CHƯƠNG II : CÁC CASE STUDY CỤ THỂ
2.1. Chính sách của nhtw mỹ cục dự trữ liên bang fed:
2.1.2.2. Những thay đổi trong chính sách lãi suất mà FED sử dụng trong cuộc
khủng hoảng tài chính 2007-2009
Khủng hoảng tài chính Hoa Kỳ 2007-2009 là cuộc khủng hoảng trong nhiều lĩnh vực tài chính (tín dụng, bảo hiểm, chứng khốn) diễn ra từ năm 2007. Cuộc khủng hoảng này bắt nguồn từ cuộc khủng hoảng tín dụng nhà ở thứ cấp. Và bản thân nó lại là nguồn gốc trực tiếp của cuộc khủng hoảng tài chính tồn cầu vừa qua.
Cuộc khủng hoảng này là nguyên nhân chính làm cho Hoa Kỳ rơi vào tình trạng suy thối từ tháng 12 năm 2007. Đây là đợt suy thoái nghiêm trọng nhất ở Hoa Kỳ kể từ Chiến tranh thế giới thứ hai. Bình quân mỗi tháng từ tháng 1 đến tháng 9 năm 2008 có 84 nghìn lượt lao động Hoa Kỳ bị mất việc làm, hàng loạt tổ
chức tài chính trong đó có những tổ chức tài chính khổng lồ bị phá sản đẩy nền kinh tế Hoa Kỳ vào tình trạng đói tín dụng.
a. Điều chỉnh FFR:
Ngay khi khủng hoảng tín dụng nhà ở thứ cấp nổ ra, FED bắt đầu can thiệp bằng cách hạ lãi suất. Đến khi tình hình phát triển thành khủng hoảng tài chính từ tháng 8 năm 2007, Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ (FED) đã tiếp tục các biện pháp nới lỏng tiền tệ để tăng thanh khoản cho các tổ chức tài chính. Cụ thể là lãi suất cho vay qua đêm liên ngân hàng đã được giảm từ 5,25% qua 6 đợt xuống còn 2% chỉ trong vòng chưa đầy 8 tháng (18/9/2007 – 30/4/2008).
b. Điều chỉnh lãi suất chiết khấu:
FED cũng hạ lãi suất chiết khấu áp dụng đối với các khoản vay trực tiếp của FED cho các ngân hàng và các cơng ty chứng khốn từ mức 1,25% xuống còn 0,5%.
Diễn biến lãi suất chiết khấu
Ngày, tháng Năm Lãi suất chiết khấu
19/02 2010 0,75 16/12 2008 0,5 29/10 2008 1,25 08/10 2008 1,75 30/04 2008 2,25 18/03 2008 2,5 17/03 2008 3,25 30/01 2008 3,5 22/01 2008 4,00 11/12 2008 4,75 31/10 2008 5,00 18/09 2008 5,25
17/08 2008 5,75
c. Tác dụng của chính sách lãi suất trong việc đối phó khủng hoảng: · Đối với Mỹ:
FED mong muốn rằng việc cắt giảm các loại lãi suất có thể giúp khơi phục lịng tin của các nhà đầu tư, giảm bớt chi phí vay bao gồm các khoản vay cho doanh nghiệp và cho vay tiêu dùng. Từ đó giúp các doanh nghiệp khơi phục và mở rộng kinh doanh, kích thích tiêu dùng nội địa và làm địn bẩy thúc đẩy nền kinh tế.
Tuy nhiên, mong muốn và thực tế không phải lúc nào cũng song hành. Giới đầu tư Mỹ thực sự nắm được thực trạng nền kinh tế Mỹ. Họ đã tin rằng động thái của FED cũng khơng thể cứu vãn gì được nếu như suy thoái đã thực sự diễn ra.
Với thực trạng là khủng hoảng tín dụng cho vay bất động sản từ tháng 7 của Mỹ đang ngày một lún sâu hơn. Điển hình là hàng loạt các ơng lớn trên thị trường tài chính Mỹ như City Group, JPMorgan Chase, Merill Lynch,… đồng loạt thông báo các khoản thua lỗ liên quan đến cho vay bất động sản lên đến 97 tỷ đôla Mỹ (theo Bloomberg). Với tỷ lệ thất nghiệp cao nhất trong vòng 3 năm qua (5%), giá bất động sản tiếp tục giảm mạnh (thấp nhất kể từ 1991), khủng hoảng trong cho vay thế chấp ngày càng lún sâu, cộng với sự căng thẳng chính trị quốc tế đang làm cho các nhà đầu tư Mỹ tin rằng một cuộc suy thoái kinh tế đã và đang xảy ra, giải pháp của FED là muộn và cần thời gian để phát huy tác dụng.
Hơn thế nữa, chính động thái gấp gáp của FED càng làm cho nhận định trên là có thật và thị trường chứng khốn Mỹ có chiều hướng xấu đi là khó tránh khỏi.
· Đối với các nước khác:
Động thái của FED đã tạo niềm tin cho các nhà đầu tư từ hai châu lục Á và Âu rằng chính phủ Mỹ sẽ bằng mọi cách cứu vãn thị trường tài chính mà rộng hơn là nền kinh tế nước này cũng giống như những lần cắt giảm lãi suất trước của FED (năm 2001).