Tác động thâm hụt ngân sách tới lãi suất

Một phần của tài liệu (Tiểu luận FTU) nghiên cứu ảnh hưởng của thâm hụt ngân sách nhà nước đến tăng trưởng kinh tế ở việt nam (Trang 27 - 28)

Có thể nói, thâm hụt ngân sách làm cho cầu của quỹ cho vay tăng và đồng thời làm tăng lãi suất. Sau nữa, thâm hụt sẽ tác động đến tâm lí cơng chúng về gia tăng lạm phát và do vậy sẽ gây áp lực tăng lãi suất. Trên một giác độ khác, thơng thường khi bội chi ngân sách tăng, chính phủ thường phát hành trái phiếu. Theo đó, lãi suất trong nước (cho vay, tiền gửi, trái phiếu chính phủ) đang có xu hướng tăng theo lợi suất trái phiếu (thường được coi là chỉ số chuẩn cho các loại lãi suất khác trong nền kinh tế). Trong đó, sự gia tăng nhu cầu tín dụng của các doanh nghiệp cũng như chính phủ đang khiến lợi suất trái phiếu tăng lên thông qua một số yếu tố.

Đầu tiên, các ngân hàng đang dịch chuyển vốn từ thị trường trái phiếu sang tín dụng cho vay, bằng chứng là tăng trưởng tín dụng đã gia tăng mạnh lên 6,1% vào cuối tháng 6/2015 so với mức 3,5% cùng kỳ năm 2014 khiến cầu trên thị trường trái phiếu giảm.

Ngoài ra, lạm phát đang tăng nhẹ khiến nhà đầu tư đòi hỏi mức lợi suất cao hơn để đảm bảo lợi nhuận. Chỉ số giá cả tiêu dùng cá nhân (CPI) trong tháng 6/2015 đã tăng 0,35% so với tháng trước, mức lạm phát cao nhất kể từ đầu năm đến nay.

Yếu tố tiếp theo là tính thanh khoản trong hệ thống ngân hàng có căng thẳng do nhu cầu tín dụng cá nhân và chính phủ, qua đó có thể dẫn đến việc tăng lãi suất và ảnh hưởng tiêu cực đến thị trường, đặc biệt là những ngành phụ thuộc vào hệ thống tài chính như bất động sản, xây dựng, cơ dở hạ tầng.

Ngân hàng nhà nước Việt Nam đã chú ý tới vấn đề này khi nâng mức trần tín dụng cho một số ngân hàng thương mại. Theo xu thế này, tăng trưởng tín dụng của kinh tế Việt Nam có thể tăng từ 15% lên 17% trong năm 2015.

Hơn nữa, tài sản có của các ngân hàng thương mại cũng gia tăng ở khoản mục trái phiếu chính phủ, dự trữ vượt quá giảm, lãi suất cũng sẽ tăng Việt Nam hiện nay, có những lập luận cho rằng thâm hụt ngân sách kéo dài những năm gần đây là nguyên nhân góp phần đẩy lãi suất trên thị trường lên. Thực tế với tình trạng thâm hụt ngân sách kéo dài thì việc “cạnh tranh” về vốn giữa khu vực Nhà nước và tư nhân ở Việt

Nam thời gian qua là hồn tồn có thể xảy ra. Đó là chưa tính đến yếu tố trong những năm gần đây bên cạnh nguồn vốn huy động để bù đắp thâm hụt ngân sách, Chính phủ còn thực hiện vay nợ qua phát hành trái phiếu để đầu tư cho một số cơng trình giao thơng, thủy lợi, y tế, giáo dục....

Trên phương diện lý thuyết thì việc mở rộng chi tiêu và đầu tư của Chính phủ có thể gây ra hiệu ứng “thế chỗ” cho vốn tư nhân hay nói cách khác thay vì sở hữu cổ phiếu, trái phiếu công ty, người dân chuyển sang sở hữu trái phiếu Chính phủ. Điều này ít nhiều gây áp lực đến lãi suất Tuy nhiên, trên thực tế mức độ tác động của nhu cầu huy động vốn của Chính phủ đối với lãi suất trên thị trường đến đâu cũng cần phải xem xét trên nhiều phương diện. Diễn biến của Hình 15 cho thấy rất khó chỉ ra được một mối quan hệ chắc chắn giữa mức thâm hụt ngân sách trên thị trường với lãi suất vì thực tế có những giai đoạn mà hai biến số này diễn biến trái chiều nhau. Tuy nhiên, điều này cũng không đồng nghĩa với việc là việc tăng nhu cầu huy động vốn của chính phủ khơng tác động đến lãi suất trên thị trường.

Thông thường tác động của việc huy động vốn của Chính phủ đối với lãi suất trong nước phụ thuộc đáng kể vào cách thức và phương thức huy động vốn cũng như chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước trong từng giai đoạn cụ thể. Hơn nữa khi thâm hụt ngân sách mà kéo theo lạm phát thì ngay lập tức lạm phát sẽ ảnh hưởng đến lãi suất. Để duy trì và ổn định sự họat động của mình, hệ thống ngân hàng phải ln ln cố gắng duy trì tính hiệu quả của cả tài sản nợ và tài sản có của mình, tức là ln ln giữ cho lãi suất thực ổn định. Ta biết rằng, lãi suất thực bằng lãi suất danh nghĩa trừ đi tỷ lệ lạm phát. Do đó, khi tỷ lệ lạm phát tăng cao, nếu muốn cho lãi suất thực ổn định, lãi suất danh nghĩa phải tăng lên cùng với tỷ lệ lạm phát. Việc tăng lãi suất danh nghĩa sẽ dẫn đến hậu quả mà nền kinh tế phải gánh chịu đó là suy thối kinh tế và thất nghiệp gia tăng và hậu quả tất yếu sẽ là giết chết sự tăng trưởng.

Một phần của tài liệu (Tiểu luận FTU) nghiên cứu ảnh hưởng của thâm hụt ngân sách nhà nước đến tăng trưởng kinh tế ở việt nam (Trang 27 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(51 trang)