Từ 01/10/1993: NHNN vừa áp dụng lãi suất trần (cho vay) vừa áp dụng

Một phần của tài liệu (Tiểu luận FTU) tác ĐỘNG của lãi SUẤT và VIỆC NGÂN HÀNG TRUNG ƯƠNG các nước lợi DỤNG lãi SUẤT để THỰC THI CHÍNH SÁCH TIỀN tệ của MÌNH NHƯ THẾ nào (Trang 34 - 35)

CHƯƠNG II : CÁC CASE STUDY CỤ THỂ

3.3. Từ 01/10/1993: NHNN vừa áp dụng lãi suất trần (cho vay) vừa áp dụng

suất thỏa thuận.

- Lãi suất trần: Cho vay doanh nghiệp nhà nước 1,8%/tháng, kinh tế ngoài quốc doanh 2,1%/tháng.

- Lãi suất thỏa thuận: Trường hợp ngân hàng huy động không đủ vốn để cho vay theo lãi suất quy định phải phát hành kỳ phiếu với lãi suất cao hơn thì được áp dụng lãi suất thỏa thuận: Lãi suất huy động có thể cao hơn lãi suất tiết kiệm cùng kỳ hạn là 0,1%/tháng và cho vay cao hơn mức trần 2,1%/tháng.

Trên thực tế, khoảng 30-60% tổng dư nợ lúc bấy giờ là từ các khoản cho vay bằng lãi suất thỏa thuận mà phần lớn là cho vay doanh nghiệp ngồi quốc doanh và hộ nơng dân, với lãi suất phổ biến là 2,3%-3,5%/tháng. Với cơ chế lãi suất thỏa thuận, có thể hiểu là đã tự do hóa một phần lãi suất, hoặc đó là cơ chế cho vay với lãi suất “cứng” đi đôi với một biên độ dao động nhất định.

Thời kỳ này, các ngân hàng đạt mức chênh lệch giữa lãi suất cho vay và lãi suất huy động cao, phổ biến là từ 0,7%-1%/tháng. Cho nên, hầu hết các NHTM đều

có mức lợi nhuận cao, trong khi các doanh nghiệp lại gặp khó khăn về tài chính. Từ thực trạng này, Quốc hội khóa IX, kỳ họp thứ 8 tháng 10/1995 đã thông qua nghị quyết bỏ thuế doanh thu hoạt động tín dụng ngân hàng, đồng thời yêu cầu các NHTM phải tiết giảm chi phí để giảm lãi suất cho vay; đồng thời khống chế chênh lệch giữa lãi suất cho vay và lãi suất huy động 0,35%/tháng. Đó là lý do để chuyển sang một giai đoạn thực hiện chính sách trần lãi suất.

Một phần của tài liệu (Tiểu luận FTU) tác ĐỘNG của lãi SUẤT và VIỆC NGÂN HÀNG TRUNG ƯƠNG các nước lợi DỤNG lãi SUẤT để THỰC THI CHÍNH SÁCH TIỀN tệ của MÌNH NHƯ THẾ nào (Trang 34 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(44 trang)