Tác động của thâm hụt ngân sách tới cán cân thương mại

Một phần của tài liệu (Tiểu luận FTU) nghiên cứu ảnh hưởng của thâm hụt ngân sách nhà nước đến tăng trưởng kinh tế ở việt nam (Trang 28 - 32)

Ta đã biết, hiệu số giữa xuất khẩu và nhập khẩu trong khoản giao dịch còn gọi là cán cân thương mại. Các hoạt động xuất và nhập khẩu hàng hóa khơng chỉ được đánh giá thông qua số lượng mà cịn được đánh giá thơng qua tỷ lệ trao đổi. Tỷ lệ trao đổi ở đây là tỉ số giữa giá hàng xuất khẩu của một nước và giá hàng nhập khẩu của bản thân nước đó. Như vậy, nếu như giá xuất khẩu tăng lên một cách tương đối so với hàng nhập khẩu thì cán cân thương mại sẽ được tăng cường theo hướng tích cực và ngược

lại (nếu như khối lượng hàng hóa khơng đổi). Như ta đã phân tích ở trên, tình trạng thâm hụt ngân sách sẽ làm cho lãi suất thị trường tăng. Lãi suất tăng làm cho giá trị đồng nội tệ tăng giá, giá hàng hóa trong nước theo đó cũng tăng làm giảm lượng hàng xuất khẩu. Trong khi tương ứng, hàng hóa của đất nước khác sẽ rẻ tương đối so với nước đó, dẫn tới tăng hàng nhập khẩu. Vì vậy, thâm hụt ngân sách sẽ gây ra tình trạng nhập siêu: Nhập vào lớn hơn xuất ra, việc sử dụng hàng hóa sản xuất trong nước bị hạn chế, sản xuất gặp nhiều khó khăn tác động khơng ít tới sự tăng trưởng kinh tế. Việt Nam: Trong những năm gần đây, thâm hụt thương mại của Việt Nam đã trở thành một vấn đề thách thức đối với công tác quản lý vĩ mơ. Có thể thấy nhập siêu khơng phải là vấn đề mới đối với Việt Nam trong khoảng 20 năm qua. Suốt giai đoạn này, chỉ có duy nhất một năm Việt Nam có được thặng dư thương mại, đó là năm 1992. Hầu như cán cân thương mại ln ở trạng thái thâm hụt, có chăng chỉ khác nhau về mức độ thâm hụt. So với nhiều nước trong khu vực thì tỷ lệ giữa mức thâm hụt thương mại so với tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam nhữngnăm gần đây là khá cao.

Theo báo cáo của Tổng cục Hải Quan tình đến 10 tháng năm 2016, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của cả nước đạt gần 31,25 tỷ USD, tăng 4,3% tương ứng tăng hơn 1,27 tỷ USD so với tháng 9/2016, Trong đó, kim ngạch xuất khẩu tháng 10/2016 đạt hơn 15,4 tỷ USD - giảm nhẹ 0,1% và nhập khẩu đạt gần 15,85 tỷ USD - tăng 8,9% tương ứng tăng hơn 1,29 tỷ USD so với tháng trước.Như vậy, cán cân thương mại của Việt Nam thâm hụt 445 triệu USD.

Là một quốc gia đang trong q trình cơng nghiệp hóa, việc cán cân thương mại ln nhập siêu trong thời kỳ đầu là cần thiết. Tuy nhiên, nhập siêu sẽ trở thành vấn đề vĩ mô đáng quan ngại nếu như kéo dài quá lâu và liên tục tăng nhanh. Mất cân đối bên ngồi sẽ khơng thể tránh khỏi khi mức nhập siêu tăng quá cao và không được bù đắp bởi các nguồn vốn ổn định.

Thực tế trong giai đoạn 2001-2010, trong khi mức thâm hụt ngân sách có sự biến động không lớn: chủ yếu xoay quanh mức 5% GDP.

Hình 3: Thâm hụt ngân sách nhà nước ở Việt Nam (2009 – 2014)

Tuy nhiên, tỷ lệ nhập siêu so với kim ngạch xuất khẩu có sự biến động khá lớn, trong đó có những năm lên mức khá cao. Trong 2 năm 2009, 2010, khi mức thâm hụt ngân sách tăng thì mức thâm hụt thương mại lại có xu hương giảm. Ngồi ra, khi thăm hụt ngân sách tăng tương đối so với lãi suất nước ngoài, dẫn tới luồng tiền từ nước ngoài đổ vào nước ta khiến cho giá trị thực của động nội tệ tăng lên và làm giảm xuất khẩu ròng. Trên thực tế, mặc dù những năm gần đây tỷ giá danh nghĩa có tăng lên song tỷ giá thực giữa VNĐ và USD lại có chiều hướng giảm đồng nghĩa việc nhập khẩu có được lợi thế trong khi xuất khẩu gặp khó khăn. Đây cũng chính là một trong những nguyên nhân khiến thâm hụt thương mại tăng mạnh.

Hình 5: Tình trạng nhập siêu ở Việt Nam (2005 – 2015)

Tuy nhiên, việc xác định thâm hụt cán cân thương mại ảnh hưởng như thế nào đến tình hình tăng trưởng kinh tế cịn tùy thuộc vào tính chất của tình trạng nhập siêu. Vào năm 2011, theo báo cáo của ngân hàng ANZ, số liệu về cán cân thanh toán trong những tháng qua cho thấy sự trở lại rõ ràng của xu hướng thâm hụt thương mại, khiến Việt Nam có khả năng trở lại tình trạng thâm hụt trong cả năm 2015 và 2016.

Trong 4 tháng đầu năm 2015, cán cân thanh toán của Việt Nam đã âm do nhập khẩu tăng mạnh, lên mức 19,4% trong tháng 4, gấp đôi mức tăng của xuất khẩu. Lần gần đây nhất Việt Nam có tình trạng tăng trưởng nhập khẩu vượt xa xuất khẩu trong thời gian dài, khiến thâm hụt thương mại cả năm đạt gần 18 tỷ USD là năm 2010. Chính mức thâm hụt này trong năm 2010 đã góp phần dẫn đến việc giảm giá 9% của VND trong tháng 2/2011. Các phân tích của ANZ cho thấy, mức thâm hụt thương mại của Việt Nam thời gian này là “tốt”.

Theo ANZ, có một số lý do để giải thích cho nhận định này. Thứ nhất, nhập khẩu máy móc và hàng điện tử là nguyên nhân chính khiến nhập khẩu tăng mạnh gần đây. Khác với năm 2010, khi nhập khẩu tăng gần 20% so với cùng kỳ năm trước, nhập khẩu máy móc chỉ tăng gần 5%. Ngược lại, nhập khẩu máy móc tháng 4/2015 tăng 31,4% so với cùng kỳ năm trước, cho dù tổng mức tăng nhập khẩu chỉ gần 20%. Máy móc nhập khẩu liên quan tới việc đầu tư mở rộng năng lực sản xuất. Theo ANZ, mức tăng này là tích cực cho tiềm năng tăng trưởng dài hạn của Việt Nam.

Cùng với máy móc, nhập khẩu hàng điện máy và linh kiện cũng tăng trở lại vài tháng gần đây. Mức tăng này củng cố quan điểm Việt Nam đang tiếp tục mở rộng năng

lực sản xuất. Sự chuyển dịch trong chuỗi giá trị sản xuất hàng điện máy trong khu vực địi hỏi duy trì tăng trưởng đầu vào nhập khẩu.

Thứ hai, hàng nhập khẩu của các DN FDI tăng cao hơn nhiều nhập khẩu của các DN trong nước, một yếu tố cho thấy hàng nhập khẩu chủ yếu là đầu vào của hàng hóa xuất khẩu. Nhập khẩu của DN FDI chiếm tới gần 60% tổng nhập khẩu, so với 30% năm 2009.

Cuối cùng là chỉ số PMI cho thấy sự tăng mạnh về đơn hàng xuất khẩu mới và dòng vốn FDI cũng tăng cao. Vốn FDI vào Việt Nam đã đạt mức cao nhất kể từ năm 2012, lên đến 4,2 tỷ USD vào tháng 4. Với 70% vốn FDI đăng ký vào lĩnh vực sản xuất, ANZ dự báo nhập khẩu sẽ tiếp tục tăng trong trung hạn.

Theo ANZ, cần phân biệt mức thâm hụt “tốt” và “xấu” trong cán cân thương mại. Với một nền kinh tế khơng có lợi thế cạnh tranh về sản xuất hàng hóa cơ bản, khi năng lực sản xuất của Việt Nam mở rộng, máy móc và thiết bị cho sản xuất chủ yếu là nhập khẩu. Loại thâm hụt này trong cán cân thương mại là tốt bởi nó giúp tăng năng lực sản xuất của nền kinh tế trong dài hạn.

Tuy nhiên, cần lưu ý mức thâm hụt thương mại gần đây có liên quan tới sự phục hồi “nhen nhóm” của nhu cầu nội địa. Nhập khẩu hàng hóa tiêu dùng tăng cũng là một nhân tố gây thâm hụt thương mại và điều này được coi là thâm hụt “xấu".

ANZ dự báo Việt Nam sẽ thâm hụt thương mại vừa phải trong vài năm tới. Trong giai đoạn này, mặc dù đánh giá mức thâm hụt trong cán cân thương mại của Việt Nam là tốt, nhưng ANZ vẫn cảnh báo phải theo dõi sát sao các số liệu để nhận biết sớm các dấu hiệu thâm hụt thương mại do tiêu dùng tăng.

CHƯƠNG 3. KẾT LUẬN VỀ ẢNH HƯỞNG VÀ KIẾN NGHỊ GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC THÂM HỤT NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC

Một phần của tài liệu (Tiểu luận FTU) nghiên cứu ảnh hưởng của thâm hụt ngân sách nhà nước đến tăng trưởng kinh tế ở việt nam (Trang 28 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(51 trang)