Kết quả nghiên cứu thiết bị hỗ trợ chẩn đoán các bệnh lý về da

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chế tạo một số thiết bị chẩn đoán y khoa bằng kỹ thuật quang học (Trang 75 - 76)

CHƢƠNG 3 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

3.3. Kết quả nghiên cứu thiết bị hỗ trợ chẩn đoán các bệnh lý về da

a) Bằng phương pháp mô phỏng và thực nghiệm, đề tài đã thực hiện khảo sát sự phát huỳnh quang và khả năng hiển thị hình ảnh phân cực đa bước sóng của mơ da. Các kết quả thu được hoàn tồn phù hợp với các kết quả cơng bố như sau:

 Mô phỏng xuyên sâu ánh sáng có bước sóng từ 337 nm đến 600 nm trong mơ da cho thấy các photon kích thích được hấp thụ mạnh trong lớp biểu bì, phần lớn photon khơng thể xun đến lớp hạ bì. Do đó chỉ có thể kích thích huỳnh quang bề mặt da.

 Thực nghiệm chụp ảnh huỳnh quang mô da cho thấy hai bước sóng kích thích huỳnh quang tốt nhất là 365 nm và 380 nm.

 Khả năng hiển thị hình ảnh phân cực đa bước sóng của mơ davới sự kết hợp xử lý ảnh mở ra nhiều khả năng phát triển thiết bị và phương pháp chẩn đoán bệnh chứng da hiệu quả.

b) Thiết bị mơ hình hỗ trợ chẩn đốn các bệnh lý da được chế tạo bằng việc sử dụng ánh sáng phân cực trắng và đa bước sóng. Giải pháp được chọn tận dụng ưu thế phương pháp huỳnh quang lẫn phương pháp ảnh phân cực đa bước sóng, nhằm tăng cường khả năng chẩn đốn cho nhiều bệnh chứng da liễu khác nhau.

Qua thử nghiệm ở các cơ sở y tế, thiết bị đã nhận được những đánh giá tích cực về tính năng dễ sử dụng, giá thành, đáp ứng tiêu chuẩn an toàn theo quy định, có khả năng ứng dụng cao tại các cơ sở y tế đại trà.

3.4. Một số khuyết nhƣợc điểm

 Các thiết bị thử nghiệm là những sản phẩm nguyên mẫu chế tạo từng chiếc mang tính thủ cơng nên chưa đạt yếu tố mỹ thuật cơng nghiệp, chưa có khả năng kiểm tra độ ổn định, tính bền theo thời gian. Các linh kiện điện tử, quang học mua được từ nhiều nguồn khác nhau không đảm bảo về độ tin cậy và tính bền vững. Để có thể triển khai sản xuất thành sản phẩm thương mại đại trà cần có thời gian và đầu tư về mẫu mã, khả năng chế tạo đồng loạt và kiểm định độ bền cơ học, quang học và điện tử. Do vậy, khi đánh giá so sánh thiết bị chế tạo được và sản phẩm thương mai nước ngoài

75

tương tự (DERMLITE), nhiều chuyên gia vẫn có khuynh hướng chọn thiết bị nước ngồi.

 Khi triển khai thử nghiệm phương pháp sử dụng ánh sáng phân cực đa bước sóng, nhiều chuyên gia vẫn chưa thể xem xét phương pháp có tốt hay không do những thiết bị tương tự chưa có trên thị trường. Các kiến thức và kỹ năng sử dụng phương pháp mới chưa được đúc kết thành chỉ định chẩn đoán và kinh nghiệm. Do vậy, cần có thời gian và những đề tài nghiên cứu bổ sung nhằm khảo sát ứng dụng lâm sàng các thiết bị trên cho các bệnh lý cụ thể, qua đó tổng hợp cơ sở dữ liệu và hình ảnh phổ biến tập huấn cho người sử dụng.

 Việc thử nghiệm các thiết bị tại các cơ sở thực hành chưa đạt yêu cầu về quy trình lẫn số lượng thử nghiệm do khó khăn về điều kiện tổ chức, thời gian và số lượng mẫu thiết bị chế tạo chưa đủ nhiều để triển khai. Theo mơ hình nước ngoải, nên có những trung tâm thử nghiệm chuyên nghiệp theo yêu cầu đặt ra của nhóm thiết kế thực hiện các nghiên cứu pilot trước khi đưa đến các cơ sở thực tiễn. Điều đó chưa làm được trong điều kiện Việt nam hiện nay, đặc biệt trong lĩnh vực kỹ thuật y sinh.

Tuy nhiên, với những yêu cầu đã đăng ký trong đề tài, nhóm nghiên cứu tự đánh giá đã hồn thành các mục tiêu chính đề ra và kiến nghị Hội đổng đánh giá và Sở Khoa học Công nghệ TP.HCM cho phép nghiệm thu kết quả đề tài.

Trong thời gian tới, nhóm nghiên cứu có kế hoạch điều tra khảo sát kỹ hơn về nhu cầu sử dụng các thiết bị nêu trên nhằm tiến tới nâng cao thành sản phẩm thương mại. Với mục tiêu đó, nhóm nghiên cứu sẽ phải thực hiện kiểm chuẩn khách quan, tăng cường kiểm chứng lâm sàng để đăng ký lưu hànhtheo quy định của Bộ Y tế, đặc biệt lưu ý đến việc nâng cao chất lượng, độ ổn định, độ bền và tính thẩm mỹ công nghiệp của sản phẩm.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chế tạo một số thiết bị chẩn đoán y khoa bằng kỹ thuật quang học (Trang 75 - 76)