NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA CHO VIỆT NAM SAU KHI THỰC HIỆN CAM

Một phần của tài liệu (Tiểu luận FTU) tiểu luận chính sách thương mại quốc tế c QUY ĐỊNH của WTO về TRỢ cấp XUẤT KHẨU và QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN ở VIỆT NAM (Trang 33)

2.3.1. Những nét chính trong hoạt động xuất khẩu sau khi thực hiện cam kếttrợ cấp xuất khẩu theo quy định của WTO trợ cấp xuất khẩu theo quy định của WTO

Sau 7 năm gia nhập WTO và thực hiện cam kết về trợ cấp xuất khẩu, hoạt động xuất khẩu Việt Nam đã có những thay đổi rõ rệt, thể hiện ở:

- Kim ngạch xuất khẩu hàng công nghiệp gia tăng với tốc độ nhanh

Hoạt động xuất khẩu của Việt Nam đã có bước phát triển ngoạn mục trong giai đoạn 2007-2011. Xét về giá trị, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa đã tăng lên 2 lần

trong vịng 5 năm qua, trung bình tăng 20%/năm. Việc gia nhập WTO đã giúp xuất khẩu của Việt Nam tăng nhanh từ 48,6 tỷ USD năm 2007 lên đến 62,7 tỷ USD năm 2008. Năm 2009, suy thối kinh tế tồn cầu dẫn đến nhu cầu tiêu dùng của thế giới sụt giảm làm kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam tăng trưởng âm (-8,9%). Mặc dù vậy, đến năm 2010, xuất khẩu của Việt Nam đã phục hồi nhanh và đạt tốc độ tăng trưởng cao. Từ năm 2011 xuất khẩu của Việt Nam đã đạt những con số ấn tượng, đạt mức tăng trưởng cao, đưa kim ngạch xuất khẩu tăng gấp hơn 4 lần kể từ khi gia nhập WTO (2007).

Hình 2.2: Kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam 2005 - 2013

Nguồn: Tổng cục Hải quan

- Số lượng và giá trị hàng xuất khẩu chế biến, chế tạo tăng nhanh từ sau khi Việt Nam gia nhập WTO: Nếu như năm 2001, chỉ có 4 mặt hàng xuất khẩu

đạt trên 1 tỷ USD thì đến năm 2007 đã có 8 mặt hàng và năm 2009 tăng lên thành 13 mặt hàng mặc dù chịu ảnh hưởng không tốt của cuộc khủng hoảng tài chính thế giới và suy giảm kinh tế tồn cầu. Năm 2010, có tới 18 nhóm sản phẩm đạt giá trị xuất khẩu trên 1 triệu USD và xuất hiện nhóm hàng chế tạo mới có hàm lượng cơng nghệ cao hơn như điện tử, máy tính; linh kiện điện tử; dây cáp điện; phương tiện vận tải; sản phẩm từ chất dẻo,…

Bảng 2.3: Thứ tự của 1 số mặt hàng đạt giá trị xuất khẩu cao hàng năm (đơn vị: tỷ USD) TT 2001 2007 2009 2010 Mặt hàng Trị giá Mặt hàng Trị giá Mặt hàng Trị giá Mặt hàng Trị giá

1 Dầu thô 3,17 Dầu thô 8,50 Dệt may 9,06 Dệt may 11,2

2 Dệt may 1,97 Dệt may 7,73 Dầu thô 6,19 Giày dép 5,12

3 Thủy sản 1,81 Giày dép 4,00 Thủy sản 4,25 Thủy sản 5,01

4 Giày dép 1,58 Thủy sản 3,76 Giày dép 4,06 Dầu thô 4,95

5 Gỗ & sản phẩm gỗ 2,38 Điện tử 2,76 Điện tử 3,59 6 Điện tử 2,16 Đá quý, vàng 2,73 Gỗ & sản phẩm gỗ 3,43

7 Cà phê 1,80 Gạo 2,66 Gạo 3,24

8 Gạo 1,40 Gỗ & sản phẩm gỗ 2,59 Máy móc phụ tùng 3,05

Nguồn: Tổng cục thống kê, Tổng cục Hải quan

- Thị trường xuất khẩu đa dạng hơn

Một trong những thành công trong hoạt động xuất khẩu của Việt Nam trong giai đoạn 2001-2010 là việc duy trì và mở rộng thị trường xuất khẩu, đặc biệt là đi vào được thị trường Hoa Kỳ. Kim ngạch xuất khẩu sang Hoa Kỳ tăng hơn 10 lần trong 10 năm qua, từ 1,0 tỷ USD năm 2001, lên 10,6 tỷ USD năm 2010, đưa thị phần này tăng từ 7,1% lên 19,9% tổng kim ngạch xuất khẩu trong năm 2009 và Hoa Kỳ cũng trở thành thị trường xuất khẩu số một của Việt Nam hiện nay. Trước sự lớn mạnh nhanh chóng của thị trường Hoa Kỳ, hầu hết các thị trường khác (trừ Hàn Quốc) đều co lại về tỷ trọng nhưng khá đồng đều. Như vậy, Việt Nam vẫn duy trì được cơ cấu xuất khẩu khá ổn định với tất cả các nền

kinh tế chủ chốt của thế giới, từ Nhật Bản, Trung Quốc, Hoa Kỳ, EU và Trung Đơng trong

suốt giai đoạn này.

Hình 2.3: Cơ cấu thị trường xuất khẩu của Việt Nam năm 2009 so với 2001

Nguồn: Tổng cục Thống kê

Bên cạnh tập trung khai thác các thị trường trọng điểm và giữ vững thị trường truyền thống như ASEAN, Hoa Kỳ, Nhật Bản, EU những năm qua Việt Nam tiếp tục đẩy mạnh việc đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, nhiều chủng loại hàng hóa xuất khẩu đã vào thị trường mới, điển hình là các thị trường châu Phi (lớn nhất là Nam Phi), các nước khu vực Tây Nam Á, châu Á và châu Đại Dương. Trong giai đoạn 2001-2005, cơ cấu thị trường châu Á có giảm nhẹ và thay vào đó là sự tăng mạnh của thị trường châu Mỹ, đặc biệt là Hoa Kỳ nhất là khi hiệp định thương mại song phương BTA được thơng qua.

Ngồi ra, hình thức hoạt động xuất khẩu trong buôn bán ngoại thương ngày càng đa dạng và phong phú. Không chỉ là gia công xuất khẩu, xuất khẩu tự doanh truyền thống, mà nhiều doanh nghiệp thực hiện chuyển khẩu,; tạm nhập tái xuất; đại

lí xuất khẩu; xuất khẩu tại chỗ; lập siêu thị ở nước ngoài để đưa hàng Việt Nam sang bán; phát triển xuất khẩu qua biên giới; xuất khấu qua mạng Internet.

2.3.2. Tác động tích cực từ việc cắt giảm trợ cấp xuất khẩu2.3.2.1. Đối với doanh nghiệp và các nhà sản xuất 2.3.2.1. Đối với doanh nghiệp và các nhà sản xuất

- Mở rộng thị trường xuất khẩu và giảm bớt được rào cản thương mại:

Việc gia nhập WTO đã mở ra cơ hội cho doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam mở rộng và tăng cường quan hệ với các đối tác từ các nước thành viên.Việc cắt giảm trợ cấp xuất khẩu cho hàng hóa của các nước này cũng sẽ tạo cơ hội thuận lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam. Đây là tác động tích cực vì, theo ngun tắc có đi có lại, Việt Nam và các nước thành viên khác, tùy vào mức độ cam kết khi gia nhập WTO, đều cắt giảm trợ cấp đối với các doanh nghiệp xuất khấu. Điều này đồng nghĩa với việc giá hàng hóa sẽ tiến sát hơn đến các quy luật của thị trường (quy luật cung cầu, quy luật cạnh tranh…) hạn chế phần nào tình trạng phân biệt đối xử, chèn ép trong thương mại quốc tế, bị áp đặt những quy định phi lý, trái với nguyên tắc của WTO.

Là nước đang phát triển có trình độ khoa học cơng nghệ thấp với một nền sản xuất còn non trẻ, với mục tiêu thúc đẩy phát triển công nghiệp trong nước và đẩy mạnh xuất khẩu, việc trợ cấp xuất khẩu của Việt Nam là cần thiết. Tuy nhiên, đó khơng phải là cách duy nhất để thúc đẩy phát triển các ngành trong nước. Đặc biệt là trong tiến trình hội nhập và tiến tới cạnh tranh lành mạnh, biện pháp này không được coi là lành mạnh. Rõ ràng, các doanh nghiệp Việt Nam ln mong muốn có thể mở rộng thị trường, quan hệ hợp tác với nhiều đối tác trên thế giới, được ưu đãi, miễn giảm thuế cho hàng hóa của mình một cách bình đẳng khi xuất khẩu ra nước khác. Đó là những ngun tắc và lợi ích căn bản khi Việt Nam trở

thành thành viên của WTO, nhưng ngược lại chúng ta phải tơn trọng chính những nguyên tắc căn bản đó. Hay nói cách khác, các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam với nhiều sản phẩm xuất khẩu có giá thành thấp, chất lượng tốt sẽ có cơ hội cạnh tranh và thâm nhập mạnh hơn vào thị trường của các nước trên thế giới. Để tận dụng cơ hội này, các doanh nghiệp Việt Nam phải đổi mới, nỗ lực và phải cải tiến mạnh mẽ và toàn diện. Động lực đổi mới và cải tiến nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm chính là tác động đầu tiên đối với các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam.

- Tạo động lực mạnh mẽ cho doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh, đồng thời giảm sự ỷ lại của doanh nghiệp vào Nhà nước:

Khi một nền kinh tế tham gia ngày càng sâu vào quá trình hội nhập thì cạnh tranh sẽ diễn ra ác liệt hơn. Loại bỏ trợ cấp xuất khẩu và trợ cấp nội địa hóa, doanh nghiệp sẽ tăng chi phí và giá thành sản xuất nhưng đối lại đó là cơ hội cọ sát đế lớn mạnh trong cạnh tranh. Chỉ có những doanh nghiệp năng động, biết tạo ra lợi thế cạnh tranh, cải tiến cơng nghệ mới có thể đứng vững được trên thị trường trong và ngồi nước, ngược lại, những doanh nghiệp khơng chủ động cải tổ và phát triển sẽ bị đào thải. Nói cách khác, dỡ bỏ trợ cấp là động lực để các doanh nghiệp tìm ra con đường mới trong q trình hội nhập. Nhờ đó, xét đến phạm vi cả nước sẽ dần hình thành một hệ thống doanh nghiệp ngày càng mạnh, đội ngũ doanh nhân ngày càng năng động, đáp ứng kịp thời và có hiệu qua các nhu cầu của thị trường thế giới đang ngày càng trờ nên khó tính và khắt khe; góp phần xây dựng và khắng định thương hiệu Việt Nam trên trường quốc tế.

Cho đến nay, tư duy ỳ lại vào Nhà nước từ thời tập trung, bao cấp vẫn tồn tại trong một bộ phận không nhỏ các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam, đặc biệt là các doanh nghiệp nhà nước. Bên cạnh việc góp phần nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh cho doanh nghiệp sản xuất, trợ cấp cũng có thể là con dao hai lưỡi vì gây ra tâm lý trông đợi và tạo sức ỳ to lớn cho các doanh nghiệp sản xuất, chưa kể đến các lệch lạc theo kiểu "lách luật để hưởng trợ cấp". Việc thực thi cam kết trong WTO về hạn chế và bãi bỏ trợ cấp xuất khẩu đồng nghĩa với việc rất nhiều chính sách trầ cấp trước kia sẽ bị xóa bỏ. Doanh nghiệp nào khơng đủ sức cạnh tranh sẽ không thể tồn

tại. Các doanh nghiệp vồn dĩ lâu nay hoạt động nhờ vào sự hỗ trợ của Nhà nước sẽ phải nỗ lực vươn lên, tự hồn thiện bản thân để thích ứng với mơi trường mới.

Hơn nữa, chỉ có một số ít các chính sách trợ cấp xuất khẩu ban hành mang lại hiệu quả cao và bền vững với sự phát triển của doanh nghiệp. Chế độ thưởng theo kim ngạch xuất khấu được áp dụng từ năm 1998 nhưng mãi tới năm 2004, tổng số tiền mới đạt 29,4 tỷ đồng tương đương với 2 triệu USD với số doanh nghiệp được thưởng là 349 trên tổng số hàng vạn doanh nghiệp có kim ngạch xuất khấu xấp xỉ 40 tỷ USD/năm3. Hơn nữa theo các số liệu cho thấy, trợ cấp xuất khấu và nội địa hóa có giảm dần nhưng kim ngạch xuất khẩu vẫn tăng ở mức cao hàng năm. Vì vậy, việc loại bỏ đi các chính sách trợ cấp mà thực tế khơng có hiệu quả cao vừa giúp tiết kiệm thêm cho ngân sách Nhà nước vừa loại bỏ tâm lý ỷ lại từ phía các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu.

2.3.2.2. Đối với chính hàng hóa xuất khẩu

- Giúp tăng trưởng sản lượng sản xuất trong nước:

Với việc xóa bỏ trợ cấp xuất khẩu và trợ cấp theo tỷ lệ nội địa hóa đối với cả hàng cơng và nơng nghiệp, Việt Nam đã tạo điều kiện bình đẳng về ưu đãi đầu tư đối với doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi, từ đó, góp phần thu hút một lượng lớn vốn đầu tư nước ngồi đặc biệt trong các khu cơng nghiệp và khu chế xuất. Kể từ khi gia nhập WTO, lượng vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi vào Việt Nam khơng ngừng gia tăng, mà chủ yếu là các dự án công nghiệp. Sau một năm gia nhập, tổng nguồn vốn FDI năm 2007 tăng lên 64,1% so với năm trước lên mức 20,3 tỷ USD. Năm 2008, mức độ tăng nhanh hơn và đạt 64 tỷ USD

gấp ba lần so với năm 20074. Trong số đó, chủ yếu nguồn vốn tập trung vào các

ngành công nghiệp trong các khu công nghiệp lớn và chiếm sản lượng cao trong nhiều ngành kinh tế quan trọng như thép, dụng cụ y tế, sợi các loại, da giày, dệt may và đặc biệt là khai thác dầu thô. Sản xuất phát triển cộng với việc mở rộng thị trường làm thúc đẩy tăng trưởng xuất khẩu hàng công nghiệp, về xuất khẩu năm 3 ThS Nguyễn Hải Yến. Vào WTO: Không phải trợ cấp nào cũng bỏ. 08/2006. http://tuoitre.vn/Pages/Printview.aspx? ArticleID=159285

2007, cả nước có tổng cộng 10 mặt hàng có tổng kim ngạch trên 1 tỷ USD trong đó lượng mặt hàng cơng nghiệp chiếm sáu, trong đó, dầu thơ, dệt may và da giày có tổng kim ngạch lớn hơn 3 tỷ USD, mặt hàng gỗ và điện tử đều có tổng kim ngạch lớn hơn 2 tỷ USD5.

- Chất lượng và tính cạnh tranh của hàng hóa xuất khẩu ngày càng tăng

Dù đã dỡ bỏ dần các trợ cấp hàng xuất khẩu, Việt Nam đã thực hiện chính sách ưu đãi, thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài, tạo ra một mơi trường kinh doanh thơng thống và bình đẳng với các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Các doanh nghiệp Việt Nam có điều kiện tiếp cận với nền sản xuất tiên tiến, cơng nghệ hiện đại, có tiêu chuẩn chất lượng quốc tế vừa giúp giảm chi phí sản xuất vừa nâng cao chất lượng sản phẩm. Do đó, sản phẩm sẽ dần được cải tiến về chất lượng, thúc đẩy tiêu dùng trong nước và xuất khẩu ra nước ngoài.

2.3.3. Tác động tiêu cực từ việc thực hiện cắt giảm trợ cấp xuất khẩu ở ViệtNam Nam

2.3.3.1. Đối với doanh nghiệp và các ngành sản xuất

- Các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam phải chịu nhiều thiệt thòi trên thị trường trong và ngồi nước. Các doanh nghiệp khơng có khả năng thích ứng với nền sản xuất có cơng nghệ cao sẽ bị đào thải

Việc thực thi cam kết trong WTO về xóa bỏ trợ cấp xuất khẩu đồng nghĩa với việc các khoản trợ giá cho các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam sẽ khơng cịn nữa. Điều này có tác động lớn do làm giảm năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp này cả ở trong nước và trên thế giới.

Đối với hàng công nghiệp: Một thách thức không nhỏ của doanh nghiệp

xuất khẩu hàng công nghiệp Việt Nam khi cam kết cắt giảm trợ cấp xuất khẩu cũng như khi tham gia tự do hóa thương mại là lợi thế cạnh tranh cịn kém. Chính vì vậy, ngành cơng nghiệp Việt Nam với trình độ phát triển cơng nghệ cịn lạc hậu là một 5 Theo Báo cáo thường niên của Tổng cục Thống kê

trong những ngành chịu tác động tiêu cực nhiều nhất, đặc biệt là các doanh nghiệp khu vực tư nhân. Người tiêu dùng ngày nay được tự do lựa chọn nơi mua hàng và có địi hỏi tiêu chuẩn ngày càng cao. Điều này là một trở ngại rất lớn cho nhiều doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam vì hiện nay hoạt động sản xuất tại nhiều doanh nghiệp chưa đáp ứng được yêu cầu về quy trình chất lượng. Người tiêu dùng ngày nay được tự do lựa chọn nơi mua hàng và có địi hỏi tiêu chuẩn ngày càng cao. Điều này là một trở ngại rất lớn cho nhiều doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam vì hiện nay hoạt động sản xuất tại nhiều doanh nghiệp chưa đáp ứng được yêu cầu về quy trình chất lượng.

- Với nhóm sản phẩm điện tử, tin học, phầnn mềm: Một mặt các doanh

nghiệp trong nước phải cạnh tranh với các sản phẩm nhập khẩu rẻ hơn từ các nước trong khu vực và quốc tế trong thị trường nội địa với sức mua hạn chế, mặt khác, trên thế giới đã và đang có sự phân cơng sản xuất, phân chia hàng điện tử khá sâu sắc. Việc chiếm lĩnh thị trường xuất khẩu sẽ rất khó khăn với các doanh nghiệp xuất khẩu mặt Việt Nam trong lĩnh vực hiện nay còn quá non trẻ này.

- Với ngành dệt may: Ngành dệt may khơng cịn được hưởng một số

loại hỗ trợ như trước đây như: Các hình thức hỗ trợ xuất khẩu và thưởng xuất khẩu từ Quỹ hỗ trợ xuất khẩu; các biện pháp miễn giảm thuế hoặc tiền thuê đất gắn với điều kiện xuất khẩu; các ưu đãi tín dụng đầu tư phát triển đều bị bãi bỏ. Các doanh nghiệp sản xuất trong ngành dệt may trong nước còn phải cạnh tranh gay gắt với hàng nhập khấu từ các nước Đơng Nam Á có chất lượng cao, mẫu mã đẹp và giá cả khá cạnh tranh.

Đối với hàng nông nghiệp: Gia nhập vào WTO, với việc bị coi là có nền

kinh tế phi thị trường (trong vịng 12 năm), Việt Nam cam kết xoá bỏ trợ cấp xuất

Một phần của tài liệu (Tiểu luận FTU) tiểu luận chính sách thương mại quốc tế c QUY ĐỊNH của WTO về TRỢ cấp XUẤT KHẨU và QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN ở VIỆT NAM (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(60 trang)