Kiến nghị về kinh tế

Một phần của tài liệu (Tiểu luận FTU) thực trạng hoạt động dụ lịch ở thành phố hải phòng từ 2010 – 2017 và đề xuất phát triển du lịch bền vững (Trang 39 - 40)

3. Một số giải pháp, kiến nghị phát triển du lịch bền vững tại Hải Phòng

3.1.Kiến nghị về kinh tế

3.1.1. Xác định chính xác lợi thế sẵn có, đẩy mạnh kêu gọi đầu tư

Hải Phịng mang trong mình một lợi thế về tự nhiên khi có địa hình “hỗn hợp”, thậm chí được coi là “Việt Nam thu nhỏ”. Khí hậu cận nhiệt đới với bốn mùa rõ rệt nhưng lại khơng q khắc nghiệt nhờ vào vị trí ven biển ủng hộ các hoạt động du lịch ở hầu hết các thời điểm trong năm. Khí hậu hài hịa và địa hình nhiều biển đảo đem lại lợi thế lớn về phát triển du lịch nghỉ dưỡng. Đây là mảng du lịch cần có sự đầu tư quy mơ lớn với các dịch vụ cao cấp, cơng trình hiện đại. Các nhà chức trách của thành phố nên có nhiều chính sách ưu đãi để kêu gọi các nhà đầu tư lớn trong và ngoài nước. Hiện nay các tập đoàn lớn trong nước về du lịch nghỉ dưỡng như Vingroup, FLC,... đều đang triển khai những dự án lớn ở thành phố này. Đây là một tín hiệu đáng mừng nhưng thành phố vẫn cần có các chính sách đẩy mạnh thu hút đầu tư quốc tế hơn nữa. Các nhà đầu tư nước ngoài sẽ đóng vai trị lớn trong việc quảng bá hình ảnh du lịch Hải Phịng đến với quốc tế, đặc biệt là đất nước chủ đầu tư, nhờ đó gia tăng lượng khách quốc tế đến với Hải Phòng. Về vấn đề này, các nhà chức trách thành phố có thể tham khảo kinh nghiệm từ các hoạt động thu hút đầu tư của Đà Nẵng, Khánh Hòa. Nhờ sự xuất hiện của rất nhiều “ông lớn” trong lĩnh vực du lịch, bất động sản mà những hình ảnh của những thành phố này được quảng bá và nâng tầm không nhỏ, trở thành những điểm hấp dẫn rất lớn đối với du khách trong và ngoài nước.

Thứ hai, Hải Phịng có lợi thế là một thành phố công nghiệp lớn, là trung tâm vận tải và sản xuất của miền Bắc. Thành phố nên tận dụng tối đa lợi thế này để phát triển du lịch kết hợp cơng tác. Hàng năm có rất nhiều lượt khách đến thành phố để công tác, hội họp. Đây là một lượng du khách tiềm năng của thành phố khi họ có thể kết hợp hoạt động công tác và du lịch. Hải Phòng nên tiếp tục nâng cao cơ sở hạ tầng, đặc biệt là giao thông vận tải để tạo thuận lợi cho du khách di chuyển dễ dàng và tiết kiệm thời gian hơn giữa các điểm đến. Hệ thống đường cao tốc Hà Nội-Hải Phòng nếu được kết nối với các tuyến cao tốc khác như Lào Cai, Điện Biên sẽ tạo điều kiện cho du khách từ các tỉnh thành phía bắc đến với Hải Phòng. Sân bay quốc tế Cát Bi, Hải Phòng với vai trò là trung tâm trung chuyển khách quốc tế thứ hai của miền Bắc là cơ hội lớn để thành phố thu hút được khách quốc tế nếu các tuyến bay quốc tế ngày càng được mở rộng.

Thứ ba, Hải Phịng có một địa thế tuyệt vời và mật độ dân cư hợp lý, có thể dẫn tới phân bổ mức sống đồng đều và thịnh vượng. Nhưng sự phân bổ ấy lại chưa được thể hiện rõ ở thành phố này. Tỷ trọng việc làm trong lĩnh vực du lịch-dịch vụ của thành phố này còn chưa tương xứng với tiềm năng. Hải Phịng hồn tồn có thể đi theo hướng trở thành thành

phố du lịch, vậy có thể quy mơ hóa các vùng dân cư trở thành vùng du lịch và giúp họ có cuộc sống tốt hơn nhờ vào kinh doanh du lịch.

3.1.2. Tận dụng hiệu quả hơn nguồn nhân lực

Du lịch là một ngành thâm dụng nhân lực, vậy, để phát triển du lịch cho thành phố thì chắc chắn lao động là mảng mà Hải Phịng cần phải chú trọng. Với lực lượng lao động dồi dào nhưng sự phân bổ ngành nghề tại Hải Phòng chưa đồng đều. Điều này cũng có thể xuất phát từ việc thành phố này chưa nắm rõ được lợi thế, tiềm năng phát triển của bản thân mình và ngành du lịch đem lại, bởi vậy, chưa có sự tập trung và đẩy cao các nguồn lực cho du lịch, trong đó có nguồn lao động.

Giải pháp đưa ra cho vấn đề này là Hải Phịng cần mở rộng tầm nhìn về cầu lao động tại ngành du lịch,đẩy mạnh hoạt động đào tạo nhân lực trong lĩnh vực du lịch dịch vụ, gỡ bỏ các ưu tiên không cần thiết, tái phân bổ lại lượng lao động một cách hợp lý, cân bằng lực lượng lao động so với các ngành khác trong mặt bằng việc làm của thành phố.

Để có thể thu hút lao động vào ngành du lịch cũng là một phần trách nhiệm trong hệ thống giáo dục tại thành phố này, nghĩa là người dân cần được nhận thức rõ nét và chính xác hơn về tiềm năng của thành phố mình và có nhu cầu được tham gia vào ngành dịch vụ này.

Một phần của tài liệu (Tiểu luận FTU) thực trạng hoạt động dụ lịch ở thành phố hải phòng từ 2010 – 2017 và đề xuất phát triển du lịch bền vững (Trang 39 - 40)