Tăng ròng dư nợ các khoản vay công giai đoạn 2015-2020

Một phần của tài liệu (Tiểu luận FTU) quy mô và cơ cấu nợ công của việt nam thời gian qua (Trang 29)

Tổng số lãi phải trả hàng năm của Chính phủ sẽ tăng lên 236 nghìn tỷ đồng vào năm 2020 gấp đôi số nghĩa vụ phải trả vào năm 2015 là 115 nghìn tỷ đồng. Áp lực trả lãi chủ yếu đến từ trái phiếu chính phủ, chiếm hơn 50% vào năm 2020.

Biểu đồ 10: Dự báo dịng trả lãi của Chính phủ

2.6. Cơ cấu nợ cơng theo đồng tiền thanh tốn:

Có thể thấy nợ cơng của nước ta có tỉ trọng rất lớn là vay bằng đô la Mỹ và tiếp theo đó là yên Nhật. Nếu như xảy ra những biến động bất thường về tỷ giá của 2 loại tiền tệ này, Việt Nam sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong việc trả nợ. Theo Vietnamnet đưa tin, khi tỷ giá USD/VND tăng 1% thì gánh nặng nợ cơng tăng thêm 10 nghìn tỷ đồng. 2010 2011 2012 2013 2014 2015 Euro 8.8 7.9 7.3 7.2 6.0 5.0 Yên Nhật 30.9 31.2 29.2 24.8 23.5 24.7 Đô la Mỹ 48.4 48.2 49.4 53.1 55.2 54.6 SDR 8.2 9.1 10.6 11.4 12.1 12.7 Đồng tiền khác 1.1 1.2 1.6 1.9 1.8 1.9

(Nguồn: Ngân hàng Thế giới)

Năm 2016, cơ cấu đồng tiền trong danh mục của Chính phủ tập trung chủ yếu vào các đồng tiền chính: đồng Việt Nam chiếm tỷ trọng 55%, USD chiếm tỷ trọng 16%, Yên Nhật chiếm tỷ trọng 13%, Euro chiếm tỷ trọng khoảng 7% còn lại là các đồng tiền khác.

Biểu đồ 11: Cơ cấu đồng tiền trong danh mục nợ cơng năm 2016

(Nguồn: Bộ Tài chính)

3. Ngun nhân của tình trạng nợ cơng tại Việt Nam:

3.1. Áp lực huy động vốn cho đầu tư phát triển kinh tế

Giai đoạn 2006 - 2010 tỷ lệ tiết kiệm toàn xã hội của Việt Nam liên tục ở mức thấp, bình qn đạt 26,52%GDP/năm.Trong khi đó đầu tư ln duy trì ở mức khá cao, bình quân đạt 33,73%GDP/năm, vượt khả năng tiết kiệm của nền kinh tế. Đầu tư lớn tăng trưởng kinh tế giai đoạn này của Việt Nam trung bình đạt 7,01%, là một trong những nước có tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh trong khu vực và trên thế giới, chỉ đứng sau Trung Quốc.

Bối cảnh kinh tế giai đoạn 2011 - 2015 không thuận lợi, mục tiêu tăng trưởng kinh tế không đạt như kế hoạch đề ra và luôn phải điều chỉnh giảm. Tuy

nhiên nhà nước vẫn giữ nguyên các tiêu chí Ngân sách nhà nước để đạt mục tiêu thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, xóa đói giảm nghèo, giảm chênh lệch giữa thành thị - nông thôn - miền núi. Năm 2015 Quốc hội đã đồng ý danh 239.316,6 tỷ đồng để thực hiện hai mục tiêu quốc gia là xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo bền vững.

Những tháng đầu năm 2016 nền kinh tế Việt Nam đã phải gánh chịu nhiều thiệt hại do rét hại và băng giá ở phía Bắc sau đó là hạn hán kéo dài ở các tỉnh vùng Nam Trung Bộ và Tây Nguyên, hạn hán, xâm nhập mặn ở đồng bằng sông Cửu Long, sự cố do Formosa, kinh tế thế giới phục hồi chậm lại,... cùng với nhiều nguyên nhân khác làm cho tăng trưởng kinh tế năm 2016 chỉ đạt 6,21% không đạt kế hoạch đề ra là 6,7% trong khi các chỉ tiêu về tài khóa, bội chi, vay nợ đều khơng giảm dẫn đến tỷ lệ nợ công/ GDP tăng.

3.2. Bội chi ngân sách gia tăng trong thời gian dài khiến vay nợ trở thành nguồn lực để bù đắp thâm hụt ngân sách. lực để bù đắp thâm hụt ngân sách.

Sau khi Chính phủ thực hiện gói kích thích kinh tế khoảng 150.000 tỷ đồng ngân sách nhà nước trong những năm gần đây có mức thâm hụt ngày càng tăng vì phải dành nguồn kinh phí lớn để thực hiện các chính sách kích thích kinh tế, cải cách tiền lương và đảm bảo anh sinh xã hội. Về giá trị tuyệt đối bội chi ngân sách tăng nhanh từ 65,8 nghìn tỷ đồng năm 2011, lên 263,2 nghìn tỷ đồng vào năm 2015 đến năm 2016 bội chi ngân sách đã giảm nhưng vẫn còn ở mức cao là 192,2 nghìn tỷ đồng. So với GDP bội chi đã tăng từ 4,4% GDP năm 2011 lên 6,1% năm 2015 cao hơn giới hạn 5% theo quy định của Chiến lược nợ cơng và nợ nước ngồi giai đoạn 2011 - 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Tỷ lệ bội chi ngân sách năm 2016 đã giảm xuống còn 4,27% GDP nhưng vẫn cao hơn mức 3,9% theo quy định của Nghị quyết về kế hoạch 5 năm giai đoạn 2016 - 2020.

tiêu quá nhiều chứ không phải do giảm thu. Tổng thu ngân sách nhà nước và viện trợ trung bình giai đoạn 2011 - 2015 đạt 24% GDP với tốc độ tăng khoảng 10,4% mỗi năm. Tổng thu ngân sách nhà nước năm 2016 cũng vượt 7,8% so với dự toán. Theo số liệu của ngân hàng phát triển châu Á (ADB) đầu tư cho cơ sở hạ tầng ở cả hai nhánh Nhà nước và tư nhân đang đạt khoảng 5,7% GDP, cao nhất khu vực Đông Nam Á và đứng thứ hai châu Á sau Trung Quốc. Các nước như Indonesia hay Phillipines hiện nay chi dưới 3% GDP cho đầu tư cơ sở hạ tầng, trong khi với Thái Lan và Malaysia con số này ở mức dưới 2%.

Biểu đồ 12: Đầu tư cơ sở hạ tầng so với GDP của Việt Nam và một số nước trong khu vực

Trong 3 năm 2017-2020 Việt Nam cần khoảng 480 tỷ USD để nâng cấp cơ sở hạ tầng, bao gồm xây dựng 11 nhà máy điện với tổng công suất là 13.000 megawatt và khoảng 1380 km cao tốc mới, theo số liệu từ Chính phủ. Trong khi ngân sách nhà nước chỉ đủ đáp ứng ⅓ nhu cầu vốn thì việc huy động vốn vay là cần thiết để đảm bảo cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển kinh tế.

3.3. Đầu tư công cao, hiệu quả đầu tư thấp trong bối cảnh tiết kiệm toàn xã hội giảm. hội giảm.

Chi tiêu cho đầu tư công ở nước ta thời gian qua liên tục gia tăng khiến nợ công tăng mạnh, gây hiệu ứng nghịch cho hiệu suất tăng trưởng; đầu tư công lấn át khu vực tư nhân làm chỉ số hiệu quả sử dụng vốn cao, khoảng 6,96 giai đoạn 2006- 2010 và 6,91 giai đoạn 2011-2015. Trong 5 năm 2011 - 2015, mặc dù mức vốn đầu tư tồn xã hội giảm nhưng vẫn duy trì khoảng 32% GDP. Đầu tư ở mức tương đối cao trong khi tỷ lệ tiết kiệm của nền kinh tế cho đầu tư chỉ khoảng 25% GDP dẫn đến sự thiếu hụt về nguồn vốn cho đầu tư, đồng nghĩa với việc phải đi vay. Do đầu tư cơng có hiệu quả chưa cao buộc Chính phủ phải tăng thu ngân sách (qua thuế, phí hoặc vay mới) để trả nợ, khiến nền kinh tế rơi vào bất ổn, làm tăng nợ công. Đầu tư công ở châu Âu và Mỹ trở thành tâm điểm gây bất ổn kinh tế toàn cầu và đã dẫn đến khủng hoảng nợ công 2010. Ở Việt Nam, bên cạnh những thành công và đóng góp tích cực vào q trình phát triển kinh tế, khơng thể phủ nhận, đầu tư cơng cịn có hạn chế, nhất là về hiệu quả đầu tư.

Nguyên nhân do quản lý chưa tốt, đầu tư chưa hợp lý, đầu tư nhiều vào các ngành tư nhân sẵn sàng đầu tư; thiếu đầu tư tương xứng cho những ngành có khả năng lan tỏa, dẫn dắt chuyển đổi cơ cấu kinh tế và đầu tư thiếu tập trung, không dứt điểm cho các cơng trình trọng điểm… đặc biệt, nhiều khoản đầu tư khơng có khả năng trả nợ, tức là khoản vay về đầu tư xong chưa tạo ra lợi nhuận để trả nợ, do vậy buộc phải đi vay để trả nợ.

3.4. Huy động vốn, phân bổ sử dụng vốn vay ở Việt Nam cịn dàn trải.

Tình trạng điều chỉnh tăng so với tổng mức đầu tư phê duyệt, điều chỉnh các hợp đồng diễn ra khá phổ biến. Tiêu biểu là dự án đường cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình phải điều chỉnh tăng từ 3.734 tỷ đồng lên 8.974 tỷ đồng, tương đương với mức tăng 2,4 lần so với tổng vốn đầu tư phê duyệt ban đầu. Tiếp đến là dự án tín

dụng ngành giao thơng vận tải để cải tạo mạng lưới đường quốc gia giai đoạn 1 điều chỉnh tăng tổng mức đầu tư từ 2.293 tỷ đồng lên 6.961 tỷ đồng (tăng gấp 3 lần). Một số dự án đầu tư, nhất là các dự án sử dụng vốn vay, hiệu quả chưa cao, khơng trả được nợ, phải tái cơ cấu tài chính hoặc chuyển sang cơ chế nhà nước đầu tư vốn, làm tăng nghĩa vụ trả nợ trực tiếp của Chính phủ.

Bên cạnh đó cơng tác quản lý nợ cơng cịn phân tán, thiếu gắn kết giữa khâu huy động vốn và sử dụng vốn vay. Công tác huy động vốn do Bộ tài chính đảm nhiệm nhưng việc quản lý nợ và trách nhiệm trả nợ lại do các bộ, ban, ngành, địa phương sử dụng nợ đảm trách. Việc thanh tra, kiểm tra việc sử dụng vốn công chưa được thường xuyên. Việc sử dụng các khoản vay ngắn hạn để tài trợ cho các dự án dài hạn làm phát sinh rủi ro thanh khoản và áp lực trả nợ lớn trong ngắn hạn. Việc Việt Nam trở thành nước có thu nhập trung bình khiến cho các điều kiện vay vốn nước ngồi đã có sự điều chỉnh. Các nhà tài trợ đang từng bước chuyển dần các khoản vay ODA có ưu đãi lớn về kỳ hạn và lãi vay sang các khoản vay với điều kiện kém ưu đãi hơn, dẫn đến chi phí vốn huy động của các khoản vay tăng lên so với giai đoạn trước đây làm gia tăng nghĩa vụ trả nợ của Chính phủ.

Ngồi ra, với việc Việt Nam “tốt nghiệp” Chương trình vay hỗ trợ phát triển chính thức của Ngân hàng thế giới (IDA) vào tháng 7/2017, các khoản vay ODA của Ngân hàng thế giới và Quỹ tiền tệ quốc tế sẽ giảm dần. Do vậy Chính phủ cần huy động vốn vay từ những nguồn khác với điều kiện ít ưu đãi hơn để bù đắp thiếu hụt ngân sách nhà nước và tài trợ cho đầu tư trung hạn.

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO TÍNH BỀN VỮNG CHO NỢ CÔNG CỦA VIỆT NAM CHO NỢ CÔNG CỦA VIỆT NAM

Trước thực trạng nợ công của Việt Nam hiện nay, theo khuyến nghị của WB và IMF, Việt Nam cần xây dựng và cơng bố kế hoạch tài khóa trung hạn nhằm cải thiện công tác quản lý ngân sách và nợ công theo hướng bền vững, cụ thể như sau: - Đến năm 2018; Tỉ lệ nợ công/GDP là dưới 63%, nợ Chính phủ khơng q 55% và nợ nước ngồi/GDP dưới ngưỡng kiểm sốt 50%. Nghĩa vụ trả nợ trực tiếp của Chính phủ (khơng kể cho vay lại)/thu NSNN và nghĩa vụ trả nợ nước ngoài/tổng giá trị xuất khẩu cùng dưới 25%. Dự trữ ngoại hối/tổng dư nợ nước ngoài đảm bảo theo khuyến nghị của WB là 200% hoạc tối thiểu 3 tháng kim ngạch nhập khẩu (theo khuyến nghị của IMF). Bội chi ngân sách đảm bảo dưới 5% GDP. Xây dựng định mức tiết kiệm chi phí thường xuyên, trong đó chi hành chính sự nghiệp từ ngân sách trung ương đến địa phương tiết kiệm từ 8-10%/năm.

- Đến năm 2020: Tỷ lệ nợ công/GDP là dưới 60%, các chỉ tiêu nợ Chính phủ và nợ nước ngồi/GDP được kiểm sốt tốt và có bước đệm để duy trì dưới ngưỡng kiểm sốt 50%. Phấn đấu giảm tỷ trọng chi thường xuyên xuống khoảng 58% tổng chi NSNN, tăng tỷ trọng chi đầu tư phát triển chiếm trong tổng chi NSNN đạt khoảng 19-20% để có nguồn thu. Nghĩa vụ trả nợ trực tiếp của Chính phủ (khơng kể cho vay lại)/thu NSNN và nghĩa vụ trả nợ nước ngoài/tổng giá trị xuất khẩu cùng dưới 25%. Dự trữ ngoại hối/tổng dư nợ nước ngoài đạt tối thiểu 200% hoặc 3 tháng kim ngạch xuất khẩu. Bội chi ngân sách đảm bảo dới 5% GDP, định mức tiết kiệm chi thường xuyên cho hành chính sự nghiệp từ ngân sách trung ương đến địa phương từ 5-8%/năm.

Để thực hiện được các mục tiêu trên, Chính phủ cần nhanh chóng triển khai các giải pháp sau:

1. Hoàn thiện các cơ quan, thể chế và công cụ quản lý nợ công:

Trước hết, cần thay đổi cách tính nợ cơng, trong đó tính cả nợ của các doanh nghiệp nhà nước được bảo lãnh trong cơ cấu nợ cơng. Với cách tính mới này, chúng ta mới có thể tính chính xác số nợ cơng hiện tại là bao nhiêu, có ở ngưỡng rủi ro cao hay khơng, từ đó mới có thể quản lý hiệu quả nợ cơng.

Ngồi ra, cần thành lập một cơ quan chuyên trách về theo dõi nợ công, Ủy ban Giám sát và Kiểm sốt nợ cơng. Cơ quan này sẽ trực thuộc sự quản lý của Quốc hội, thực hiện các chức năng như:

- Giám sát các vấn đề về nợ công và NSNN.

- Giám sát hoạt động và sự phối hợp các đơn vị liên quan.

- Cấp phép và giám sát hoạt động của các cơ quan chuyên môn cao được phép cung cấp dịch vụ tư vấn và đấu thầu cho dự án sử dụng vốn nợ công.

- Tham mưu cho Quốc hội về việc ban hành luật, trong đó có quy định về đãi ngộ và chế tài đối với cá nhân liên quan đến hoạt động quản lý, sử dụng và giám sát vốn nợ công.

- Phê duyệt và giám sát các quyết định về NSNN, khoản vay và cho vay từ nguồn nợ công với 1 giá trị tối thiểu cho trước.

Cần sớm thành lập Quỹ tích lũy trả nợ nước ngồi để tập trung các khoản thu hồi vốn cho vay lại trong nước từ nguồn vay,viện trợ nước ngồi của Chính phủ và các khoản thu phí bảo lãnh Chính phủ đẻ đảm bảo việc trả nợ có thể được thực hiện trong trường hợp Chính phủ bảo lãnh cho các doanh nghiệp và tổ chức tín dụng vay nước ngồi.

Cùng với đó, cần hồn thiện các cơng cụ quản lý nợ công: Tuân thủ nguyên tắc tín dụng, chỉ vay nợ khi đã đề xuất được dự án đầu tư có hiệu quả, và có nguồn trả nợ chắc chắn, có tính đến các kịch bản rủi ro có thể xảy ra để đảm bảo khả năng thanh toán khoản nợ. Dựa theo kinh nghiệm của Trung Quốc, tiến tới áp dụng quy tắc “ai hưởng lợi, người đó trả nợ” nhằm khuyến khích việc tiết kiệm trong quá

trình thực hiện dự án, tránh tình trạng lựa chọn bừa bãi các dự án kém hiệu quả, rủi ro cao. Tăng cường tư nhân hóa các dự án cơng trên cơ sở đấu thầu công khai, cạnh tranh về giá cả và chất lượng và gắn với trách nhiệm cá nhân.

Để quản lý tốt nợ công, một vấn đề quan trọng cần làm là tăng cường tính minh bạch trong việc cơng bố thơng tin tài chính cơng. Do đó, chế độ kiểm tốn rất cần sự minh bạch và có trách nhiệm giải trình cao. Hiện tại, chất lượng đội ngũ kiểm tốn nhà nước của Việt Nam cịn thấp, chưa đủ khả năng để đánh giá, phân tích bản chất của nợ cơng, phân loại nợ công và đánh giá những tác động có thể xảy ra đối với nợ cơng.

Việc vay nợ phải tn thủ chương trình quản lý nợ trung hạn, gắn kết chặt chẽ với kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội, kế hoạch tài chính và đầu tư công trung hạn 5 năm đã được phê duyệt. Đồng thời, quản lý chặt chẽ các khoản vay có bảo lãnh của Chính phủ theo hướng siết chặt điều kiện cấp bảo lãnh, khơng mở rộng diện, chọn lọc có mục tiêu ưu tiên, tiến tới thu hẹp bảo lãnh Chính phủ và kiểm soát việc bảo đảm trả nợ đối với các khoản vay được Chính phủ bảo lãnh.

Để hồn thiện thể chế về quản lý nợ cơng, Bộ Tài chính cần khẩn trương nghiên cứu và đưa ra các văn bản pháp lý :

-Văn bản hướng dẫn thi hành Luật về nợ công, quản trị rõ ràng. -Xây dựng hệ thống quốc gia về khai báo các khoản vay.

-Luật Ngân sách Nhà nước cũng cần phải được rà soát lại nhằm nâng cao hiệu quả của chi tiêu công.

2. Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn vay vào đầu tư công:

Một phần của tài liệu (Tiểu luận FTU) quy mô và cơ cấu nợ công của việt nam thời gian qua (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(51 trang)