Có 3 loại:
– Vận đơn đích danh (Straight Bill): là vận đơn ghi rõ tên, địa chỉ người nhận hàng và người chở hàng chỉ giao hàng đúng với tên, địa chỉ trên bill. Đối với loại vận đơn này, chỉ có đích danh người có tên ghi trên vận đơn mới được nhận hàng. Điểm đặc biệt của vận đơn này là không thể chuyển nhượng hay lưu thơng được. Và chỉ có người nhận được ghi tên trên vận đơn đích danh mới là người nhận hợp pháp duy nhất.
– Vận đơn theo lệnh (To order Bill): To Order Bill of Lading (viết tắt To Order B/L) là vận đơn theo lệnh. To Order B/L là vận đơn mà hàng hoá ghi trong vận đơn đó sẽ được giao theo lệnh của một người nào đó bằng cách ký hậu lên mặt sau của vận đơn.
Điểm đặc biệt chú ý của vận đơn này năm ở hai chỗ:
● Sẽ được chia theo cách ai là người ký hậu vận đơn. Tức chia theo consignee to order.
Consignee to order là hình thức giao hàng hóa mà hàng sẽ được giao theo lệnh của người nhận hàng. Ở phần Consignee trên vận đơn sẽ được ghi theo hình thức To order of + (tên, địa chỉ, email và số điện thoại của người nhận hàng). Hình thức này có 3 cách chia:
– To order of a name person (theo lệnh của một người đích danh nào đó) – To order of a issue bank (theo lệnh của ngân hàng phát hành)
– To order of a shipper (theo lệnh của người gửi hàng)
● Điểm thứ hai là các hình thức ký hậu trong vận đơn.
Trong vận đơn này, cần phải chú ý đến các hình thức ký hậu sau: ký hậu đích danh, ký hậu theo lệnh, ký hậu cho người ký hậu và ký hậu miễn truy đòi.
– Vận đơn vô danh (To bearer Bill): Không ghi tên hay bất cứ thơng tin gì trong mục consignee hoặc phát hành theo lệnh nhưng không ghi rõ lệnh này của ai. Do đó ai cầm được vận đơn này đều có thể nhận hàng.
Chú ý: Vận đơn theo lệnh (To order) có thể biến thành vận đơn đích danh (Straight
Bill) nếu ký hậu ghi rõ người nhận hàng hoặc có thể biến thành vận đơn vô danh (To bearer Bill) khi chỉ ký hậu mà không ghi tên người nhận.