CHƯƠNG II : CÁC CASE STUDY CỤ THỂ
3.4. Từ 01/01/1996: Chuyển từ lãi suất thỏa thuận qua trần lãi suất
Việc quy định trần lãi suất và khống chế mức chênh lệch 0,35% thực chất là vừa quy định trần lãi suất, vừa quy định sàn lãi suất. Vì thế, từ 01/01/1996, NHNN đã quy định trần lãi suất cho vay tối đa và mức chênh lệch 0,35% thay cho việc điều hành theo lãi suất cho vay, lãi suất tiền gửi chi tiết và lãi suất thỏa thuận quy định trước đó.
Do quy mô và địa bàn hoạt động khác nhau, nhu cầu vốn khác nhau, chi phí hoạt động khác nhau, nên NHNN đã quy định trần lãi suất có phân biệt như sau:
- Trần lãi suất cho vay ngắn hạn.
- Trần lãi suất cho vay trung và dài hạn.
- Trần lãi suất cho vay trên địa bàn nông thôn.
- Trần lãi suất cho vay của Quỹ tín dụng đối với các thành viên.
Giữa các trần lãi suất này lúc đầu có mức chênh lệch với nhau khá xa nhưng sau mỗi lần điều chỉnh khoảng cách này đã rút ngắn lại và chỉ cịn chênh lệch ít.
Từ 21/01/1998, Quốc hội khóa IX cho phép bỏ mức chênh lệch 0,35%/tháng, đồng thời để thu hẹp sự cách biệt giữa mức lãi suất cho vay của thành thị và nông thôn. NHNN quy định các mức lãi suất mới, rút từ 4 trần xuống còn 3 trần lãi suất và không quy định mức chênh lệch 0,35%/tháng nữa.
Năm 1999, NHNN tiếp tục thực hiện quản lý và điều hành chính sách lãi suất tín dụng theo cơ chế lãi suất trần và lãi suất tái cấp vốn đối với các tổ chức tín dụng. Trong khn khổ trần lãi suất cho vay, tổ chức tín dụng được phép quy định các mức lãi suất cho vay và lãi suất tiền gửi cụ thể phù hợp với quan hệ cung cầu về vốn tín dụng từng giai đoạn, nhằm mở rộng tín dụng, góp phần quan trọng vào việc kích thích tăng trưởng kinh tế trong những năm qua.