3. Đánh giá tình hình phát triển du lịc hở Hải Phịng theo tiêu chí phát triển du lịch bền
3.2 Theo tiêu chí văn hóa xã hội
3.2.1 Tác động tích cực:
Cùng với các tác động về kinh tế, tài ngun, mơi trường, q trình phát triển du lịch ở Hải Phòng cũng tác động mạnh mẽ tới văn hoá và xã hội của khu vực. Du lịch Hải Phịng phát triển đã góp phần vào việc giải quyết các vấn đề xã hội như nâng cao đời sống của người dân hai xã. Bên cạnh đó nó cũng giải quyết vấn đề thất nghiệp và bán thất nghiệp của người dân địa phương đồng thời cũng góp phần nâng cao tinh thần trách nhiệm và ý thức của người dân trong việc bảo vệ và tôn tạo tài nguyên tự nhiên và tài nguyên nhân văn. Bên cạnh đó thu nhập từ du lịch cũng được sử dụng trong việc xây dựng và hồn thiện cơ sỏ vật chất, giao thơng, thơng tin liên lạc góp phần thúc đời sống người dân lên cao.
Các lao động có được việc làm mới chủ yếu hoạt động trong ngành như dịch vụ, kinh doanh các loại hình ăn uống giải trí, các dược liệu, các đặc sản địa phương hay các mặt hàng lưu niệm để phục vụ nhu cầu của khách. Trong dịp lễ hội, nhiều người dân địa phương đã cải thiện được thu nhập từ dịch vụ du lịch như: dịch vụ chụp ảnh cho khách du lịch và biểu diển văn nghệ dân tộc, dịch vụ lưu trú, và một số dịch vụ khác.
3.2.2 Tác động tiêu cực:
Bên cạnh những mặt tích cực thì du lịch cũng đem lại nhiều tác hại. Trong những năm qua sự phát triển của du lịch cũng đã kéo theo sự du nhập của một số văn hố khơng lành
mạnh, gia tăng các tệ nạn xã hội và các bệnh truyền nhiễm, các bệnh xã hội. Tiếp đó, là một số tác động tiêu cực tới các phong tục tập quán, lễ hội lâu đời ở đây. Sự phát triển của du lịch còn làm mất đi sự cân bằng của cán cân cung cầu, làm gia tăng giá cả tại khu du lịch ảnh hưởng đến đời sống xã hội dân cư. Đây là dấu hiệu của sự thiếu phát triển bền vững. Như vậy trong những năm gần đây, hoạt động du lịch tại Hải Phịng đã có những đóng góp tích cực về mặt kinh tế bên cạnh đó cũng gây ra những tác động tiêu cực đến tài ngun-mơi trường, văn hố-xã hội.
3.3 Theo tiêu chí tài ngun, mơi trường
Xác định rõ mơi trường du lịch là vấn đề quan trọng có ý nghĩa sống cịn đối với sự phát triển của ngành du lịch, Thành ủy và UBND thành phố Hải Phòng đã chủ động ban hành một số văn bản chỉ đạo: Nghị quyết số 04/NQ-TƯ của Thành ủy Hải Phòng về phát triển du lịch giai đoạn 2013 - 2020, định hướng 2030; Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ thành phố lần thứ XV xác định:” phát triển mạnh du lịch, nhất là du lịch cao cấp theo hướng vừa khai thác có hiệu quả tài nguyên du lịch, vừa tôn tạo, bảo vệ tài nguyên, môi trường sinh thái …” Tuy nhiên, vấn đề bảo vệ môi trường vẫn đang là một vấn đề nhức nhối cần được giải quyết khi phát triển du lịch.
Thứ nhất là áp lực của lượng khách ngày càng đơng đến với Hải Phịng khiến lượng rác thải tăng cao. Trong mấy năm gần đây, Việt Nam là điểm đến an toàn cho khách du
lịch, lượng khách du lịch quốc tế ngày càng tăng cả số lượng và thành phần, làm gia tăng số lượng khách tham quan đến các khu du lịch trong nước trong đó có Hải Phịng. Đối với khách du lịch nội địa, do nhu cầu hành hương, lễ hội, lưu lượng ngày nghỉ và mức sống của người dân không ngừng tăng lên, dẫn đến số lượng khách từ các địa phương đến các điểm du lịch Đồ Sơn, Cát Bà không ngừng tăng lên. Lượng khách tăng dẫn đến rác thải gia tăng tỷ lệ thuận theo từng năm, nếu chỉ sử dụng mức tính trung bình 01 khách du lịch thải ra 3,5 kg rác/ngày thì lượng rác thải do khách thải ra vào năm 2010 là 13.000kg, năm 2015 là 15.000kg và đến 2020 là 24.000kg. Khối lượng nước thải cũng gia tăng tương ứng, nếu lượng nước thải được tính là 80% lượng nước cấp thì lượng nước thải trung bình cho 01 khách du lịch là 120 lít và nhân viên phục vụ là 60 lít, như vậy lượng nước thải phải xử lý cho một ngày đối với khách du lịch tại Hải Phịng vào năm 2010 là 480.000 lít, năm 2015 là 700.000 lít và 2020 là 900.000 lít. Trong khi đó, hệ thống xử lý tập trung rác thải, nước thải trên các khu, điểm du lịch chưa được hoàn chỉnh và chưa được đầu tư.
Thứ hai là tính mùa vụ của du lịch tạo áp lực rất lớn với việc bảo vệ môi trường. Là một tỉnh nằm ở vùng Bắc bộ nên chịu ảnh hưởng sâu sắc của thời tiết khí hậu miền Bắc và ảnh hưởng mang tính xã hội về mùa lễ hội, mùa du lịch của khách quốc tế và kỳ nghỉ của
học sinh, sinh viên nên mùa du lịch lượng khách du lịch gia tăng tại các điểm khu du lịch trên địa bàn Hải Phòng; thời gian từ tháng 5 đến tháng 9, mức tăng từ 70 - 90%. Sự gia tăng đột biến trong thời gian ngắn và lực lượng lao động phục vụ cho công tác bảo vệ môi trường chưa đầy đủ, chưa hồn thiện dẫn đến cơng tác khắc phục các sự cố môi trường xảy ra không hiệu quả dẫn đến áp lực đối với tài nguyên tự nhiên đặc biệt là hệ sinh thái rất lớn.
Thứ ba là áp lực đến công tác bảo tồn giá trị tự nhiên và đa dạng hệ sinh học. Cát Bà được công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới và cũng là bộ phận không tách rời của Di sản Thiên nhiên thế giới Hạ Long. Sự cơng nhận đó của các tổ chức quốc tế đang mang lại nguồn khách du lịch ngày càng tăng cho Hải Phòng và các tỉnh lân cận. Theo thống kê, lượng khách đến Cát Bà năm 2002 là 109.000 lượt người, đến năm 2005 l.450.000 lượt người, đến năm 2008 tăng lên gần 01 triệu lượt khách. Đây là một thách thức không nhỏ đối với Du lịch Hải Phịng trong cơng tác bảo tồn giá trị tự nhiên và đa dạng hệ sinh học.
Thứ tư là các doanh nghiệp cịn thiếu trách nghiệm đối với mơi trường chung. Do áp lực về doanh thu và thu hồi vốn đầu tư khiến một số cơ sở kinh doanh dịch vụ đã không tuân thủ đối với trách nhiệm của doanh nghiệp, cá nhân trong bảo vệ môi trường chung. Hiện nay, nhiều doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ tại khu vực Đồ Sơn, Cát Bà chưa có hệ thống thu gom, xử lý nước thải còn đổ nước thải thẩm thấu xuống đất hoặc đổ ra biển; một số nhà hàng tại Đồ Sơn cịn bn bán các động vật quý hiếm được bảo vệ; hiện tượng săn bắt, khai thác hệ sinh thái quý hiếm còn xảy ra trong các khu bảo tồn. Một số dự án, các dịch vụ còn khai thác các tài nguyên nhạy cảm dễ tổn thương. Vấn đề rác thải, chất thải rắn và khí thải cịn gia tăng tại các khu du lịch Đồ Sơn, ven biển Cát Bà trong thời vụ và cuối vụ du lịch
Thứ năm là công tác quản lý giám sát môi trường vẫn chưa được thường xuyên. Du lịch Hải Phòng mang lại nhiều nguồn thu cho ngân sách địa phương và giải quyết nhiều việc làm cho người lao động. Do bất cập trong cơng tác tổ chức nên chưa có bộ phận, hay cán bộ chuyên trách về môi trường du lịch trực thuộc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Là địa phương có nhiều khu, điểm du lịch, tập trung nhiều nhất tại khu du lịch Đồ Sơn và đảo Cát Bà, nhưng tại các khu du lịch cơ quan quản lý chuyên ngành du lịch chưa tiến hành quan trắc và đánh giá tác động du lịch đối với môi trường từ hoạt động du lịch và những ngành khác tại các khu vực này. Tại các khu vực nhạy cảm đối với thiên nhiên chưa có hệ thống quan trắc mơi trường hay định kỳ quan trắc để theo dõi diễn biến môi trường và hệ sinh thái. Hệ thống thu gom, xử lý rác thải và nước thải tập trung cho từng khu du lịch hầu như chưa có nên các cơ sơ kinh doanh dịch vụ cịn thải tự do ra mơi trường gây ô nhiễm cục bộ tại một số khu du lịch.
CHƯƠNG III: ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH HẢI PHỊNG THEO HƯỚNG BỀN VỮNG
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA DU LỊCH BỀN VỮNG TẠI HẢIPHỊNG PHỊNG
Hải Phịng được người Pháp phát triển thành một cảng biển chính nhưng sau đó bị đánh bom nặng nề trong chiến tranh, nơi này hiện nay vẫn cịn lưu giữ được rất nhiều cơng trình kiến trúc thuộc địa. Vì thế, phát triển du lịch Hải Phịng khơng chỉ hướng đến lợi ích về kinh tế, mà cịn hướng tới các mục đích như bảo tồn các giá trị, di tích lịch sử, quảng bá rộng rãi hình ảnh của một thành phố cảng thời Pháp thuộc với đời sống dân cư ngày một cải thiện nhờ phát triển ngành cơng nghiệp khơng khói, ln chú trọng vấn đề mơi trường. Việc áp dụng quan điểm du lịch bền vững đối với nước ta nói chung và đối với Hải Phịng nói riêng là rất cần thiết vì trong khi các ngành cơng nghiệp khác cũng đang góp sức giúp tăng trưởng kinh tế nhưng lại tiêu tốn nguyên liệu tự nhiên, cũng không thể tránh khỏi việc làm tổn hại đến mơi trường thì ngành du lịch có lợi thế rất lớn là tận dụng được những lợi thế sẵn có, cùng với đó là bảo vệ, gìn giữ những lợi thế đó, nếu khơng thì chúng cũng chỉ giúp tăng trưởng trong ngắn hạn, khơng mang lại lợi ích cho tương lai.
2. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở HẢI PHÒNG2.1 Quan điểm, mục tiêu 2.1 Quan điểm, mục tiêu
Quan điểm phát triển du lịch bền vững.
Quá trình phát triển du lịch bền vững phải kết hợp hài hoà nhu cầu của hiện tại và tương lai trên cả hai góc độ “sản xuất” và “tiêu dùng” du lịch, nhằm mục đích bảo tồn và tái tạo nguồn tài nguyên thiên nhiên, giữ gìn và phát huy bảo sắc văn hoá dân tộc.
Theo con số thống kê chưa đầy đủ, thành phố Hải Phòng hiện cịn lưu giữ hơn 1.000 di tích, bao gồm 537 ngơi chùa, 107 nhà thờ, số cịn lại là các đình đền, miếu phủ…Trong đó, có 103 di tích được Bộ Văn hóa thể thao và Du lịch xếp hạng di tích quốc gia; 165 di tích được Uỷ ban nhân dân thành phố xếp hạng di tích lịch sử văn hóa cấp thành phố. Đặc biệt Hải Phịng có quần đảo Cát Bà được tổ chức UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển thiên nhiên thế giới và 3 khu danh lam thắng cảnh là vùng non nước Đồ Sơn, danh thắng Tràng Kênh Bạch Đằng, Núi Voi Xuân Sơn, hai làng nghề cổ truyền gồm tạc tượng Đồng Minh, sơn mài Bảo Hà ở huyện Vĩnh Bảo. Tồn thành phố có 252 lễ hội cổ truyền. Trong đó có một lễ hội cấp quốc gia (Hội chọi trâu Đồ Sơn), 1 lễ hội cấp ngành (Lễ hội làng cá đảo Cát Bà), 5 lễ hội cấp vùng, 91 lễ hội cấp xã và 156 lễ hội làng.
Ngoài ra, những năm gần đây, du lịch Cát Bà hình thành nhóm sản phẩm du lịch đặc trưng biển, đảo. Theo đó, nhóm sản phẩm du lịch tham quan Vườn Quốc gia Cát Bà, vịnh Lan Hạ, hệ thống hang động, điểm quan sát trên cao, di tích lịch sử, văn hóa… Nhóm sản phẩm du lịch sinh thái ở Cát Bà với trải nghiệm thiên nhiên Vườn quốc gia Cát Bà, rừng ngập mặn, hệ sinh thái rừng ngập nước trên địa hình núi đá vơi ở Ao Ếch trong hành trình xun rừng từ Vườn quốc gia đến xã Việt Hải. Sản phẩm du lịch cộng đồng dựa vào thiên nhiên, sản vật và văn hóa người bản địa ở các xã Hiền Hào, Gia Luận, Xuân Đám.
Do đó, phát triển du lịch bền vững ở Hải Phòng đòi hỏi phải có sự bảo vệ, bảo tồn, gìn giữ, khơng được để mai một các giá trị văn hóa lâu đời và hơn hết, bảo vệ tài nguyên biển, rừng, hạn chế tối đa tác động xấu đến môi trường, ô nhiễm.
Mục tiêu phát triển du lịch bền vững
Sự phát triển bền vững là mục tiêu quan trọng và cấp thiết hàng đầu đi liền với phát triển kinh tế - xã hội, do đó địi hỏi về phát triển bền vững trong ngành du lịch cần phải đảm bảo 3 vấn đề lớn nhất là bền vững về mơi trường, bền vững về văn hố xã hội, bền vững về kinh tế.
o Đối với văn hố xã hội thì phát triển bền vững cần phải đảm bảo đem lại lợi ích lâu dài cho xã hội như tạo công ăn việc làm cho người lao động, góp phần nâng cao mức sống người dân và ổn định về mặt xã hội, đồng thời bảo tồn các giá trị về văn hoá, tránh việc chú trọng tăng trưởng ngành du lịch mà đánh đổi bản sắc văn hóa của vùng.
o Đối với sự phát triển bền vững về tài ngun và mơi trường địi hỏi khai thác, sử dụng tài nguyên một cách hợp lý, bảo tồn đa dạng sinh học, khơng có những tác động tiêu cực đến môi trường để đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai.
o Đối với kinh tế, phát triển tiềm năng ngành du lịch là góp phần vào tăng trưởng kinh tế chung của vùng, và ngược lại, kinh tế cũng phải đảm bảo để đầu tư cho du lịch, biểu hiện ở việc đầu tư nâng cấp, mở rộng, tăng chất lượng dịch vụ du lịch.
2.2 Dự báo phát triển trong thời gian tới
2.2.1 Dự báo lượng khách
Theo Sở Du lịch Hải Phòng, 9 tháng đầu năm 2016, du lịch Hải Phịng đón và phục vụ gần 4,62 triệu lượt khách, tăng 7,08% so với cùng kỳ năm 2015, doanh thu đạt hơn 1.750 tỷ đồng. Trong đó, khách quốc tế là 565.579 lượt, tăng 4,57% so với cùng kỳ năm 2015. Tính đến ngày 30/6/2017, Hải Phịng đã đón 3,07 triệu lượt du khách trong năm 2017, tăng 10,7% so với cùng kỳ, trong đó khách quốc tế đạt 355,5 nghìn lượt.
Theo đà tăng của lượng khách du lịch qua mỗi năm, thành phố Hải Phòng chủ trương phấn đấu đến năm 2020:
o Đón 8 triệu lượt khách, tốc độ tăng trung bình 8,2%/năm
o Tổng doanh thu du lịch đạt 3 500 tỷ đồng, tăng trung bình 8,9%/năm (HĐND thành phố Hải Phịng, khóa XV, kỳ họp thứ 5).
2.2.2 Dự báo nhu cầu dân số, lao động
Số liệu cuối năm 2017, dân số Hải Phòng là 2.022.170 người
Tỷ lệ người trong lao động từ 15 – 64 tuổi, chiếm 69% dân số. Do đó, lực lượng người lao động đang là một lợi thế lớn của thành phố Cảng. Với cơ cấu dân số này, Hải Phịng có đủ nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế, CNH – HĐH thành phố.
Theo ghi nhận của Ban chỉ đạo Dân số của thành phố Hải Phòng, trong thời gian qua, mức tăng dân số được giữ ở mức ổn định (mức sinh là 2,1 con).
Điều này cho thấy dân số của thành phố có khả năng đáp ứng tốt nhu cầu việc làm, cụ thể là ngành du lịch khi du lịch đang trở thành ngành mũi nhọn trong mục tiêu tương lai gần của Hải Phịng, cũng là ngành địi hỏi ít lao động.
2.2.3 Quy mô đất đai, nhu cầu chỗ ở
Ngành du lịch phát triển đi đôi với nhu cầu ngày càng lớn về chỗ ở, khách sạn,... Tốc độ phát triển du lịch của Hải Phịng càng gia tăng thì sức nóng của thị trường bất động sản Hải Phịng càng lớn. Nếu có những quy hoạch tổng thể dài hạn, Hải Phịng có thể tận dụng các nguồn vốn đầu tư để thay đổi bộ mặt đô thị thành phố. Phát triển thị trường bất động sản không chỉ giúp đẩy mạnh phát triển ngành du lịch, mà còn giúp là động lực lớn cho tăng trưởng kinh tế. Do đó, thành phố cũng có nhiều chính sách ưu đãi, khuyến khích các nhà đầu tư.
2.3 Định hướng chính
Theo báo cáo của đề tài “Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp chủ yếu phát triển du lịch