim ngạch xuất khẩu.
Thịt gia súc, gia cầm các loại
Thưởng theo kim ngạch xuất khẩu.
Hạt tiêu Thưởng theo kim ngạch xuất khẩu.
Hạt điều Thưởng theo kim ngạch xuất khẩu.
Nguồn: VietNam Development Gateway
- Trợ cấp hàng công nghiệp
Bảng 2.2: Trợ cấp hàng công nghiệp ở Việt Nam trước khi gia nhập WTO
Mặt hàng Hình thức
Sản phẩm, phụ tùng xe hai bánh gắn máy
Thuế suất nhập khẩu ưu đãi theo tỷ lệ nội địa hoá.
Xe đạp, quạt điện Ưu đãi về tín dụng, miễn giảm thuế thu nhập
doanh nghiệp, miễn thuế xuất khẩu, miễn thuế nhập khẩu linh kiện, phụ tùng, vật tư, thiết bị lẻ, hỗ trợ lãi suất vay vốn ngân hàng.
Tàu biển 11.500 tấn, động cơ đốt trong dưới 30 CV, máy thu hình màu, máy vi tính
Miễn thuế nhập khẩu, ưu đãi về thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp, ưu đãi vay vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước, giảm tiền thuê đất
Sản phẩm phần mềm Ưu đãi/Miễn thuế suất thu nhập doanh nghiệp, ưu
đãi về thuế giá trị gia tăng, miễn thuế xuất khẩu, miễn thuế nhập khẩu nguyên vật liệu, ưu đãi về
tín dụng, ưu đãi về sử dụng đất và thuê đất
Sản phẩm cơ khí Ưu đãi vay vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà
nước
Sản phẩm dệt may Vốn tín dụng ưu đãi, ưu đãi đầu tư, bảo lãnh
của Chính phủ, cấp lại tiền sử dụng vốn để tái đầu tư, hỗ trợ kinh phí xúc tiến thương mại
Gốm sứ, đồ gỗ mỹ nghệ, mây tre lá
Thưởng theo kim ngạch xuất khẩu
Nguồn: VietNam Development Gateway
2.2. CAM KẾT CỦA VIỆT NAM VỀ VẤN ĐỀ TRỢ CẤP XUẤT KHẨU KHI GIA NHẬP WTO
2.2.1. Các cam kết về trợ cấp xuất khẩu phi nông nghiệp theo Hiệp định SCM 2.2.1.1. Việt Nam cam kết cắt bỏ tất cả hình thức hỗ trợ xuất khẩu trực tiếp đối với sản phẩm phi nơng nghiệp
Chính phủ Việt Nam cam kết dỡ bỏ toàn bộ các qui định về ưu đãi xuất khẩu đối với sản phẩm phi nông nghiệp kể từ khi gia nhập WTO. Theo đó:
- Bãi bỏ các loại trợ cấp xuất khẩu dưới hình thức cấp phát trực tiếp từ ngân sách nhà nước (như bù lỗ cho hoạt động xuất khẩu, thưởng theo kim ngạch xuất khẩu, hỗ trợ lãi suất cho hợp đồng xuất khẩu…) kể từ khi gia nhập WTO.
- Bỏ phụ thu và đóng góp khác trong khn khổ Quỹ xúc tiến xuất khẩu. Quỹ này được thành lập vào ngày 27/09/1999 theo Quyết định số 195/1999/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ với mục đích ban đầu là hỗ trợ một phần tài chính có thời hạn đối với một số mặt hàng xuất khẩu bị lỗ hoặc gặp rủi ro do nguyên nhân khách quan hay có khó khăn về tài chính do giá cả hoặc thị trường biến động; thưởng cho các doanh nghiệp đạt thành tích về tìm kiếm và mở rộng xuất khẩu, mặt hàng lần đầu tiên xuất khẩu, đạt chất lượng sản phẩm tốt được tổ chức quốc tế công nhận hoặc kim ngạch xuất khẩu cao.
- Ngồi ra, Chính phủ chuyển Quĩ Hỗ trợ phát triển (DAF) thành Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB) theo Quyết định số 108/2006/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 19/05/2006. DAF được Chính phủ thành lập vào ngày 08/07/1999 nhằm huy động vốn trung và dài hạn, tiếp nhận quản lý các nguồn vốn của Nhà nước dành cho tín dụng đầu tư phát triển để thực hiện chính sách hỗ trợ đầu tư phát triển của Nhà nước. Trong 5 năm hoạt động, Quĩ đã hỗ trợ 2000 tỷ đồng cho hoạt động xuất khẩu như: Thưởng xuất khẩu, hỗ trợ lãi vay xuất khẩu, hỗ trợ dự trữ, hỗ trợ xúc tiến thương mại. Khi gia nhập WTO, Việt Nam phải loại bỏ các quĩ hỗ trợ xuất khẩu trực tiếp. Vì vậy, Chính phủ đã chuyển đổi DAF thành Ngân hàng Phát triển Việt Nam nhằm thay đổi mục đích hoạt động của Quỹ.
- Đối với trợ cấp bị cấm dành cho hàng dệt may, Việt Nam cam kết không cấp bất kì khoản giải ngân hay lợi ích trợ cấp nào theo Quyết định số 55/2001/QĐ- TTg bằng việc ban hành quyết định số 126/2006/QĐ-TTg ngày 31/5/2006 về việc bãi bỏ quyết định số 55/2001/QĐ-TTg. Thêm vào đó, Việt Nam cũng cam kết xóa bỏ tồn bộ các trợ cấp bị cấm (các trợ cấp căn cứ vào thành tích xuất khẩu hoặc khuyến khích sử dụng hàng trong nước thay thế nhập khẩu) dành cho ngành dệt may.
2.2.1.2. Việt Nam cam kết loại bỏ dần các chương trình ưu đãi đầu tư sản xuất hàng phi nông nghiệp xuất khẩu
Việt Nam cam kết, kể từ ngày gia nhập WTO, khơng cấp bất kì trợ cấp bị cấm nào cho các đối tượng được hưởng trợ cấp mới theo chương trình dành ưu đãi đầu tư dựa trên tiêu chí xuất khẩu cho doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu hàng phi nơng nghiệp trong nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi. Việt Nam cũng cam kết rằng những lợi ích mà các đối tượng được hưởng trợ cấp hiện tại đang được nhận theo hai chương trình này sẽ xóa bỏ dần trong 5 năm kể từ ngày gia nhập WTO. Điều đó có nghĩa là chương trình ưu đãi đầu tư dựa trên tiêu chí xuất khẩu cho các doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu hàng phi nông nghiệp trong nước và doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu hàng phi nông nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi sẽ hồn tồn bị xóa bỏ khơng muộn hơn ngày 31/12/2011.
2.2.1.3. Việt Nam cam kết loại bỏ các qui định thuế nhập khẩu liên quan đến tỷ lệ nội địa hóa
Theo bản Thơng báo cho giai đoạn 2003-20042, Việt Nam có áp dụng thuế
suất nhập khẩu ưu đãi theo tỷ lệ nội địa hóa đối với sản phẩm và phụ tùng xe hai bánh gắn máy; thuế suất nhập khẩu ưu đãi theo tỷ lệ nội địa hóa đối với sản phẩm, phụ tùng thuộc ngành cơ khí-điện-điện tử. Trong đó, Việt Nam xác nhận chương trình ưu đãi thuế nhập khẩu theo tỷ lệ nội địa hóa đối với sản phẩm và phụ tùng xe hai bánh gắn máy đã chấm dứt kể từ ngày 1/1/2003. Về chương trình ưu đãi cho các doanh nghiệp trong nước và có vốn đầu tư nước ngồi sản xuất và lắp ráp các sản phẩm, phụ tùng thuộc ngành cơ khí, điện và điện tử là một phần trong chiến lược tổng thể về phi nơng nghiệp hóa của Việt Nam. Theo Quyết định số 443/2006/QĐ- BTC ngày 29/8/2006, Việt Nam đã xóa bỏ chương trình ưu đãi thuế nhập khẩu theo tỷ lệ nội địa hóa đối với các sản phẩm này kể từ ngày 1/10/2006.
Việt Nam cũng cam kết áp dụng cơ chế hoàn thuế nhằm hoàn thuế nhập khẩu đối với nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để sản xuất hàng phi nông nghiệp xuất khẩu theo đúng quy định của Hiệp định SCM, cụ thể là các quy định tại phụ lục I và II của Hiệp định này.
2.2.1.4. Đối với các loại trợ cấp khác
Việt Nam tiếp tục duy trì các loại trợ cấp khơng bị cấm theo qui định của WTO, bao gồm một số hoạt động sau:
- Việt Nam điều chỉnh lại mục đích hoạt động của Quĩ Hỗ trợ Xuất khẩu theo Quyết định 279/2005/QĐ-TTg ngày 3/11/2005 trong đó chủ yếu phục vụ cho chương trình xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường và phát triển xuất khẩu trong giai đoạn 2006-2010. Quỹ hỗ trợ các doanh nghiệp về kinh phí dành cho các hoạt động xúc tiến thương mại như tham gia hội trợ và triển lãm thương mại, khảo sát thị trường, phí tư vấn và mở các trung tâm xúc tiến thương mại và văn phịng đại diện ở nước ngồi.
2.2.2. Các cam kết về trợ cấp xuất khẩu nông sản theo Hiệp định nông nghiệp (AoA)
2.2.2.1. Đối với trợ cấp xuất khẩu
Theo qui định của WTO, trợ cấp xuất khẩu cho nơng nghiệp là biện pháp bị cấm hồn tồn đối với tất cả các nước gia nhập WTO sau 1/1/1995. Là nước gia nhập sau, Việt Nam có những cam kết như sau:
- Xóa bỏ trợ cấp xuất khẩu kể từ ngày gia nhập.
- Việt Nam bảo lưu quyền được hưởng các ưu đãi đặc biệt và khác biệt (S&D) dành cho các nước đang phát triển trong lĩnh vực này (được trợ cấp giảm chi phí tiếp thị và trợ cấp cước phí vận tải trong nước và quốc tế đối với hàng xuất khẩu).
2.2.2.2. Hỗ trợ trong nước:
- Duy trì hỗ trợ 10% giá trị sản xuất
Theo Hiệp định Nông nghiệp của WTO, có những chính sách bị cấm nằm trong “Hộp hổ phách” và những chính sách được phép áp dụng nằm trong “Hộp xanh lơ” và “Xanh lá cây”. Với các chính sách thuộc hộp Hổ phách, tổng khối lượng hỗ trợ gộp (AMS) của Việt Nam duy trì ở mức dưới 10% giá trị sản lượng riêng.
Hầu hết các chính sách hỗ trợ trong nước đều thuộc chính sách hộp xanh và hộp phát triển (là các chính sách WTO cho phép các nước đang phát triển được phép áp dụng), vì vậy có thể tiếp tục duy trì. Theo số liệu thống kê đàm phán gia nhập WTO, cơ cấu chính sách hỗ trợ trong nước cho ngành nông nghiệp (giai đoạn 1999- 2001) cho thấy các chính sách thuộc nhóm hộp xanh (được phép áp dụng) của Việt Nam chiếm 84,5% tổng nhóm hỗ trợ trong nước, tập trung chủ yếu trong xây dựng kết cấu hạ tầng nông nghiệp, dịch vụ khuyến nông, các chương trình hỗ trợ vùng, hỗ trợ khắc phục thiên tai, dự trữ cơng vì mục đích đảm bảo an ninh lương thực. Các chính sách hỗ trợ đào tạo, nghiên cứu khoa học, dịch vụ kiểm tra giám sát dịch bệnh và sâu bệnh, hỗ trợ điều chỉnh cơ cấu còn chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng số chi hỗ trợ trong nhóm hộp xanh, mới chiếm tỷ lệ khoảng 1-3%.
Các chính sách hỗ trợ trong nhóm chương trình phát triển Việt Nam đang áp dụng chiếm 10,7% tổng nhóm hỗ trợ trong nước. Chủ yếu dưới các hình thức hỗ trợ cho 1 số chương trình hỗ trợ sau đầu tư, hỗ trợ lãi suất cho mía đường, sản xuất sữa, chăn
ni; hỗ trợ lãi suất thấp cho người nghèo, chuyển dịch cơ cấu kinh tế (bỏ trồng cây thuốc phiện).
Ở nơng thơn Việt Nam hiện nay, vẫn cịn hơn 78% hộ nông thơn vẫn dựa vào nguồn thu nhập chính từ sản xuất nơng, lâm nghiệp do quá trình chuyển đổi kinh tế diễn ra rất chậm, trồng trọt vẫn là ngành sản xuất chính trong nơng nghiệp và cây lúa vẫn là nguồn sống của nơng dân. Kết quả hoạt động “Rà sốt các nghĩa vụ của Việt Nam đối với Hiệp định nơng nghiệp và đề xuất chính sách phù hợp với quy định của WTO” do Dự án hỗ trợ thương mại đa biên giai đoạn II (Bộ Thương mại hợp tác với Uỷ ban Châu Âu) cho thấy, nhiều chính sách WTO khơng cấm, nhưng Việt Nam chưa sử dụng. Để đẩy mạnh quá trình chuyển đổi kinh tế này, các chính sách trợ cấp cho điều chỉnh cơ cấu thơng qua chương trình rút các nguồn lực khỏi sản xuất nơng nghiệp là chính sách WTO khơng cấm, tuy nhiên thực tế Việt Nam lại chưa sử dụng nhiều. Bên cạnh đó, để hỗ trợ người nơng dân sản xuất giảm thiểu các thiệt hại, Việt Nam được phép áp dụng các chính sách chi trả trực tiếp cho người sản xuất thông qua việc hỗ trợ riêng cho thu nhập, các chương trình bảo hiểm thu nhập và mạng lưới an sinh thu nhập, Chính phủ cấp thêm thu nhập hoặc miễn thuế cho nông dân, chi trả cho các chương trình mơi trường để hỗ trợ sản xuất tại các vùng khó khăn.
- Hỗ trợ đầu tư:
Tập trung đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng. Trong 3 năm 2007-2009, đầu tư riêng cho thủy lợi tiếp tục xu thế tăng từ 1386,32 tỷ VNĐ năm 2007 lên 2257,17 tỷ VNĐ năm 2009. Đầu tư cho khoa học, công nghệ cũng tăng từ 137,96 tỷ lên 208,5 tỷ VNĐ. Ngồi ra, đầu tư cho các chương trình mục tiêu, các dự án để thực hiện các nhiệm vụ mục tiêu cụ thể cũng tăng lên trong 3 năm 2007-2009. Tuy nhiên, một số chính sách tăng kinh phí hỗ trợ nghiên cứu, cung cấp, đổi mới giống cây trồng, giống vật nuôi và giống cây lâm nghiệp chưa được tận dụng triệt để, dù đây là những khoản hỗ trợ được WTO cho phép.
- Chính sách tín dụng:
+ Tín dụng ưu đãi: đã có những qui định khá rõ về qui định cho vay,
điều kiện vay, trả nợ…Đây là dạng hỗ trợ chung, được phép áp dụng và nằm trong Gói kích cầu của Chính phủ.
+ Chính sách hỗ trợ lãi suất được áp dụng theo hình thức cho các nhà đầu tư vay vốn với lãi suất ưu đãi. Chính sách này được áp dụng cho mọi đối tượng và nằm trong “chương trình phát triển”.
Tóm lại, các cam kết của Việt Nam về cắt giảm trợ cấp xuất khẩu đều phù hợp và nhất quán so với các quy định của Hiệp định SCM và Hiệp định Nông nghiệp của WTO. Việc thực hiện các cam kết này của Việt Nam đã góp phần đảm bảo tính cạnh tranh cơng bằng và bình đẳng trong thương mại quốc tế, thúc đẩy thương mại hàng hóa phát triển. Ngồi ra, việc thực hiện các cam kết này chứng tỏ Việt Nam đã chủ động trong gia nhập, tôn trọng tự do thương mại quốc tế và sẵn sàng loại bỏ các biện pháp hỗ trợ phát triển kinh tế và xuất khẩu không phù hợp với nguyên tắc tự do hóa thương mại đó. Tuy nhiên, với bước khởi đầu là một nước đang phát triển có trình độ khoa học cơng nghệ thấp, hàm lượng chế biến trong các sản phẩm xuất khẩu không cao và khả năng cạnh tranh còn thấp, việc bãi bỏ dần các loại hình trợ cấp xuất khẩu trước đây là một thách thức không nhỏ đối với hoạt động xuất khẩu nói riêng và hoạt động ngoại thương nói chung.
2.3. NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA CHO VIỆT NAM SAU KHI THỰC HIỆNCAM KẾT CẮT GIẢM TRỢ CẤP XUẤT KHẨU