Ngân sách là một công cụ quản lý vĩ mô của Nhà nước. Thông qua ngân sách Nhà nước sẽ tham gia vào việc điều chỉnh những vấn đề lớn của nền kinh tế như: tích lũy và tiêu dùng, xuất và nhập khẩu,…
Tình trạng thâm hụt ngân sách sẽ gây sức ép làm tăng lãi suất thị trường, do đó cản trở nhu cầu đầu tư của các nhà kinh doanh làm sự tăng trưởng kinh tế. Ngồi ra tình trạng lãi suất tăng sẽ làm giá trị đồng nội tệ tăng theo dẫn đến tình trạng nhập siêu. Xét trên nhiều phương diện, nhập khẩu ở một chừng mực nào đó sẽ có lợi cho nền
kinh tế, đặc biệt đối với các nước trong giai đoạn đang phát triển và tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, nhập siêu quá cao sẽ tác động xấu đến nền kinh tế. Bên cạnh đó, thâm hụt ngân sách cịn làm tăng tình trạng lạm phát và có thể gây ra nạn thất nghiệp trầm trọng mà cùng với đó là sự suy thối kinh tế.
Có thể thấy rõ rằng, mức chi tiêu cao của chính phủ khơng phải ln đi cùng với sự tăng trưởng kinh tế. Nói cách khác, sự tăng trưởng kinh tế của một quốc gia không thể chỉ dựa vào lượng chi tiêu của nhà nước. Mà, quan trọng hơn thế, là cách thức nhà nước sử dụng nguồn lực ngân sách như thế nào. Trong thời gian tiếp theo, nhà nước nên tập trung vào việc giảm bớt thâm hụt ngân sách nhà nước và nâng cao chất lượng của việc thu và chi ngân sách nhà nước để đạt được hiệu quả cao nhất.
Tuy nhiên, do tiểu luận của tác giả còn hạn chế về nhiều mặt, đặc biệt là phương thức nghiên cứu định tính chưa thể xác định rõ được mức độ, quy mô của thực trạng ngân sách nhà nước cũng như sự ảnh hưởng lên tốc độ tăng trưởng kinh tế. Do đó, cần có thêm những nghiên cứu định lượng để có thể phân tích chun sâu hơn về vấn đề này. Không những thế, cần xem xét kỹ lưỡng hơn tác động của từng nội dung của chi tiêu công, như y tế, giáo dục, cơ sở hạ tầng... để nhận thức đầy đủ hơn về ngân sách nhà nước, thâm hụt ngân sách nhà nước và ảnh hưởng của nó lên tăng trưởng kinh tế.