Nguyên nhân tạo nên khủng hoảng nợ công

Một phần của tài liệu (Tiểu luận FTU) NGHIÊN cứu một số CUỘC KHỦNG HOẢNG nợ CÔNG TRÊN THẾ GIỚI và bài học CHO VIỆT NAM (Trang 39 - 42)

II .Đánh giá tình hình nợ cơng Việt Nam

3. Nguyên nhân tạo nên khủng hoảng nợ công

3.1. Thâm hụt ngân sách nhà nước

Thứ nhất, do bội chi ngân sách lớn và kéo dài khiến vay nợ trở thành nguồn lực chính để bù đắp vào thâm hụt ngân sách. Đây là ngun nhân chính khiến tình hình nợ cơng ngày càng trở thành gánh nặng cho nền kinh tế. Chi tiêu công mở rộng gây sức ép lên thâm hụt ngân sách của Việt Nam. Thâm hụt thương mại của

Việt Nam ln duy trì ở mức cao và kéo dài. Một tỷ lệ khá lớn vốn tài trợ cho thâm hụt cũng đến từ bên ngồi, trong đó số tiền vay nợ (qua ODA, vay thương mại, phát hành trái phiếu chính phủ quốc tế) ngày càng lớn. Áp lực thâm hụt ngân sách càng nặng hơn khi Việt Nam đang có hàng loạt dự án quy mô rất lớn như mở rộng thủ đô Hà Nội, xây dựng nhà máy điện hạt nhân, dự án đường cao tốc Bắc Nam,… Đây là những dự án tiêu tốn chi phí cao và phần lớn số tiền khơng phải là tiền tiết kiệm trong nước, mà đến từ nguồn vốn vay từ nước ngồi.

Hình 16. Thu – chi và thâm hụt ngân sách 2013-2016 (tỷ VNĐ)

3.2. Đầu tư công cao và kém hiệu quả trong bối cảnh tiết kiệm của Việt Nam giảm

Chi tiêu cho đầu tư công ở Việt Nam thời gian qua liên tục gia tăng khiến nợ công tăng mạnh, gây hiệu ứng nghịch cho hiệu suất tăng trưởng. Nợ công Việt Nam được coi là nguy cơ tiềm ẩn của khủng hoảng và bất ổn định, tạo gánh nặng cho nền kinh tế, làm giảm hoặc trì hỗn đầu tư tư nhân. Do đầu tư cơng kém hiệu quả buộc Chính phủ phải tăng thu ngân sách (qua thuế, phí hoặc vay mới) để trả nợ, khiến nền kinh tế rơi vào bất ổn, trì trệ hoặc lạm phát gia tăng.

Ở Việt Nam, bên cạnh những thành cơng và đóng góp tích cực vào q trình phát triển kinh tế khơng thể phủ nhận, đầu tư cơng cịn nhiều hạn chế, nhất là về

hiệu quả đầu tư. Tốc độ tăng đầu tư giai đoạn (2001 – 2011) luôn cao hơn tốc độ tăng trưởng GDP. Khu vực doanh nghiệp nhà nước (DNNN) chiếm tỷ lệ đầu tư công cao nhất nhưng hiệu quả đầu tư lại thấp nhất. Đầu tư cơng ln đi cùng với lãng phí và tốn kém, thậm chí với mức độ ngày càng nặng nề, mức thất thoát lên đến 20 – 30%. Nguyên nhân do quản lý kém, đầu tư không hợp lý, đầu tư nhiều vào các ngành tư nhân sẵn sàng đầu tư; thiếu đầu tư tương xứng cho những ngành có khả năng lan tỏa, dẫn dắt chuyển đổi cơ cấu kinh tế và đầu tư thiếu tập trung, khơng dứt điểm cho các cơng trình trọng điểm.

Đầu tư công và quản lý đầu tư công kém hiệu quả không chỉ khiến hiệu quả đầu tư xã hội bị hạn chế, mà còn làm gia tăng nhiều hệ quả tiêu cực khác, như tăng sức ép lạm phát trong nước; mất cân đối vĩ mô, hạn chế sức cạnh tranh và chất lượng phát triển của nền kinh tế trong hội nhập. Đặc biệt, đầu tư công kém hiệu quả làm tăng gánh nặng và tác động tiêu cực đến nợ cơng, do làm tăng nợ chính phủ, nhất là nợ nước ngồi.

3.3. Đầu tư dàn trải

Quy mơ và kết quả đầu tư sẽ cho thấy sự hưng thịch và cơ chế quản lý của mỗi quốc ra hay của mỗi địa phương trong nước và không phủ nhận rằng trong những năm qua rất nhiều dự án đầu tư đã thực sự phát huy, đem lại nhiều hiệu quả to lớn, nhưng đó chỉ là phần nổi bởi thực tế cho thấy còn rất nhiều dự án của TƯ và địa phương đang nằm “phơi, đắp chiếu” hàng năm nay với nhiều lý do, nhiều nguyên nhân sau khi đã “ngốn” hàng chục nghìn tỉ, điển hình như Nhà máy Xơ sợi Đình Vũ - Hải Phịng của Tập đồn Dầu Khí (PVTex), Gang thép Thái Ngun, Đạm Ninh Bình, S-Fone…

3.4. Bng lỏng quản lý:

Quan điểm của Đảng, Nhà nước rất rõ ràng trong việc quan lý, điều hành, đặc biệt trong công tác quản lý nhà nước là cần thắt chặt, cương quyết loại trừ sai phạm, đặc biệt là sai phạm mang tính nghiêm trọng ra khỏi hệ thống, xử lý nghiêm đúng pháp luật, đồng thời thay đổi tư duy, đổi mới cách thức và nâng cao vai trò trong quản lý nhà nước, để phát triển kinh tế xã hội, nhưng với hàng loạt những “sự cố” nghiêm trọng xảy ra trong thời gian qua gây thất thốt hàng nghìn tỉ đã phần nào nói lên những bất cập trong cơng tác quản lý và điển hình. Chỉ tính riêng trong giai đoạn từ (2010 – 2015) đã phát hiện hàng trăm vụ sai phạm nghiêm trọng trong quản lý kinh tế ở nhiều lĩnh vực như ngân hàng, vận tải, xây dựng khiến dư luận bất bình, làm ảnh hưởng lớn đến uy tín của Đảng, Nhà nước và kìm hãm phát triển kinh tế.

III.Những bài học kinh nghiệm của thế giới nhằm tránh khủng hoảng nợ công cho Việt Nam trong tương lai

Một phần của tài liệu (Tiểu luận FTU) NGHIÊN cứu một số CUỘC KHỦNG HOẢNG nợ CÔNG TRÊN THẾ GIỚI và bài học CHO VIỆT NAM (Trang 39 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(45 trang)