Kiến nghị giải pháp và chính sách từ thực trạng thâm hụt ngân sách nhà

Một phần của tài liệu (Tiểu luận FTU) nghiên cứu ảnh hưởng của thâm hụt ngân sách nhà nước đến tăng trưởng kinh tế ở việt nam (Trang 33 - 51)

nước của Việt Nam

Trước hết, nhóm tác giả trình bày diễn biến thâm hụt ngân sách trong năm 2017.

Theo số liệu do Bộ Tài chính cơng bố ngày 25/12/2017 thì thâm hụt ngân sách nhà nước trong 9 tháng đầu năm 2017 chỉ ở mức 61.500 tỉ đồng, bằng 34,5% so với dự toán của cả năm 2017 và chỉ bằng 40,5% so với mức thâm hụt của cùng kỳ năm 2016.

Mức thâm hụt ngân sách thấp hơn nhiều so với dự tốn có cả ngun nhân khách quan lẫn chủ quan. Chủ quan là theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước 2015 (chính thức có hiệu lực từ năm tài chính 2017), nợ gốc mà Chính phủ đi vay sẽ khơng tính vào cân đối ngân sách mà chỉ tính phần lãi vay phải trả cho các chủ nợ. Trong khi đó, khách quan là do tốc độ giải ngân vốn đầu tư xây dựng cơ bản rất chậm, mới chỉ đạt 46,3% trong chín tháng đầu năm 2017, thấp hơn con số 53,9% của cùng kỳ năm 2016. Ngoài ra, một nguyên nhân khách quan khác là thu ngân sách từ hoạt động xuất, nhập khẩu đã bất ngờ tăng trưởng tới 27,7% so với cùng kỳ của năm 2016.

Hình 6: Bội chi ngân sách nhà nước ở Việt Nam (2011 – 9/2017)

Những con số trên nếu nhìn trong ngắn hạn thì dường như nó đang mang lại những tín hiệu tích cực khi mà tăng trưởng GDP trong quý 3 lên tới 7,46%. Xuất, nhập khẩu tăng trưởng mạnh chứng tỏ cầu tiêu dùng hàng hóa và dịch vụ trong nước tăng lên. Tuy nhiên, cầu tiêu dùng tăng mà lại chủ yếu dựa vào nhập khẩu hàng hóa từ nước ngồi thì sẽ gây ra những tác động tiêu cực trong dài hạn. Cơ cấu ngân sách hiện nay đã và đang phần nào cho thấy những tác động đó.

Về mặt lý thuyết, thâm hụt ngân sách ở mức thấp là tín hiệu vui cho nền kinh tế. Điều đó cho thấy nền kinh tế sẽ cần phải vay nợ ít hơn trong tương lai. Tuy nhiên, đối với một nước đang phát triển như Việt Nam, nếu không vay nợ, tức là khơng sử dụng địn bẩy tài chính để kích thích tăng trưởng, thì nguy cơ tụt hậu so với các nước là hiện

Phân tích sâu hơn về mức thâm hụt ngân sách trong chín tháng đầu năm 2017, có thể thấy cịn rất nhiều vấn đề đáng lo ngại trong cơ cấu thu, chi ngân sách của

chúng ta.

Thứ nhất, tổng thu ngân sách tăng trưởng 13,9% so với cùng kỳ 2016 (theo số liệu của Bộ Tài chính tại buổi họp báo thường kỳ hơm 11/10/2017). Đây được xem là một con số rất đáng chú ý trong bối cảnh nguồn lực của đất nước có hạn, chúng ta lại đang phải đối mặt với việc cắt giảm nhiều loại thuế quan do tham gia vào nhiều hiệp định thương mại tự do (FTA). Tuy nhiên, rất đáng quan ngại là tăng trưởng thu ngân sách phần lớn lại không phải đến từ các doanh nghiệp, đặc biệt là khối doanh nghiệp nhà nước. Tổng thu của khối này chỉ tăng 1,6% so với cùng kỳ năm 2016, thấp hơn con số 3,3% của khối doanh nghiệp FDI và thấp hơn nhiều so với con số 13,5% của khối doanh nghiệp tư nhân. Đóng góp phần lớn trong tổng mức tăng trưởng 11,4% của

các khoản thu nội địa là các khoản thu phí và lệ phí (tăng 51,3%), từ nhà và đất (tăng 24,2%) và thu từ thuế thu nhập cá nhân (tăng 21,1%).

Bảng 2: Cân đối NSNN chín tháng đầu năm 2017

Thứ hai, số liệu cho thấy thu từ hoạt động xuất, nhập khẩu tăng trưởng 27,7% so với cùng kỳ năm 2016. Tuy nhiên, tổng số thu thực tế chỉ tăng 10,5%. Đóng góp khơng nhỏ vào tốc độ tăng 27,7% là tỷ lệ hoàn thuế giá trị gia tăng (VAT) đối với hàng hóa nhập khẩu đã giảm mạnh so với cùng kỳ năm 2016. Việc hoàn thuế VAT giảm ở thời điểm hiện tại đồng nghĩa với nghĩa vụ phải trả phát sinh trong tương lai.

Thứ ba, số liệu của Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội cho thấy tổng khối lượng trái phiếu chính phủ đã phát hành tính đến ngày 20-10-2017 đạt khoảng 145.000 tỉ đồng, tương đương với việc hoàn thành 80% kế hoạch của năm 2017. Trong khi đó,

đến thời điểm hết tháng 9-2017, thâm hụt ngân sách mới chỉ dừng ở con số 61.500 tỉ đồng. Cho nên, có thể ước rằng gần 84.000 tỉ đồng được Kho bạc Nhà nước huy động về nhưng chưa giải ngân ra nền kinh tế mà lại được đem gửi tiết kiệm tại các ngân hàng thương mại. Và, trong khi chi phí đi vay từ chính các ngân hàng thương mại lên tới 6-8%/năm thì lãi suất tiền gửi hiện chỉ dao động quanh mức 4,5-5,5%/năm. Tuy nhiên, việc nguồn vốn chạy lịng vịng mà khơng được đưa vào hoạt động sản xuất kinh doanh sẽ gây ra những hệ lụy còn lớn hơn nhiều so với việc phải bù lỗ do chênh lệch lãi suất ở trên.

Thứ tư, chi trả nợ gốc và lãi vay vẫn đang có xu hướng tăng lên. Trong khi nợ gốc chỉ tăng 2,4% thì chi phí lãi vay lại tăng tới 15,6% so với cùng kỳ năm 2016. Kết quả này cho thấy cơ cấu nợ của chúng ta vẫn chưa thật sự tối ưu, khi mà chi phí vay vốn trên cả thị trường trong nước và quốc tế liên tục có xu hướng giảm trong thời gian gần đây.

Từ việc phân tích số liệu tình hình ngân sách nhà nước trong năm 2017, có thể thấy rằng, thâm hụt ngân sách vẫn là vấn đề lớn trong năm 2017 và vẫn sẽ tiếp tục là mối lo ngại trong thời gian sắp tới. Thâm hụt ngân sách ngày càng tăng là một nguy cơ đối với sự ổn định kinh tế vĩ mô của Việt Nam. Áp lực nợ cơng đã khiến Chính phủ đặt ra mục tiêu cao cho thâm hụt ngân sách, 3,5% GDP năm 2017 và khoảng 4% vào năm 2018 (Bộ Tài chính).

Cịn theo báo cáo Phát triển Châu Á (ADO 2017) của Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) đã công bố ngày 10/4,Việt Nam sẽ phải thật nỗ lực giảm bớt thâm hụt ngân sách theo cách để ổn định nền kinh tế.

Từ đây, nhóm tác giả đề xuất 1 số giải pháp để giảm bớt thâm hụt ngân sách. Rõ ràng để giảm bớt thâm hụt ngân sách, chính phủ có hai lựa chọn đơn giản: cắt giảm chi tiêu, và/hoặc tăng doanh thu.

Về thu ngân sách.

- Dầu

Đối với Việt Nam, một nước xuất khẩu rịng dầu thơ với doanh thu từ khoảng 7- 8 tỉ đô la một năm và nộp ngân sách khoảng 4-5 tỉ đô la một năm (theo Thời báo Sài Gịn), thì việc thu ngân sách từ dầu tuy khơng q lớn (dự tính đạt vào khoảng 3,2% thu ngân sách nhà nước năm 2017, theo Bộ Tài chính). Tuy nhiên, đây vẫn là một khoản thu quan trọng trong bối cảnh ngân sách Việt Nam đang thâm hụt khá lớn. Tuy

nhiên, doanh thu dầu mỏ là nguồn thu không chắc chắn. Trong xu hướng chung của thế giới thời gian gần đây là giá dầu thô giảm, kéo theo giá xăng dầu thành phẩm, từ đó làm tổn thất thuế, phí thu từ nhập khẩu xăng dầu vàcác loại thuế phí liên quan khác gắn liền với giá xăng dầu nhập khẩu. Có thể dự báo rằng, doanh thu từ dầu mỏ của Việt Nam trong tương lai sẽ khó gia tăng, hoặc giảm.Do đó, Việt Nam cần theo dõi chặt chẽ diễn biến giá dầu thế giới để có các điều chỉnh chính sách thích hợp.

- Thu phí và thuế trong nước

Do giá dầu có xu hướng giảm, Việt Nam sẽ phải phụ thuộc vào phí và thuế trong nước để tăng doanh thu. Thật vậy, tại phiên họp của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội tháng 3 năm 2016, Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng đề cập đến việc chính phủ có kế hoạch sửa đổi 8 chính sách thuế để tăng thêm450 nghìn tỷ đồng (khoảng 22 tỷ USD) tiền thuế (VnExpress, 2016).

Tuy nhiên, do những khó khăn kinh tế mà nhiều doanh nghiệp trong nước đang phải đối mặt, thay vì tìm cách tăng thuế và lệ phí, chính phủ có thể xem xét tập trung vào việc thực thi chặt chẽ hơn và hiệu quả hơn của pháp luật về thuế của mình để ngăn chặn trốn thuế và tránh thuế. Theo đó, các vụ trốn thuế trốn thuế cũng như các biện pháp tránh đánh thuế bất hợp pháp có thể được đẩy mạnh trong những năm tới.

Về trung và dài hạn cần rà sốt các chính sách thu, nghiên cứu ban hành các chính sách thu nội địa khác như thuế tài sản, thuế bất động sản, thuế tài nguyên, thuế thu nhập cá nhân để giảm sự phụ thuộc của Ngân sách nhà nước vào nguồn thu từ dầu, tăng cường sự bền vững của thu ngân sách.

Với thuế tài sản, nên nhanh chóng xây dựng Luật Thuế tài sản tại Việt Nam. Tập trung hoàn thiện thuế tài sản sẽ mang lại nhiều nguồn thu tiềm năng. Vì thuế tài sản là thuế trực thu nên nó sẽ thu đúng vào người giàu, người có nhiều tài sản và khơng gây ra mất công bằng như là việc tăng thuế suất thuế giá trị gia tăng. Thuế tài sản cần thiết kế các biểu thuế khác nhau cho từng nhóm tài sản và ưu tiên sử dụng biểu thuế lũy tiến. Thuế được đánh trên giá trị hàng năm của tài sản đó.

Xác định giá trị tài sản có thể tham khảo ba phương pháp mà Singapore áp dụng là phương pháp so sánh, phương pháp kiểm tra lợi nhuận và phương pháp kiểm tra thầu. Phương pháp so sánh nhằm so sánh các tài sản được đánh giá với tiền đi thuê của những tài sản tương tự ở cùng một địa điểm, một khu vực tương tự.

Phương pháp này áp dụng đối với nhà ở, nhà máy, cửa hàng, văn phòng và những tài sản khác mà giá thị trường của chúng dễ dàng đánh giá. Phương pháp kiểm tra lợi nhuận dựa trên giả định rằng giá trị của tài sản liên quan đến lợi nhuận thu được từ việc sử dụng tài sản đó. Phương pháp này dùng để đánh giá giá trị hàng năm của các tài sản mà giá đi th khơng có sẵn ngồi thị trường.

Thơng thường, đó là những tài sản có vị thế độc quyền như bến cảng, nhà ga, những địa điểm phục vụ công cộng. Phương pháp này dựa vào khả năng tạo ra lợi nhuận của tài sản đó. Phương pháp kiểm tra thầu áp dụng với những tài sản hiếm khi cho th ví dụ như câu lạc bộ, xưởng đóng tàu, trạm xăng. Phương pháp này tính tốn giá trị hàng năm của tài sản dựa trên giác độ chi phí, bao gồm chi phí mua đất và xây dựngbất động sản, chi phí sửa chữa, bảo trì, bảo hiểm và thuế.

Với thuế tài nguyên, việc điều chỉnh tăng thuế sẽ vừa tăng thu ngân sách nhà nước và vừa góp phần hạn chế khai thác cạn kiệt tài nguyên. Tuy nhiên, việc tăng thuế cần hướng tới mục tiêu khuyến khích tinh chế tài nguyên và xem xét đến sức chịu đựng của doanh nghiệp.

Thu thuế từ đất đai (khơng tính lệ phí trước bạ và thuế thu nhập) hiện chỉ chiếm khoảng 0,17% tổng thu ngân sách nhà nước của Việt Nam so với mức trung bình trên 1% ở các nước đang phát triển trong khi đây là nguồn thu rất quan trọng cho ngân sách địa phương.

Thuế thu nhập cá nhân cũng là nguồn thu thuế mà Việt Nam có thể kỳ vọng để thay thế cho các khoản thu bị sụt giảm. Những cố gắng của Bộ Tài chính về cải cách quản lý thuế đã góp phần tích cực cho việc tăng số thu thuế từ thuế thu nhập cá nhân năm 2015 lên gần 10%.

Tuy nhiên, tỷ lệ thu từ thuế thu nhập cá nhân trong thu ngân sách bình quân giai đoạn 2010-2013 mới chỉ bằng khoảng một nửa các quốc gia khác. Vì vậy, đây là khoản thu có thể góp phần cải thiện thiếu hụt nguồn thu ngân sách nhà nước trong giai đoạn tới.

Hình 7: So sánh cơ cấu thu thuế của Việt Nam với các nước đang phát triển ở châu Á

Song, trước khi có thể hy vọng nguồn thu này tăng lên thì cần phải có cơ chế để kiểm sốt được các nguồn thu nhập và nhất là nâng cao thu nhập của người dân nhờ vào tăng trưởng kinh tế cao và ổn định.

Thuế tiêu thụ đặc biệt cũng là loại thuế cịn có dư địa để có thể xem xét điều chỉnh để tăng nguồn thu. Vì vậy, những điều chỉnh về thuế tiêu thụ đặc biệt cho giai đoạn tới cần được xem xét.

Bên cạnh đó, hiện mức đóng góp của Giá trị gia tăng so với GDP của Việt Nam 2016 là 5,8 % GDP nên sẽ không dễ dàng tăng nguồn thu. Vì vậy, dù sẽ cần điều chỉnh một số chính sách thuế để đảm bảo tính bền vững của ngân sách về dài hạn, song những điều chỉnh về chính sách thuếcần xem xét mức thuế suất phù hợp với khả năng chịu thuế cũng như những tác động tiêu cực của tăng thuế. Nguyên tắc chung là nên mở rộng đối tượng chịu thuế hơn là tăng gánh nặng thuế suất.

- Thối vốn nhà nước.

Bộ Tài chính hy vọng sẽ thu được đến 150 nghìn tỷ đồng từ việc bán cổ phần của chính phủ trong các doanh nghiệp cổ phần hóa trong tương lai gần (VnExpress, 2016). Biện pháp này lần đầu tiên được công bố vào tháng 10 năm 2015 khi chính phủ

cơng ty niêm yết lớn, bao gồm những người có lợi nhuận như Vinamilk, FPT và Cơng ty Bảo hiểm Bảo Minh. Nếu biện pháp này được mở rộng thành công để bao gồm các công ty niêm yết và chưa niêm yết khác, cũng như những người chưa được cổ phần hóa, chương trình cải cách doanh nghiệp nhà nước) của chính phủ có thể được tăng tốc trong tương lai.

Về thối vốn đầu tư vào các ngành khơng thuộc ngành sản xuất kinh doanh chính của các Tập đồn, Tổng cơng ty, doanh nghiệp nhà nước thì trong năm 2017 các đơn vị đã thoái được 182 tỷ đồng, thu về 292 tỷ đồng tại 5 lĩnh vực nhạy cảm; và thoái được 1.803 tỷ đồng, thu về 2.953 tỷ đồng tại các lĩnh vực khác ngồi 5 lĩnh vực nhạy cảm.

Cịn việc bán vốn nhà nước tại các doanh nghiệp thuộc SCIC quản lý thì trong năm 2017, SCIC đã bán vốn tại 40 doanh nghiệp với giá trị là 1.903 tỷ đồng, thu về 21.639 tỷ đồng (trong đó bao gồm cả số thối của Vinamilk trong năm 2016 với giá trị sổ sách 783,7 tỷ đồng, thu về 11.286,4 tỷ đồng và thoái trong năm 2017 với giá trị sổ sách là 247 tỷ đồng, thu về 8.990 tỷ đồng)

Mới đây nhất, đối với chuyển nhượng vốn nhà nước tại Sabeco, ngày 18/12/2017, Bộ Công Thương đã tổ chức bán đấu giá thành công 343.662.587 cổ phần (53,59% vốn điều lệ) của Sabeco qua Sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh với mức giá thành cơng bình qn được xác định là 320.000 đồng/cp. Nhà nước dự kiến thu về khoảng 109.972 tỷ đồng, tương đương 4,8 tỷ USD (ngày 28/12/2017 là hạn thanh toán cuối cùng của nhà đầu tư trúng giá)

Cần lưu ý rằng, Việt Nam kỳ vọng cắt giảm thâm hụt ngân sách chủ yếu vào nguồn thu này.Tuy nhiên, Nếu khơng tính nguồn thu từ việc cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước, thì kết quả cắt giảm thâm hụt ngân sách sẽ khiêm tốn hơn nhiều.

Về chi ngân sách nhà nước

- Cải cách đầu tư công

Cải cách đầu tư công cần được cải thiện để nâng cao hiệu quả của chi tiêu cơng. Như chính phủ đã nhiều lần thừa nhận, đầu tư công đã khơng hiệu quả một phần bởi vì nó được lan truyền qua nhiều dự án. Do đó, nhiều dự án khơng nhận được đủ kinh phí một cách kịp thời, gây chậm trễ và chi phí quá mức. Tham nhũng trong các dự án đầu tư vốn cũng là một lý do chính cho việc lãng phí và khơng hiệu quả trong chi tiêu cơng. Luật Ðầu tư công năm 2014 dự kiến sẽ giải quyết vấn đề này bằng cách thắt chặt

quy trình lựa chọn, thẩm định, phê duyệt và thực hiện các dự án đầu tư cơng. Tuy nhiên, vì luật mới chỉ được ban hành gần đây nên sẽ còn cần một thời gian nữa trước

Một phần của tài liệu (Tiểu luận FTU) nghiên cứu ảnh hưởng của thâm hụt ngân sách nhà nước đến tăng trưởng kinh tế ở việt nam (Trang 33 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(51 trang)