Giải pháp về môi trường và phát triển bền vững

Một phần của tài liệu (Tiểu luận FTU) thực trạng hoạt động dụ lịch ở thành phố hải phòng từ 2010 – 2017 và đề xuất phát triển du lịch bền vững (Trang 41 - 45)

3. Một số giải pháp, kiến nghị phát triển du lịch bền vững tại Hải Phòng

3.3. Giải pháp về môi trường và phát triển bền vững

Với việc là một thành phố công nghiệp và hải cảng quan trọng của đất nước, Hải Phịng có những lợi thế nhất định trong phát triển kinh tế nhưng cũng đối mặt với rất nhiều thách thức về ô nhiễm môi trường và suy giảm diện tích đất tự nhiên. Đã có những câu chuyện đáng tiếc liên quan đến việc hi sinh môi trường để phát triển kinh tế ở thành phố này. Đó là việc các dãy núi đá vơi tự nhiên ở khu vực Thủy Nguyên bị phá để sản xuất xi măng. Núi đá vôi là một dạng địa chất khá đặc biệt phổ biến ở khu vực vịnh bắc bộ và duyên hải trung bộ. Những dãy núi đá vơi ở Hải Phịng nằm trong quần thể đảo Cát Bà-Hạ Long. Rất nhiều chuyên gia lo ngại nếu việc khai thác mở rộng có thể dẫn đến hủy hoại một trong những khu du lịch biển đảo đẹp nhất miền Bắc này.

Vậy, để có thể phát triển du lịch, Hải Phịng khơng thể không chú trọng tới vấn đề môi trường, bằng cách tiếp cận từ ý thức người dân trước tiên. Người dân cần phải hiểu rõ tầm quan trọng của môi trường đối với du lịch, từ đó, họ cần có ý thức tự giác bảo vệ mơi trường xung quanh mình đang sống và cũng là góp phần ủng hộ cho ngành du lịch của thành phố. Chính quyền thành phố có thể cải thiện việc này bằng cách tuyên truyền, giảng dạy ngay đối với người dân ở độ tuổi đi học ngay trong thời gian ngồi trên ghế nhà trường của họ. Đối với người dân làng, xã, tích cực và chủ động tạo các phong trào học hỏi và tuyên truyền về mơi trường và ý thức bảo vệ mơi trường vì thành phố mình đang sống. Có thể dùng sức mạnh truyền thông để đẩy các khẩu hiệu, phong trào lên tới đỉnh điểm và có chế độ giám sát, kiểm sốt mức độ tuân thủ của người dân, nghĩa là sẽ làm triệt để cho tới khi người dân thực hiện và thực hiện tốt.

Bên cạnh vấn đề ý thức, các nhà chức trách Hải Phòng cũng cần phải kiên quyết hơn trong vấn đề bảo vệ môi trường và phát triển bền vững, khơng nên vì cái lợi trước mắt mà bỏ mất cái lợi lâu dài. Du lịch là một ngành cơng nghiệp khơng khói giàu tiềm năng, chắc chắn sẽ có thể đem lại cho thành phố những nguồn thu đáng kể không kém các hoạt động công nghiệp nặng.

Với lợi thế về kinh tế, Hải Phịng có thể cân nhắc tạo bước đột phá khi mang hệ thống xử lí mơi trường cơng nghệ cao về thành phố. Việc môi trường được cải thiện chắc chắn sẽ tạo bước ngoặt lớn cho quá trình phát triển ngành du lịch tại thành phố này.

KẾT LUẬN

Du lịch là một trong những ngành tạo nhiều lợi tức nhất cho đất nước. Du lich có thể đóng một vai trị quan trọng trong việc giúp chúng ta đạt các Mục Tiêu Phát triển Thiên niên kỷ (Millennium Development Goals) mà Liên Hơp Quốc đã đề ra từ năm 2000, đặc biệt là các mục tiêu xóa đói giảm nghèo, bình đẳng giới tính, bền vững mơi trường và liên doanh quốc tế để phát triển. Chính vì vậy mà phát triển du lịch bền vững là một trong những mục tiêu thiên niên kỷ của thế giới và cũng là mục tiêu hàng đầu cho phát triển kinh tế của Việt Nam nói chung và phát triển ngành du lịch nói riêng.

Việt Nam có nhiều tiềm năng để phát triển du lịch, dù vậy, hiện tại du lịch nước ta vẫn đang gặp nhiều thách thức lớn như: Ô nhiễm về mơi trường, các sản phẩm du lịch chưa có nhiều tính sáng tạo, du lịch cịn làm ăn manh mún, tạm thời, dịch vụ còn nhiều bất cập. Tuy nhiên, trong giai đoạn này, khi hoạt động du lịch đang được chú trọng và vấn đề phát triển du lịch bền vững đang trở thành mục tiêu của việc phát triển du lịch, hoạt động du lịch tại Việt Nam đã khởi sắc và có những biến chuyển tích cực. Du lịch Việt Nam đang ngày càng xác lập và nâng cao vai trị, vị thế của mình trên trường quốc tế.

Là một vùng đất hội tụ đầy đủ mọi điều kiện, các yếu tố thuận lợi cho việc phát triển du lịch nói riêng, kinh tế xã hội nói chung và là cơ hội để thu hút khách du lịch đến tham quan, nghỉ dưỡng, Hải Phòng cũng đang được đặc biệt quan tâm, tập trung cải tạo, xây dựng với ngành du lịch được xác định là ngành mũi nhọn được chú trọng hàng đầu và du lịch Hải Phòng đang được định hướng để phát triển thành một trung tâm du lịch của vùng duyên hải Bắc Bộ.

Hiện nay Hải Phòng đang tiến hành khai thác thêm những sản phẩm dịch vụ du lịch mang tính giải trí cao gắn với hệ thống biển đảo, di tích đền miếu và lễ hội truyền thống,… , ngoài ra hệ thống cơ sở vật chất, cơ sở hạ tầng, hệ thống giao thông cũng được nâng cấp, xây dựng để tăng sự thu hút đối với khách du lịch cả trong nước và quốc tế. Tuy nhiên, bên cạnh đó, hoạt động du lịch ở Hải Phịng vẫn còn những hạn chế và bất cập, bộc lộ những điểm yếu về lực lượng lao động và hệ thống quản lý chưa chun nghiệp, mơi trường văn hóa du lịch chưa được xây dựng và kiểm sốt nghiêm ngặt ảnh hưởng tới mơi trường tự nhiên và gây mất mĩ quan thắng cảnh,... Để khắc phục những yếu điểm này, các cơ quan chức năng cũng như người dân lao động tại thành phố đặc biệt là tại những điểm du lịch nóng như bãi biển Đồ Sơn, quần đảo Cát Bà,... cần phải thắt chặt hơn nữa kỉ luật văn hóa, đảm bảo mơi trường du lịch thân thiện, giữ gìn mĩ quan thắng cảnh. Thành phố cũng cần nghiêm túc triển khai các chính sách phát triển bền vững, cân bằng giữa Kinh tế - Văn hóa

xã hội và những chiến lược xây dựng sản phẩm Du lịch Hải Phịng bền vững và có tính cạnh tranh cao.

Sự phát triển du lịch bền vững tại Hải Phịng nói riêng và trên cả nước nói chung sẽ góp phần xác lập nên mối quan hệ cân bằng và hài hòa giữa ba yếu tố Mơi trường – Văn hóa xã hội – Kinh tế, thúc đẩy Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế và thực hiện đường lối đối ngoại rộng mở, đa phương hoá, đa dạng hoá của Ðảng và nhà nước.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. GS.TS. Nguyễn Văn Đính & TS. Trần Thị Minh Hịa, Giáo trình Kinh tế du lịch, HN, NXB Đại học Kinh tế quốc dân, 2006

2. Ban văn hóa - TTTT Di tích Bạch Đằng Giang, Giới thiệu, Internet: http://ditichbachdanggiang.vn/gioi-thieu, 2017

3. Wikipedia, Hải Phòng, Internet: https://vi.wikipedia.org/wiki/H%E1%BA%A3i_Ph %C3%B2ng

4. Điều kiện tự nhiên, Internet:

http://hppc.gov.vn/101091-l5/3791223-n60.htm, 19/02/2017 5. Tổng hợp các lễ hội truyền thống lâu đời tại Hải Phòng, Internet:

http://taihaiphong.com/le-hoi-o-hai-phong, 07/07/2017

6. Những điểm du lịch tâm linh nổi tiếng tại Hải Phòng, Internet:

http://haiphongaz.com/du-lich/nhung-diem-du-lich-tam-linh-noi-tieng-tai-hai- phong-32900.html, 2016

7. Thanh Phương, Hải Phòng: Phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn,

Internet: https://baomoi.com/hai-phong-phat-trien-du-lich-thanh-nganh-kinh-te-mui- nhon/c/20804323.epi, 11/11/2016

8. Thanh Tâm, vietnamtourism.gov.vn, Hội thảo bàn về giải pháp phát triển du lịch

Hải Phòng, Internet: http://vietnamtourism.gov.vn/index.php/items/21542,

23/09/2016

9. Sở kế hoạch đầu tư Hải Phòng, “Hệ thống điện và nước”, trích nguồn Haiphongdpi.gov.vn/2017/09/22/he-thong-dien-va-nuoc/

10. Quốc Cường, “Hải Phòng: Thị trường lao động ổn định”, Báo Công thương, 16/02/2017, nguồn baocongthuong.com.vn/hai-phong-thi-truong-lao-dong-on- dinh.html

11. “6 tháng đầu năm Hải Phịng đón hơn 3 triệu lượt du khách”, theo Tổng cục du lịch, nguồn http://vietnamtourism.gov.vn/index.php/items/24199

12. Đại Vũ, “Hạ tầng cảng biển Hải Phịng hướng tới quy mơ hiện đại”, Báo xây dựng, nguồn www.baoxaydung.com.vn/news/vn/kinh-te/ha-tang-cang-bien-hai-phong-

Một phần của tài liệu (Tiểu luận FTU) thực trạng hoạt động dụ lịch ở thành phố hải phòng từ 2010 – 2017 và đề xuất phát triển du lịch bền vững (Trang 41 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(45 trang)