CƠ SỞ ĐỀRA GIẢI PHÁP

Một phần của tài liệu (Tiểu luận FTU) tiểu luận chính sách thương mại quốc tế c QUY ĐỊNH của WTO về TRỢ cấp XUẤT KHẨU và QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN ở VIỆT NAM (Trang 45 - 47)

2.3.3.2 .Nguy cơ tiếp tục bị kiện chống trợ cấp

3.1. CƠ SỞ ĐỀRA GIẢI PHÁP

3.1.1. Phương hướng phát triển xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam trong thờigian tới gian tới

- Kế hoạch xuất khẩu hàng nông, lâm, thủy sản giai đoạn 2010 - 2015: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề ra chỉ tiêu tăng đều kim ngạch

xuất khẩu qua các năm (khoảng 1 tỉ USD mỗi năm) và đến năm 2015 thì kim ngạch xuất khẩu đạt mức gấp 1,38 lần so với năm 2010. Cụ thể, vào năm 2015, mặt hàng gạo sẽ đạt mức kim ngạch xuất khẩu gấp 1,2 lần, hạt điều gấp 1,24 lần, hạt tiêu gấp 1,01 lần, rau quả gấp 1,26 lần, lâm sản và đồ gỗ gấp 1,5 lần, và thủy sản gấp 1,4 lần.

- Kế hoạch phát triển xuất khẩu hàng công nghiệp giai đoạn đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2020: Hiện tại, Bộ Công thương vẫn chưa đề ra chỉ

tiêu cụ thể với từng mặt hàng công nghiệp xuất khẩu cho đến năm 2015. Tuy nhiên, Bộ đã đưa ra bản định hướng phát triển ngành cơng nghiệp đến năm 2020. Theo đó, Bộ chủ trương khuyến khích phát triển các ngành và các sản phẩm cơng nghiệp có giá trị gia tăng cao; các quá trình, quy trình cơng nghệ cao và cơng nghiệp hỗ trợ, tạo nhiều sản phẩm xuất khẩu và đặt ra mục tiêu nâng tỉ trọng hàng công nghiệp xuất khẩu trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa lên mức 80 – 85 %.

3.1.2. Những hạn chế còn tồn tại trong hoạt động xuất khẩu

- Giá trị gia tăng của hàng hóa thấp: Một trong số những cản trở

cán cân xuất nhập khẩu khi chúng ta phải đối mặt với nghịch lí : xuất khẩu ngun liệu thơ rồi lại nhập khẩu thành phẩm. Thêm nữa, ta khơng thể tự chủ hồn tồn trong công tác sản xuất, nguyên liệu thô và các nguyên liệu trung gian vẫn phải nhập khẩu; hay nói cách khác, ta chỉ đảm trách ở câu lắp ráp. Do thuế nhập khẩu cao và chi phí vận chuyển lớn dẫn tới giá thành sản phẩm tăng và nguồn cung cấp hàng không được đảm bảo ổn định. Các loại sản phẩm xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam như quần áo và giầy dép đều phụ thuộc lớn vào nhập khẩu nguyên liệu, giá trị gia tăng thấp. Mặc dù kim ngạch xuất khẩu những mặt hàng này có thể đóng góp tỉ trọng lớn trong GDP, nhưng ta không thể khẳng định được tính hiệu quả khi tính đến các chi phí trung gian ấy.

- Lạc hậu : phần này chúng ta sẽ đề cập đến 2 khía cạnh

+ Lạc hậu trong tư duy kinh tế : người Việt Nam thích làm ăn nhỏ lẻ,

khi hợp tác lớn thì sẽ nảy sinh nhiều vấn đề. Hàng hóa Việt Nam lúc mới xuất hiện trên thị trường thì tốt khơng thua hàng hóa của các quốc gia Nhật Bản, Hàn Quốc, v.v... Nhưng khi đã được người tiêu dùng chấp nhận thì ngay lập tức bỏ rơi chất lượng, chạy theo lợi nhuận, do đó khơng gây dựng được thương hiệu, uy tín lớn.

+ Lạc hậu về kỹ thuật: theo thống kê của Tổng cục Hải quan, có tới 75%

doanh nghiệp Việt Nam nhập khẩu thiết bị công nghệ chất lượng kém từ Trung Quốc, trong đó khơng loại trừ những dây chuyền sản xuất đã lạc hậu so với khu vực, chưa nói đến cơng nghệ chung của thế giới.

- Khả năng tiếp cận với các nguồn tài chính thấp : phần lớn các

doanh nghiệp vừa và nhỏ khu vực tư nhân đều thiếu vốn để mở rộng quy mơ đầu tư, mua máy móc và đầu tư cho nguồn nhân lực. Thậm chí, nhiều doanh nghiệp đang rơi vào tình trạng đói vốn trầm trọng, có nguy cơ phá sản nhưng tiếp cận nguồn vốn ngân hàng lại gặp phải nhiều rào cản. Trong năm 2013, lãi suất vay vốn của các ngân hàng tuy đã giảm nhưng vẫn ở mức khá cao và chủ yếu ưu đãi ở mảng vốn vay ngắn hạn. Còn lãi suất dài hạn mà các doanh nghiệp đang “khát” thì vẫn ở mức cao ngất ngưởng. Thêm vào đó, thủ tục, điều kiện để vay vốn ngân hàng cịn rất nhiều phiền hà, thậm chí là “đánh đổi” doanh nghiệp.

- Cơ sở hạ tầng không tương xứng: Yếu tố này có ảnh hưởng trực tiếp

tời chất lượng thành phẩm. Điển hình với lủa gạo cho ngành lương thực, do cơng nghệ thu hoạch lỗi thời, q trình vẫn chuyển đến nơi cất trữ không đảm bảo, hệ thống kho bãi chất lượng kém, ẩm mốc đã dẫn đến thất thoát 10-12% sản lượng.

- Hiểu biết về thị trường quốc tế cịn hạn chế: Thơng tin về thị trường

quốc tế có vai trị rất quan trong đối với những doanh nghiệp mong muốn xuất khẩu trực tiếp sang các thị trường quan trọng như Hoa Kỳ và Liên minh Châu Âu. Song các nhà doanh nghiệp thường thiếu nhận thức về vấn đề này, dẫn đến rất nhiều thua thiệt trong hoạt động kinh tế: nguy cơ bị kiện, mất thị phần…

- Thiếu chiến lược quốc gia: Do tư duy kinh tế thiên về hướng phát

triển doanh nghiệp nhỏ lẻ, khơng có chiến lược phát triển chung đã trở thành trở ngại lớn cho xuất khẩu quốc gia. Nếu biết tập hợp các doanh nghiệp cùng đứng với nhau, cùng liên kết vì mục tiêu chung của quốc gia thì chắc hẳn kim ngạch xuất khẩu sẽ còn tiền xa hơn nữa.

Một phần của tài liệu (Tiểu luận FTU) tiểu luận chính sách thương mại quốc tế c QUY ĐỊNH của WTO về TRỢ cấp XUẤT KHẨU và QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN ở VIỆT NAM (Trang 45 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(60 trang)