2.3.3.2 .Nguy cơ tiếp tục bị kiện chống trợ cấp
3.2. CÁC HÌNH THỨC TRỢCẤP XUẤT KHẨU CHỦ YẾU CÁC NƯỚC ĐÃ
ĐÃ ÁP DỤNG
3.2.1. Những biện pháp trợ cấp xuất khẩu của Nhật Bản
Trước nhu cầu đẩy mạnh xuất khẩu nhằm tăng cường nắm giữ ngoại tệ mạnh cũng như phục hồi và phát triển kinh tế đất nước sau chiến tranh thế giới II, chính phủ Nhật Bản đã thực thi các biện pháp trợ cấp xuất khẩu sau:
- Hỗ trợ tài chính và thuế của Chính phủ cho xuất khẩu
Tháng 4/1952 Ngân hàng xuất nhập khẩu của Nhật Bản được tổ chức trở lại và trở thành một tổ chức tài chính của chính phủ với mục tiêu hỗ trợ tài chính cho xuất khẩu của các tổ chức tài chính tư nhân. Ngân hàng xuất nhập khẩu Nhật Bản có thể tài trợ hoặc phối hợp với các Ngân hàng tư nhân khác đồng tài trợ cho các hoạt động liên quan đến xuất khẩu cần đến nguồn vốn đặc biệt mà khả năng tài chính thơng thường khơng tài trợ được.
Các hoạt động của ngân hàng xuất nhập khẩu bao gồm: Hỗ trợ tài chính cho xuất khẩu phương tiện vận tải, máy cơng nghiệp; Chiết khẩu cho các tổ chức tài chính; cho các Chính phủ và các cơng ty nước ngồi vay tiền để nhập khẩu hàng của Nhật Bản…
Hệ thống giảm thuế thu nhập từ xuất khẩu được xây dựng như một hệ thống thuế hỗ trợ xuất khẩu, nhưng hệ thống này đã bị xóa bỏ khi Nhật Bản gia nhập GATT tháng 3/1964.
Từ sau 4/1964 Nhật Bản chủ yếu sử dụng các biện pháp trợ cấp sau: - Hệ thống bảo hiểm xuất khẩu của chính phủ Nhật Bản
Mục đích của bảo hiểm xuất khẩu là đảm bảo cho sự phát triển lành mạnh của hoạt động xuất khẩu và các thương vụ khác với nước ngồi thơng qua việc bảo hiểm những rủi ro mà các bảo hiểm thông thường không thể bảo hiểm được.
Chính phủ Nhật Bản trực tiếp bảo lãnh hệ thống bảo hiểm này và mở một tài khoản đặc biệt cho hoạt động bảo hiểm xuất khẩu. Hệ thống bảo hiểm này được thành lập năm 1950 theo luật bảo hiểm tín dụng xuất khẩu, hiện nay bao gồm: bảo hiểm xuất khẩu thông thường; bảo hiểm thay đổi giá xuất khẩu; bảo hiểm thay đổi tỷ giá hối đoái; bảo hiểm thanh tốn xuất khẩu; bảo hiểm vận chuyển hàng hóa xuất khẩu và bảo hiểm quảng cáo ở nước ngoài.
- Hệ thống kiểm tra xuất khẩu
Hệ thống kiểm tra xuất khẩu đã đóng góp rất lớn vào việc cải thiện hình ảnh và chất lượng hàng xuất khẩu Nhật Bản. Hệ thống kiểm tra chất lượng bao gồm 37 cơ quan kiểm tra có thẩm quyền, tiến hành các hoạt động:
+ Kiểm tra chất lượng hoặc kiểm tra phần cơ bản của sản phẩm;
+ Kiểm tra đóng gói bao bì: kiểm tra các điều kiện bao gói để đảm bảo
chất lượng sản phẩm trong quá trình vận chuyển;
+ Kiểm tra nguyên liệu để chế tạo sản phẩm;
+ Kiểm tra trong quá trình sản xuất để đảm bảo hồn thiện q trình
kiểm tra chất lượng thành phẩm xuất khẩu.
- Thành lập các tổ chức thương mại Nhật Bản nhằm xúc tiến xuất khẩu bao gồm
+ Nghiên cứu thị trường;
+ Cung cấp thông tin thương mại;
+ Tổ chức hội chợ và tham gia các hội chợ thương mại quốc tế;
+ Giới thiệu các sản phẩm và các ngành nghề Nhật Bản thông qua việc
phát hành các ấn phẩm và các tờ rơi;
+ Cung cấp các dịch vụ tư vấn thương mại và đầu tư cho các doanh
nghiệp vừa và nhỏ;
+ Xuất bản tờ tin thương mại hằng ngày, các báo cáo kinh tế và các báo
cáo về thị trường nước ngoài.
3.2.2. Những biện pháp trợ cấp xuất khẩu của Hàn Quốc
- Về thuế
+ Miễn thuế kinh doanh cho các doanh nghiệp xuất khẩu.
+ Giảm 50% thuế thu nhập từ xuất khẩu.
+ Giảm thuế quan cho nhập khẩu nguyên liệu và máy móc thiết bị để
sản xuất hàng xuất khẩu.
- Về tài chính
+ Hỗ trợ tài chính cho nhập khẩu nguyên liệu để sản xuất hàng xuất
khẩu.
+ Tín dụng xuất khẩu với lãi suất ưu đãi.
+ Thành lập quỹ xúc tiến xuất khẩu.
+ Hệ thống bảo hiểm xuất khẩu.
- Về thể chế, tổ chức
+ Ban hành luật xúc tiến các ngành cơng nghiệp xuất khẩu, ví dụ như
ban hành luật xúc tiến ngành công nghiệp điện tử năm 1969.
+ Hình thành nên tổ chức thương mại và đầu tư Hàn Quốc năm 1962.
Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu của Hàn Quốc hàng năm đạt 35% thời kì 1963-1969, chủ yếu là do tăng xuất khẩu các sản phẩm công nghiệp sử dụng nhiều lao động như dệt may, giày dép, dụng cụ thể thao, du lịch, da…trong thời kỳ 1962-1970, tỷ trọng các sản phẩm này trong xuất khẩu của Hàn Quốc đã tăng từ 5% lên 69%.