II- THỰC TRẠNG VỀ QUY MÔ VÀ CƠ CẤU NỢ CÔNG VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2010-2017:
3. Ngun nhân của tình trạng nợ cơng tại Việt Nam:
3.1. Áp lực huy động vốn cho đầu tư phát triển kinh tế
Giai đoạn 2006 - 2010 tỷ lệ tiết kiệm toàn xã hội của Việt Nam liên tục ở mức thấp, bình qn đạt 26,52%GDP/năm.Trong khi đó đầu tư ln duy trì ở mức khá cao, bình quân đạt 33,73%GDP/năm, vượt khả năng tiết kiệm của nền kinh tế. Đầu tư lớn tăng trưởng kinh tế giai đoạn này của Việt Nam trung bình đạt 7,01%, là một trong những nước có tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh trong khu vực và trên thế giới, chỉ đứng sau Trung Quốc.
Bối cảnh kinh tế giai đoạn 2011 - 2015 không thuận lợi, mục tiêu tăng trưởng kinh tế không đạt như kế hoạch đề ra và luôn phải điều chỉnh giảm. Tuy
nhiên nhà nước vẫn giữ nguyên các tiêu chí Ngân sách nhà nước để đạt mục tiêu thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, xóa đói giảm nghèo, giảm chênh lệch giữa thành thị - nông thôn - miền núi. Năm 2015 Quốc hội đã đồng ý danh 239.316,6 tỷ đồng để thực hiện hai mục tiêu quốc gia là xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo bền vững.
Những tháng đầu năm 2016 nền kinh tế Việt Nam đã phải gánh chịu nhiều thiệt hại do rét hại và băng giá ở phía Bắc sau đó là hạn hán kéo dài ở các tỉnh vùng Nam Trung Bộ và Tây Nguyên, hạn hán, xâm nhập mặn ở đồng bằng sông Cửu Long, sự cố do Formosa, kinh tế thế giới phục hồi chậm lại,... cùng với nhiều nguyên nhân khác làm cho tăng trưởng kinh tế năm 2016 chỉ đạt 6,21% không đạt kế hoạch đề ra là 6,7% trong khi các chỉ tiêu về tài khóa, bội chi, vay nợ đều khơng giảm dẫn đến tỷ lệ nợ công/ GDP tăng.