II- THỰC TRẠNG VỀ QUY MÔ VÀ CƠ CẤU NỢ CÔNG VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2010-2017:
3. Ngun nhân của tình trạng nợ cơng tại Việt Nam:
3.3. Đầu tư công cao, hiệu quả đầu tư thấp trong bối cảnh tiết kiệm toàn xã hội giảm
hội giảm.
Chi tiêu cho đầu tư công ở nước ta thời gian qua liên tục gia tăng khiến nợ công tăng mạnh, gây hiệu ứng nghịch cho hiệu suất tăng trưởng; đầu tư công lấn át khu vực tư nhân làm chỉ số hiệu quả sử dụng vốn cao, khoảng 6,96 giai đoạn 2006- 2010 và 6,91 giai đoạn 2011-2015. Trong 5 năm 2011 - 2015, mặc dù mức vốn đầu tư toàn xã hội giảm nhưng vẫn duy trì khoảng 32% GDP. Đầu tư ở mức tương đối cao trong khi tỷ lệ tiết kiệm của nền kinh tế cho đầu tư chỉ khoảng 25% GDP dẫn đến sự thiếu hụt về nguồn vốn cho đầu tư, đồng nghĩa với việc phải đi vay. Do đầu tư cơng có hiệu quả chưa cao buộc Chính phủ phải tăng thu ngân sách (qua thuế, phí hoặc vay mới) để trả nợ, khiến nền kinh tế rơi vào bất ổn, làm tăng nợ công. Đầu tư công ở châu Âu và Mỹ trở thành tâm điểm gây bất ổn kinh tế toàn cầu và đã dẫn đến khủng hoảng nợ công 2010. Ở Việt Nam, bên cạnh những thành công và đóng góp tích cực vào q trình phát triển kinh tế, khơng thể phủ nhận, đầu tư cơng cịn có hạn chế, nhất là về hiệu quả đầu tư.
Nguyên nhân do quản lý chưa tốt, đầu tư chưa hợp lý, đầu tư nhiều vào các ngành tư nhân sẵn sàng đầu tư; thiếu đầu tư tương xứng cho những ngành có khả năng lan tỏa, dẫn dắt chuyển đổi cơ cấu kinh tế và đầu tư thiếu tập trung, không dứt điểm cho các cơng trình trọng điểm… đặc biệt, nhiều khoản đầu tư khơng có khả năng trả nợ, tức là khoản vay về đầu tư xong chưa tạo ra lợi nhuận để trả nợ, do vậy buộc phải đi vay để trả nợ.