II- THỰC TRẠNG VỀ QUY MÔ VÀ CƠ CẤU NỢ CÔNG VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2010-2017:
3. Ngun nhân của tình trạng nợ cơng tại Việt Nam:
3.2. Bội chi ngân sách gia tăng trong thời gian dài khiến vay nợ trở thành nguồn lực để bù đắp thâm
lực để bù đắp thâm hụt ngân sách.
Sau khi Chính phủ thực hiện gói kích thích kinh tế khoảng 150.000 tỷ đồng ngân sách nhà nước trong những năm gần đây có mức thâm hụt ngày càng tăng vì phải dành nguồn kinh phí lớn để thực hiện các chính sách kích thích kinh tế, cải cách tiền lương và đảm bảo anh sinh xã hội. Về giá trị tuyệt đối bội chi ngân sách tăng nhanh từ 65,8 nghìn tỷ đồng năm 2011, lên 263,2 nghìn tỷ đồng vào năm 2015 đến năm 2016 bội chi ngân sách đã giảm nhưng vẫn còn ở mức cao là 192,2 nghìn tỷ đồng. So với GDP bội chi đã tăng từ 4,4% GDP năm 2011 lên 6,1% năm 2015 cao hơn giới hạn 5% theo quy định của Chiến lược nợ cơng và nợ nước ngồi giai đoạn 2011 - 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Tỷ lệ bội chi ngân sách năm 2016 đã giảm xuống còn 4,27% GDP nhưng vẫn cao hơn mức 3,9% theo quy định của Nghị quyết về kế hoạch 5 năm giai đoạn 2016 - 2020.
tiêu quá nhiều chứ không phải do giảm thu. Tổng thu ngân sách nhà nước và viện trợ trung bình giai đoạn 2011 - 2015 đạt 24% GDP với tốc độ tăng khoảng 10,4% mỗi năm. Tổng thu ngân sách nhà nước năm 2016 cũng vượt 7,8% so với dự toán. Theo số liệu của ngân hàng phát triển châu Á (ADB) đầu tư cho cơ sở hạ tầng ở cả hai nhánh Nhà nước và tư nhân đang đạt khoảng 5,7% GDP, cao nhất khu vực Đông Nam Á và đứng thứ hai châu Á sau Trung Quốc. Các nước như Indonesia hay Phillipines hiện nay chi dưới 3% GDP cho đầu tư cơ sở hạ tầng, trong khi với Thái Lan và Malaysia con số này ở mức dưới 2%.
Biểu đồ 12: Đầu tư cơ sở hạ tầng so với GDP của Việt Nam và một số nước trong khu vực
Trong 3 năm 2017-2020 Việt Nam cần khoảng 480 tỷ USD để nâng cấp cơ sở hạ tầng, bao gồm xây dựng 11 nhà máy điện với tổng công suất là 13.000 megawatt và khoảng 1380 km cao tốc mới, theo số liệu từ Chính phủ. Trong khi ngân sách nhà nước chỉ đủ đáp ứng ⅓ nhu cầu vốn thì việc huy động vốn vay là cần thiết để đảm bảo cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển kinh tế.